tác giả Trần Thị Hải Lý
Bài nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận gián tiếp dựa trên độ phân tán TSSL của các CK so với TSSL thị trường của Chang, Cheng và Khorana (2000) để nghiên cứu chứng cứ hành vi bầy đàn trên TTCK Việt Nam. (Mô hình được trình bày trong phụ lục 5).
Tác giả đã tiến hành khảo sát trong giai đoạn từ ngày 01/01/2002 đến ngày 31/12/2008 của các cổ phiếu được niêm yết trên sàn HOSE (169 cổ phiếu tính đến cuối năm 2008, số công ty trong mẫu ít nhất là 10 công ty tại ngày 01/01/2002).
Kết quả được trình bày trong bảng 5 cho thấy hệ số λ2 âm nhỏ và không có ý
nghĩa thống kê đối với dữ liệu tháng. Đối với dữ liệu ngày, hệ số λ2 = -21.3 âm lớn và
có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Do đó, ta bác bỏ giả thiết H0. Nghĩa là, CSAD không
có quan hệ tuyến tính với |Rm,t|, mà quan hệ này là dạng phi tuyến bậc 2 như thể hiện
trong hình 6. CSAD đạt giá trị cực đại khi |Rm,t| = 2.197%. CSAD tăng khi |Rm,t| < 2.197%; giảm khi |Rm,t| > 2.197%.
Bảng 5: Kết quả kiểm định hành vi bầy đàn trên toàn bộ phân phối của TSSL thị trường từ 01/01/2002 đến 31/12/2008
Hình 6: Mối quan hệ giữa độ phân tán trung bình CSAD và |Rm,t|
Kết quả kiểm định hành vi bầy đàn trong trường hợp Rm,t < 0 và Rm,t > 0 được trình bày trong bảng 6 cho thấy: (1) Trường hợp Rm,t < 0: λ2 trong dữ liệu tháng và dữ liệu ngày đều âm và có ý nghĩa thống kê. (2) Trường hợp Rm,t > 0: λ2 trong dữ liệu
tháng âm và không có ý nghĩa thống kê, trong khi λ2 trong dữ liệu ngày âm rất lớn (-
24.4) và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này một lần nữa khẳng định thêm giả thiết có tồn tại hành vi bầy đàn trên TTCK Việt Nam.
Bảng 6 cũng cho thấy kết quả kiểm định giả thiết về hành vi bầy đàn đối xứng trong trường hợp Rm,t >0 và Rm,t < 0: Xét trong dữ liệu ngày: Kiểm định giả thiết về sự bằng nhau của hệ số λ2 cho hai trường hợp Rm,t >0 và Rm,t < 0 cho thấy chúng khác nhau và có ý nghĩa thống kê (p-value = 0.0000). Vì |λ2Rmt>0| > |λ2Rmt<0| (|-24.4| > |-17.7|) nên hành vi bầy đàn trong trường hợp thị trường đi lên mạnh hơn trong trường hợp thị trường đi xuống.