Tình hình thu hút vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài (FDI)

Một phần của tài liệu Hoạt động quản lí nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 58 - 62)

a. Thẩm định thiết kế công trình xâydựng và quết định xâydựng công trình

2.4.1.1. Tình hình thu hút vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài (FDI)

ngoài (FDI)

Kể từ khi ban hành Luật ĐTNN năm 1987 đến hết ngày 30/4/1998 đã có 2379 dự án đợc cấp Giấy phép đầu t, với số vốn đăng ký đạt 32.295,5 tr.USD; phân theo các năm nh sau:

bảng 2 : Tình hình cấp Giấy phép đầu t từ 1988 đến nay 1988- 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 4 tháng đầu năm 1998 Tổng Số dự án đ.t 219 149 197 277 367 408 367 336 59 2379 Vốn đký (triệu USD) 1582 1294 2036 2652 4071 6616 8528 4453 1063,5 32295,5

Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu t.

Cũng trong thời gian trên đã có 555 dự án mở rộng quy mô với số vốn tăng thêm là 3830 tr.USD; nâng tổng số vốn cấp mới và bổ sung đạt 36.125,5 tr.USD.

Trong số các dự án đã cấp phép, trừ 26 dự án đã kết thúc hoạt động với số vốn là 141,1 tr.USD và 374 dự án bị rút Giấy phép đầu t với số vốn là 2869 tr.USD, hiện còn 1979 dự án có hiệu lực với tổng vốn đăng ký (cả cấp mới và bổ sung) là 33. 115,4 tr.USD.

Một số nhận xét khái quát:

a/ Nhịp độ thu hút vốn FDI vào Việt Nam tăng nhanh so với các nớc trong khu vực, nhất là thời kỳ 1991-1996

Quy mô vốn đầu t cấp giấy phép năm 1996 bằng hơn 23 lần năm 1988 và bằng 6,6 lần năm 1991 là năm ĐTTTNN bắt đầu ổn định và phát triển. Nguồn vốn

FDI đổ vào Việt Nam gia tăng vì Việt Nam là thị trờng đầu t mới có môi trờng kinh tế vĩ mô ổn định và đang xúc tiến quá trình tự do hoá thơng mại và đầu t, các quy định của Luật ĐT hấp dẫn và tự do, lợi thế chi phí có tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên tơng tự Trung Quốc và các nớc ASEAN khác, vốn FDI vào Việt Nam từ năm 1997 đến nay chững lại và giảm sút do ảnh hởng của cạnh tranh quốc tế và khủng hoảng tài chính tiền tệ tong khu vực; nhất là trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê.

b/ Cơ cấu thu hút vốn FDI thay đổi theo chiều hớng phù hợp hơn với yêu cầu dịch chuyển cơ cấu kinh tế của đất nớc

- Những năm đầu, vốn FDI tập trung phần lớn vào thăm dò, khai thác dầu khí và xây dựng khách sạn, văn phòng cho thuê; nhng những năm gần đây, đầu t vào khu vực sản xuất vật chất (nhất là vào công nghiệp) đã gia tăng nhanh; hiện chiếm tới 76,5% số dự án và 53,5% vốn đầu t. Trong đó, 2/3 số dự án là đầu t chiều sâu để nâng cấp, mở rộng các cơ sở kinh tế hiện có. Cơ cấu ngành nghề đợc điều chỉnh hợp lý hơn, hớng mạnh và sản xuất hàng xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, sử dụng có hiệu quả tài nguyên và sử dụng nhiều lao động; ứng dụng công nghệ cao và kỹ thuật hiện đại...

Tuy nhiên vốn FDI trong lĩnh vực nông, lâm, ng nghiệp còn rất hạn chế, hiện mới có 297 dự án (chiếm 12,5%) với tổng vốn đăng ký là 1287 tr.USD (chiếm gần 4% tổng vốn FDI). Tỷ trọng đầu t trong lĩnh vực dịch vụ khá cao (chiếm 46,5%) tuy số dự án không nhiều (23,5%); trong đó, riêng lĩnh vực khách sạn-du lịch và văn phòng, căn hộ cho thuê còn chiếm tới 34,74% số vốn đăng ký, tuy dự án chỉ chiếm 12,3%.

Ưu tiên ngành của FDI còn tuỳ thuộc vào các nhà đầu t của các nớc. Các công ty đa quốc gia của các nớc công nghiệp nh Nhật, Tây Âu, Mỹ hớng vào các dự án khai thác dầu khí lớn, công nghiệp sản xuất ô tô, viễn thông, hoá chất,... Ng-

ợc lại các nhà đầu t từ các nớc Nics Đông á, ASEAN lại tập trung nhiều hơn vào

công nghiệp nhẹ, chế biến lơng thực, thực phẩm, xây dựng khách sạn, văn phiòng cho thuê,...

Bảng 3: Tình hình cấp Giấy phép đầu t

theo khu vực kinh tế từ (1988 đến 30/4/1998)

Khu vực Số dự án cấp phép Vốn đăng ký

USD) (%) 1. Công nghiệp và xây

dựng

1480 62,26 15.833,8 49,48

2. Nông, lâm, ng nghiệp 297 12,49 1.286,8 4,02 3. Dịch vụ Trong đó: khách sạn, du lịch, văn phòng, căn hộ cho thuê 600 293 25,24 12,33 14.874,4 11.113,7 46,49 34,74 Tổng cộng 2.377 100 31.995 100

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu t

- Cơ cấu đầu t theo lãnh thổ có chuyển biến; Những năm đầu, vốn FDI chủ yếu tập trung khu vực phía Nam; các tỉnh phía Bắc chỉ chiếm khoảng 25% dự án và 20% vốn đăng ký, đến nay các tỷ lệ này đã tăng lên là 28,5% và 39%. Tuy nhiên, trừ việc thăm dò dầu khí ở thềm lục địa thì có tới 81,7% số dự án và 85,9% số vốn đăng ký tập trung ở ba vùng kinh tế trọng điểm, là nơi có nhiều thuận lợi về kết cấu hạ tầng, thị trờng tiêu thụ rộng lớn, lực lợng lao động có kỹ năng, có vị trí chiến lợc quan trọng và lợi thế tự nhiên. Riêng địa bàn trọng điểm phía Nam đã chiếm 56,9% dự án và trên 51% vốn FDI; trong đó, thành phố HCMchiếm 35% dự án và 30,6% vốn FDI của nớc. Địa bàn trọng điểm phía Bắc cũng chiếm tới 21,5% số dự án và 30,2% vốn FDI của cả nớc; trong đó, riêng Hà Nội chiếm 15% dự án và 21,7% vốn đầu t. Nh vậy, riêng thành phố HCM và HN đã chiếm 50% dự án và 52,3% vốn FDI.

c/ Đối tác hợp tác đầu t nớc ngoài của Việt Nam ngày càng mở rộng, trong đó nguồn vốn FDI vào Việt Nam chủ yếu từ các nớc trong khu vực

. Hiện đã có hàng ngàn công ty nớc ngoài thuộc 62 nớc và vùng lãnh thổ có dự án FDI ở Việt Nam;trong đó ngày càng xuất hiện nhiều tập đoàn, công ty xuyên quốc gia lớn, có năng lực về tài chính và công nghệ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng chú trọng thu hút FDI của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nớc ngoài vì đó là các doanh nghiệp năng động, thích ứng nhanh với biến động của thơng trờng, phù hợp với đối tác Việt Nam về khả năng góp vốn, năng lực tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lý, có điều kiện tạo nhiều việc làm mới. Tuy nhiên, khoảng 68% vốn ĐTNN là từ các nớc trong khu vực nh các nớc Nics Đông á, ASEAN và Nhật Bản đã chiếm 60% vốn FDI. Các nớc ASEAN chiếm 24,8% vốn FDI: trong đó riêng Singapore chiếm 17,14%; các nớc ASEAN còn lại chỉ chiếm 7,67% Vốn FDI vào Việt Nam.

Nhóm G7 đã có 24,4% số dự án và 22,1% vốn FDI đăng ký ở Việt Nam; trong đó riêng Nhật Bản chiếm 12% dự án và 10,2% vốn FDI; các nớc G7 còn lại chỉ chiếm 12,4% dự án và 11,9% vốn FDI.

. Trong giai đoạn đầu, ĐTNN chủ yếu bao gồm các dự án vừa và nhỏ của Đài Loan, Hồng Kông, nhng dần dần chuyển sang các dự án quy mô lớn hơn của các công ty đa quốc gia của Singapore, Hàn Quốc, Nhật, Mỹ và Tây Âu,...

d/ Các hình thức đầu t ngày càng đa dạng hơn. Việc khuyến khích đầu t theo hình thức BOT và đầu t vào các Khu công nghiệp, Khu chế xuất đã mở rộng khả năng thu hút các nguồn vốn FDI mới

. Hình thức đầu t chủ yếu hiện nay là doanh nghiệp liên doanh, chiếm 61% số dự án và 70% vốn đầu t. Do chính sách của Việt Nam đối xử công bằng giữa doanh nghiệp 100% vốn nớc ngoài và doanh nghiệp liên doanh, do tin tởng vào môi trờng đầu t ở Việt Nam nên những năm gần đây, đầu t theo hình thức 100% vốn nớc ngoài tăng lên, hiện chiếm 30% số dự án và 20% vốn đầu t.

. Để khuyến khích đầu t phát triển cơ sỏ hạ tầng ở Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định 87/CP ngày 23/11/93 về Quy chế đầu t theo hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT). Đến nay, đã có 4 dự án đầu t theo hình thức BOT với tổng vốn đăng ký gần 900tr.USD đợc cấp Giấy phép đầu t. Đó là: dự án nhà máy nớc Bình An vốn đăng ký 30tr.USD; dự án nhà máy xử lý nớc Thủ Đức vốn đăng ký 120tr.USD; dự án nhà máy điện Wartsila- Bà Rịa Vũng Tàu vốn đăng ký 120tr.USD. Xu hớng đầu t vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng theo các hình thức BOT có chiều hớng tăng lên.

Đến nay đã có 53 Khu công nghiệp, Khu chế xuất đợc thành lập với tổng diện tích đất giai đoạn đầu 8.323 ha vốn đầu t xây dựng cơ sở hạ tầng cho các Khu công ngiệp, Khu chế xuất này đạt khoảng 1,5 tỷ USD. Hiện đã có 419 dự án ĐTNN đợc cấp giấy phép với tổng số vốn 5.614 tr.USD, chiếm 17,4% tổng vốn FDI đăng ký của cả nớc; vốn thực hiện đạt 2.228tr.USD, chiếm 18% tổng vốn FDI thực hiện. Tuy nhiên hệ số cho thuê đất mới đạt khoảng 20% và vốn thực hiện mới đạt 15% so với nhu cầu "lấp đầy" các Khu công nghiệp, Khu chế xuất hiện có.

Một phần của tài liệu Hoạt động quản lí nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w