Kết quả hoạt động trong một số lĩnh vực điển hình 1 Trồng trọt và chế biến lâm sản.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành Lâm nghiệp tại Việt nam (Trang 76 - 81)

III. thực trạng kết quả thực hiện đầu t trực tiếp nớc ngoài trong lĩnh vực lâm nghiệp Việt Nam

3. Kết quả hoạt động trong một số lĩnh vực điển hình 1 Trồng trọt và chế biến lâm sản.

3.1. Trồng trọt và chế biến lâm sản.

Đây là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất về số lợng dự án (164) và mức vốn thực hiện (439,023 triệu USD). Từ trớc 1997, hình thức liên doanh chiếm - u thế, bằng 121% về số lợng dự án và gấp hơn hai lần vốn đầu t dới hình thức 100% vốn nớc ngoài. Năm 1998, một mặt do 5 liên doanh giải thể trớc thời hạn, mặt khác có đến 15 dự án 100% vốn nớc ngoài mới đợc cấp phép nên tình hình phát triển theo chiều ngợc lại.

Trong ngành trồng trọt và chế biến lâm sản thì 2/3 là hoạt động ở mức trung bình và 1/3 còn lại là hoạt động tốt và có hiệu quả. Điển hình là công ty P Presper Master Group Đà Nẵng, chế biến nông sản (100% vốn Thái Lan) doanh thu đạt gần 20 triệu USD trong đó xuất khẩu 3,9 triệu USD, nộp ngân sách 0,6 triệu USD; Công ty Kenken (100% vốn nớc ngoài) xuất khẩu 10,5

triệu USD; Công ty liên doanh chế biến cà phê xuất khẩu Man- Buôn Ma Thuật có doanh thu từ xuất khẩu là 13,4 triệu USD.

Tuy nhiên 1/3 số dự án cũng hoạt động cha có hiệu quả mà đặc biệt là các dự án liên doanh. Hai dự án trong ngành dâu tằm tơ cũng gặp nhiều khó khăn về tài chính, hoạt động kém hiệu quả. Một dự án khác nh công ty chế biến cà fê Krông Ana cũng xảy ra mâu thuẫn tranh chấp giữa các đối tác, phía Việt Nam đề nghị cơ quan quản lý Nhà nớc xin giải thể.

3.2. Trồng rừng.

Năm 1999 có thêm 3 dự án (2 liên doanh, một hợp đồng hợp tác kinh doanh). Đến năm 2001, toàn ngành này có 8 dự án với tổng vốn đầu t 51,146 triệu USD. Tổng công suất (theo đăng ký) của 8 dự án trồng rừng mới đạt gần 200 nghìn ha, chế biến 450 nghìn tấn nguyên liệu/năm. Thực tế, đến thời điểm gần đây, 6 dự án đã đợc cấp giấy phép từ 1995 trở về trớc mới trồng đợc 16,200 ha. Các dự án trên nếu đợc triển khai và thực hiện thành công mục tiêu kinh doanh sẽ góp phần đáng kể trong việc thực hiện chơng trình trồng 5 triệu ha rừng vào năm 2010 ở nớc ta.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực này các dự án hoạt động còn kém hiệu quả và gặp nhiều vớng mắc nh công ty quốc tế Kiên Tài có 27 triêu USD vốn đầu t, trong 7 năm thực hiện giấy phép đầu t, công ty liên doanh đã trải qua nhiều khó khăn do bão, lũ lụt, sâu bệnh, hoả hoạn… Năm 1999 Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đề nghị rút giấy phép với lý do làm ăn không có hiệu quả, bên nớc ngoài khẳng định dự án làm ăn có hiệu quả về kinh tế lẫn xã hội nên đến nay vẫn cha giải thể đợc. Công ty haitaico, công suất dự án ghi 16,200 ha, nhng trên thực tế từ 1991 –1998 chỉ trồng đợc 637 ha đã phải tạm ngừng hoạt động và phải theo giải pháp hoặc tìm thêm đối tác Việt Nam (trong ngành sản xuất giấy) để liên doanh hoặc nhập thêm nguyên liệu để sản xuất giấy trong 5 năm trớc mắt để duy trì hoạt động trớc khi có thể tự sản xuất bột giấy nguyên liệu.

Công ty liên doanh trồng rừng và chế biến gỗ răm xuất khẩu Harlan Hoà Bình thể hiện sự yếu kém về quản lý của bên nớc ngoài. Từ khi thành lập cho đến nay, bên Việt Nam cha góp vốn, mọi chi phí kinh doanh đều do bên n- ớc ngoài trực tiếp cho ông phó tổng giám đốc ngời Việt Nam, khi đa chỉ giao nhận viết tay không có chứng từ. Đây là lý do để ông phó tổng giám đốc cứ khăng khăn là công ty cha góp vốn và không chấp nhận kiểm toán. Đến nay dự án trồng rừng cao su Belatex sau khi chuyển thành 100% vốn nớc ngoài (Belanus), rừng của xí nghiệp đã bị dân chặt phá và lấn chiếm hơn 200 ha. Với sự can thiệp của nhiều cơ quan, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tổ chức cỡng chế và giải toả xong những vụ vi phạm nhỏ của dân và tiếp theo đó các vụ cháy rừng liên tiếp xảy ra. Tình trạng này khiến cho lãnh đạo xí nghiệp chán nản và xin phép dừng việc thực hiện dự án vì lý do phía Việt Nam không đảm bảo an toàn cho mọi nhà đầu t nớc ngoài, đồng thời sẽ công bố trên ph- ơng tiện thông tin đại chúng và mạng Internet về việc đầu t nớc ngoài đã bị đối xử nh thế nào tại Việt Nam.

Nhìn chung, các dự án trồng rừng nếu đợc triển khai và thực hiện thành công mục tiêu kinh doanh sẽ là động lực đáng kể góp phần thực hiện trơng trình trồng 5 triệu ha rừng vào năm 2010 ở nớc ta. Vì vậy, trong khả năng có thể, cần tạo điều kiện thuận lợi nhất là bố trí đủ diện tích đất cho các dự án trồng rừng

3.3. Chế biến gỗ và các loại lâm sản.

Hiện nay nớc ta có 923 cơ sở chế biến lâm sản với tổng công suất gần 1,1 triệu m3/năm. Ngoài tiêu thụ nội địa thì các cơ sở này còn xuất khẩu 80 – 100 triệu USD sản phẩm gỗ dới dạng thô và tinh.

Hầu hết các cơ sở này đều chế biến các sản phẩm từ gỗ rừng (gỗ, tre, nứa, song mây…). Chỉ có 4 cơ sở sản xuất ván dăm, 3 cơ sở sản xuất ván lạng và 9 cơ sở ván ghép thanh. Về quy mô phần lớn là nhỏ bé, trong đó gồm 465 cơ sở có công suất chế biến dới 500 m3/năm, 100 cơ sở 500 – 1000 m3/năm,

204 cơ sở 1000 – 5000 m3/năm và 12 cơ sở trên 5000 m3/năm. Cơ sở vật chất chủ yếu là các thiết bị chế biến gỗ rừng tự nhiên, lạc hậu, thiếu đồng bộ và yếu kém nhất là khâu tinh chế và trang sức bề mặt

Về đầu t thuộc lĩnh vực này, trong toàn ngành có 81 dự án thực hiện với 113,044 triệu USD vốn thực hiện. Đây là lĩnh vực thu hút nhiều dự án đầu t trực tiếp nớc ngoài, chỉ sau lĩnh vực trồng trọt. Phần lớn các dự án có quy mô vốn dới 3 triệu USD/dự án. Một số dự án có mức vốn khá lớn nh công ty liên doanh Wet Xenr Sin Industrial (sản xuất tăm, mành tre) với 7 triệu USD; Xí nghiệp liên doanh sản xuất ván ép xuất khẩu Luks – Tie (100% vốn nớc ngoài) có số vốn 10,4 triệu USD.

Trong số các dự án thì khoảng 60% dự án hoạt động bình thờng, lãi suất không lớn; 11% hoạt động có hiệu quả khá. Điển hình nh công ty liên doanh Scangiaviet (Malaysia) sản xuất hàng từ mây tre, tuy mức vốn đầu t chỉ 350 ngàn USD nhng doanh thu đạt 10,4 triệu USD, xuất khẩu 100% sản phẩm; Công ty liên doanh Sacnvifood (Na Uy) chế biến gỗ đạt doanh thu16 triệu USD và thu hút 650 lao động.

Tuy vậy, có đến trên 25% tổng doanh nghiệp hoạt động khó khăn do không đủ nguyên liệu, kinh doanh thua lỗ phải ngừng hoạt động. Đặc biệt là Xí nghiệp liên doanh chế biến gỗ Nghệ An do thiếu nguyên liệu chuyển sang làm gia công cho nhà máy gỗ Vinh, Công ty liên doanh Viko Thai (Thái Bình) liên doanh với Hàn Quốc, sản xuất đồ gỗ cao cấp, sản xuất thua lỗ, đối tác nớc ngoài bỏ về nớc.

3.4.Ngành mía đờng

Đến nay, toàn ngành mía đờng có 8 dự án với 212.086 triệu USD vốn thực hiện. Các dự án sản xuất đờng đều có mức vốn đầu t lớn, bình quân 47 triệu USD/dự án.

Điển hình là công ty đờng Bourbon – Tây Ninh (Cộng Hoà Pháp) có vốn là 111 triệu USD, công ty mía đờng Việt Nam - Đài Loan: 66 triệu USD,

công suất 6000 tấn một năm. Sự phân bố của các dự án sản xuất đờng tơng đối hợp lý, rải đều khắp 3 miền (Bắc – Trung – Nam) của cả nớc. Tuy vậy, để đạt đợc hiệu quả nh mục tiêu các dự án đề ra, các doanh nghiệp phải vợt qua nhiều thách thức, phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị tr- ờng tiêu thụ và đảm bảo nhu cầu nguyên liệu mía cho nhà máy hoạt động. Năm vừa qua, nhiều công ty sản xuất mía đờng lao đao vì giá đờng hạ. Đã phát sinh phức tạp và tiêu cực đối với công ty Nagarjuna Việt Nam, nông dân và các lái mía nhận 14 tỷ VNĐ vốn ứng trớc để đầu t trồng, chăm sóc và thu gom mía giao cho nhà máy; Công ty trách nhiệm hữu hạn đờng mía Việt Nam - Đài Loan cũng gặp khó khăn về nguyên liệu. Một số dự án bị rút giấy phép nh: Công ty trách nhiệm hữu hạn đờng Ninh Bình (đối tác Phillipines), công ty đờng Dhampur (Ân’ Độ), công ty công nghiệp đờng Hay (BV ISLAND).

Nói chung, có cấu đầu t là quan hệ giữa lợng vốn đầu t vào các ngành, vùng, khu vực kinh tế khác nhau. Cơ cấu vốn cân đối sẽ tạo ra tỷ lệ sản lợng hợp lý giữa các ngành, khu vực giúp cho quá trình tái sản xuất đạt hiệu quả cao.

Bảng: đầu t trực tiếp nớc ngoài trong lâm nghiệp theo cơ cấu vùng kinh tế giai đoạn 1988 2001 (chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Vùng Số vốn đăng ký Số dự án Tỷ trọng (%) Quy Mô Vốn ĐT Dự án Miền núi và Trung du 157.292 38 6 8.7 4.14 ĐB sông Hồng 198.9097 46 7.4 10.48 4.32 Khu 4 cũ 177.891 13 6.8 3 13.68

DH Miền Trung 184.429 28 7 6.4 3.403 Tây Nguyên 591.875 152 22.6 34.6 3.9 ĐB Nam Bộ 1080.516 122 41.24 27.8 8.86 ĐB sông Cửu Long 234.807 40 8.9 9.02 5.87 Tổng số 2620 439 100 100 5.968

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu t

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành Lâm nghiệp tại Việt nam (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w