Những kiến nghị để thực hiện

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hoá tại công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán – AASC” ppt (Trang 97 - 103)

II. Thực tế xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hoá tạ

3.4. Những kiến nghị để thực hiện

a) Đối với công ty

Nhằm không ngừng hoàn thiện chất lượng công tác xác định GTDN, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị như sau:

- Công ty không ngừng bổ sung, hướng dẫn và cung cấp các tài liệu về xác định GTDN cho nhân viên trong công ty, không ngừng mở các khoá đào tạo, trang bị kiến thức cho nhân viên trong công ty. Vì theo em biết, trong mỗi phòng chỉ có một số người có thể thực hiện được công tác này.

- KTV của công ty cần thực hiện kiểm tra chi tiết hơn đối với từng khoản mục. Chẳng hạn, đối với khoản mục phải thu khách hàng, khi không có giấy xác nhận công nợ, cần tìm hiểu xem con nợ có còn tồn tại không, hoặc đối với khoản mục chi phí SXKD dở dang, KTV nên bỏ qua bước kiểm tra bất đẳng thức “ giá mua NVL <= giá vốn thành phẩm”, mà nên tìm hiểu về phương pháp tính và thực hiện tính lại. Bởi vì, đối với những đơn vị hoạt động SXKD, số lượng thành phẩm lớn có thể ảnh hưởng trọng yếu đến giá trị DN.

- KTV cần đi sâu, đi sát hơn trong vấn đề tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, KTV cần tìm hiểu về môi trường xung quanh khách hàng, khí hậu, tình hình chính trị, nội bộ của DN,... để có các đánh giá và có cái nhìn sâu hơn về tình hình khách hàng.

93

-Công ty cần ban hành một quy trình chuẩn cho công tác xác định giá trj doanh nghiệp nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động xác định GTDN và thuận tiện cho việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp.

-Công ty nên áp dụng nhiều phương pháp định giá doanh nghiệp, qua đó có thể đưa ra nhiều giá trị giúp cho DN tham khảo, so sánh, tìm ra giá trị hợp lý nhất để định giá cổ phiếu.

-Đối với tài sản mà nguyên giá xác định thấp nhất là 20%, cần phải xác định một cách linh động hơn, xác định dựa vào công dụng và chất lượng tài sản, qua đó xác định tỷ lệ chất lượng còn lại, áp dụng giá của hàng đó hoặc mặt hàng tương tự trên thị trường, qua đó xác định lại giá.

-Để đảm bảo tính khách quan và phù hợp với cơ chế thị trường trong việc định giá doanh nghiệp, KTV cần tìm hiểu kỹ hơn và sâu hơn về các yếu tố nội tại của DN như trình độ nhân viên, quan hệ khách hàng, cơ cấu tổ chức bộ máy, khả năng quản lý, uy tín kinh doanh, vị trí địa lý và đưa các nhận xét này vào báo cáo xác định giá trị doanh nghiệp.

b) Đối với các quy định của Nhà nước về xác định giá trị doanh nghiệp.

Sau khi nghiên cứu các Quyết định 64/2002/QĐ-BTCvà Thông tư 76,79/2002/TT- BTC về vấn đề xác định GTDN, em thấy có một số chỗ chưa hợp lý, em xin đề xuất như sau:

-Chuyển mục 2.10 (về giá trị quyền sử dụng đất) vì:

1) Mục 2.6, nói về tài sản vô hình đã bao gồm quyền sử dụng đất, đã quy định, tài sản vô hình xác định lại theo giá trên sổ kế toán.

2) Để cho đơn giản trong việc xác định giá trị quyền sử dụng đất, giá trị này sẽ được lấy là giá thị trường của tổng số đất đai mà DN có hoặc sẽ tính là giá thuê đất cộng với chi phí giải phóng mặt bằng (nếu có).

- Sửa đổi lại định nghĩa về giá trị lợi thế kinh doanh. ở đây ta xem xét:

94

nghiệp doanh nghiệp doanh nghiệp

Như vậy, giá trị lợi thế kinh doanh của DN có được là do sự kết hợp giữa các tài sản của DN lại thành một tổ chức có khả năng sinh lời. Vì vậy, nó không phải là uy tín, vị trí địa lý,.. mà nó là sự kết hợp thông qua ý chí của con người thành một thực thể hoạt động. Công thức xác định lợi thế kinh doanh của DN dựa trên tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân trong 3 năm trước khi cổ phần hoá và lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm tại thời điểm gần nhất là hợp lý vì nó phản ánh được ưu thế sinh lời của DN so với mức đầu tư ít rủi ro nhất. Quan điểm này dựa trên cách nhìn nhận từ phía các nhà đầu tư.

Giá trị tài sản vô hình đã bao gồm tất cả các yếu tố vô hình trong DN như quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, phần mềm máy tính, giấy phép và giấy phép nhượng quyền và tài sản vô hình khác... Bên cạnh đó, còn một số bất cập trong định giá như Nhà nước quy định việc đánh giá tài sản không dưới 20% đối với những tài sản đã trích khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng. Điều này làm cho giá trị của doanh nghiệp tăng lên. Trong điều kiện Việt nam chưa phát triển thị trường chứng khoán thì điều này càng có lợi cho Nhà nước vì giá trị cổ phiếu đưa ra bán cao nhưng làm mất đi tính khách quan trong cơ chế thị trường. Do vậy, Nhà nước cần có sự đánh giá khách quan trong việc định giá tài sản, không nên đưa ra một tỷ lệ tài sản cứng nhắc như vậy.

95 Kết luận

Công tác xác định GTDN còn là một chuyên nghành mới của hoạt động kiểm toán tại Việt nam, mặc dù nó đã xuất hiện ở các nước XHCN khác từ rất lâu. Việt nam đi sau, tuy chậm nhưng bù lại, lại được kế thừa những kinh nghiệm của các nước đi trước. Tuy nhiên, từ lý luận đi đến thực tiễn là cả một vấn đề lớn. Nhìn lại chặng đường phát triển công tác xác định GTDN ở Việt nam vừa qua, ta thấy sự khác biệt rõ rệt từ việc xác định GTDN tốn mất thời gian từ 8 tháng đến 2 năm những năm 1996, dưới 3 tháng những năm 1996-1998, và chỉ còn 5-6 ngày từ năm 1998 trở lại đây. Như vậy, xác định GTDN ngày càng được hoàn thiện và phù hợp với tình hình thực tế. Nhờ đó mà công tác CPHđược đẩy mạnh.

Việc thực hiện xác định GTDN phải do một bên độc lập thực hiện, và công tác này rất phù hợp với kiểm toán độc lập vì nó đảm bảo tính khách quan cao. Về phía nhà nước, nhà nước muốn GTDN cao vì nhà nước sẽ bán được cổ phiếu với giá cao, thu hồi về được nhiều vốn nhưng người mua cổ phiếu lại bị thiệt. Còn về phía DN, DN muốn GTDN thấp vì DN muốn bán cho “người nhà của mình” đó là những cán bộ công nhân viên trong công ty. Như vậy một tổ chức kiểm toán độc lập đứng giữa thực hiện là hợp lý.

Công tác xác định GTDN là một dịch vụ mới của kiểm toán, nó phát triển song song cùng với kiểm toán nhưng công tác này có tính lịch sử, nó chỉ tồn tại khi còn DNNN để cổ phần hoá. Nhà nước CPHDN mình nhưng không có nghĩa là nhà nước mất quyền kiểm soát đối với các DN này. Đối với các DN quan trọng, nhà nước chiếm số cổ phần ưu thế hoặc chiếm trên 51% cổ phần. Và như thế, vai trò của nhà nước không bị mất đi.

Là một công ty kiểm toán nhà nước có uy tín trên cả nước, AASC luôn thực hiện đúng và tuân thủ các quy định về kiểm toán nói chung và về xác định GTDN nói riêng. Tuy nhiên, công ty kiểm toán cần phải bồi dưỡng, trau dồi kiến thức nghiệp vụ cho KTV hơn nữa để cạnh tranh với các công ty khác như KPMG, Earnt & Young, A&C, VACO, Grant Thomson, Price Waterhouse,... để từng bước mở rộng thị trường kiểm toán ra nước ngoài.

96

Danh mục các tài liệu tham khảo

1) Thông tư số 76/2002/TT-BTC ngày 09/09/2002 hướng dẫn những vấn đề về tài chính khi chuyển DNNN thành công ty cổ phần.

2) Thông tư số 79/2002/TT-BTC hướng dẫn phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp

3) Nghị định số 64/2002/NĐ-CP về việc cổ phần hóa các DNNN

4) Tổng kiểm kê tài sản và xác định lại giá trị tài sản của DNNN ngày 1/1/2000- Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp số 8/1999

5) Xác định giá trị doanh nghiệp – Quan điểm của nhà đầu tư và nhà quản trị – Tạp chí Tài chính doanh nghiệp số 2/2000

6) Một số đánh giá về công tác định giá tài sản của doanh nghiệp cổ phần hoá ở Việt nam – Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp – số 3/2000

7) Một số nhận thức về giá trị doanh nghiệp – Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp – số 3/2000

8) Phân chia tương lai khi xác định gía bán doanh nghiệp – Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp – số 3/2000

9) Bàn về mô hình xác định gía trị DNNN – Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp – số 4/2000

10) Định giá doanh nghiệp trên cơ sở BCTC – Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp – số 5/2000

11) Một số vấn đề về tài chính trong tiến trình cổ phần hoá DNNN – Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp – số 4/2001

12) Công tác kế toán, kiểm toán đối với DN có vốn đầu tư nhà nứơc – Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp – số 9/2001

13) Một số ý kiến về lập kế hoạch kiểm toán – tạp chí Kiểm toán – số Xuân Canh thìn

97

14) Những nội dung cơ bản của quy trình kiểm toán DNNN – Tạp chí Kiểm toán - số 4/1998

15) Đổi mới cơ chế xác định giá trị doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa – Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp – số 5/2002

16) Cổ phần hoá DNNN, một số tiêu điểm – tạp chí Thị trường Chứng khoán – số 6/2000

17) Thấy gì qua kết quả kiểm kê và xác định lại giá trị tài sản DNNN – Tài chính doanh nghiệp – số 9/2001

18) Những vấn đề tài chính khi thực hiện chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên – Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp – số 2/2001

19) Điều có thể xảy ra trong tổng kiểm kê tài sản năm 2000 – Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp - số 12/1999

20) Một số suy nghĩ về mối quan hệ giữa kiểm toán nhà nước và DNNN – tạp chí Kiểm toán – số 1/2001

21) Danh mục hệ thống tài khoản kế toán Việt nam đã sửa đổi bổ sung đến tháng 2/2004

22) Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp – Luận án tiến sĩ kinh tế – 2001 – Nguyễn Minh Hoàng - Đại học Tài chính Kế toán

23) Đánh giá doanh nghiệp – Nguyễn Hải Sản – 1998 – NXB Tài chính Hà Nội 24) Công văn số 04/KK/TW của ban chỉ đạo kiểm kê TW về phương án kiểm kê tài

sản và xác định lại giá trị DNNN để cổ phần hoá thời điểm 0h ngày 31/12/2000

25) Cổ phần hoá DNNN

26) Thông tư số 104-1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 hướng dẫn những vấn đề tài chính khi chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần

27) Thông tư số 50/TC /TCDN ngày 30/08/1996 của Bộ tài chính hướng dẫn những vấn đề về tài chính, bán cổ phần và phát hành cổ phần trong việc chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần

98 29) Kế toán quản trị – Nguyễn Tấn Bình

30) Phân tích tài chính doanh nghiệp – Josette Peyrard

31) Cổ phần hoá các DNNN ở Việt nam – PGS PTS Hoàng Công Thi và PTS Phùng Thị Đoan – 1992

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hoá tại công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán – AASC” ppt (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)