II. Thực tế xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hoá tạ
2.2. Thực hiện kiểm toán xác định gía trị doanh nghiệp
Một cuộc xác định GTDN bắt đầu khi trưởng phòng kiểm toán nhận được thư yêu cầu xác định GTDN, người này sẽ thực hiện gửi thư trở lại cho khách hàng, hẹn ngày cùng nhau ký kết hợp đồng kiểm toán. Đối với những đơn vị mà BCTC đã được một cơ quan kiểm toán hợp pháp nào đó kiểm toán thì công việc xác định GTDN còn lại của công ty sẽ đơn giản và gọn nhẹ hơn. Đối với trường hợp này, KTV chỉ cần phân loại tài sản và nguồn vốn, sau đó loại trừ ra khỏi GTDN những tài sản không nằm trong GTDN theo quy định. Trường hợp còn lại, tức là đối với những DN chưa được kiểm toán BCTC, thì công ty phải vừa thực hiện kiểm toán vừa phân loại để xác định GTDN.
Nhưng dù trong trường hợp nào đi nữa, KTV của AASC cũng tìm hiểu sơ bộ về tình hình kinh doanh của đơn vị khách hàng trước khi đi vào kiểm toán cụ thể.
Chẳng hạn, việc tìm hiểu khách hàng A của AASC được ghi trên giấy tờ của KTV như sau:
Biểu 1: Tổng quan về doanh nghiệp
(Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên)
Tổng quan về DN:
- Kế toán trưởng: Bà Bính
- Công ty thành lập lần đầu tiên năm 1959, sau đó kinh doanh lại vào năm 1991
- Công ty có 01 xí nghiệp (xí nghiệp 105) hạch toán phụ thuộc vào công ty - Công ty mở một chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng không hoạt động.
- Công ty có một cửa hàng bán lẻ hạch toán chung tại công ty Diện tích: 45.000 m2
Nhà xưởng xây dựng : 1960 Cán bộ công nhân viên: 60 người
Hoạt động SXKD: hoạt động thương mại 95%, sản xuất 5%
Khách hàng: chủ yếu là khách hàng trong nước (mọi loại khách hàng), nhập khẩu vật tư hàng hoá đến 31/12/2002 không còn công nợ với khách hàng.
Các giấy tờ mà KTV thu thập trước khi tiến hành xác định GTDN và ký kết hợp đồng xác định GTDN là:
-Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc CPH công ty, DN.
-Đăng ký thành lập DNNN, giấy phép kinh doanh, đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh.
-Hợp đồng thuê đất
-Biên bản thanh tra việc chấp hành pháp luật về thuế (nếu có).
-Bảng cân đối kế toán, các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động SXKD quý, năm. tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
-Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của DN,...
KTV không phân biệt DNNN hoạt động trong lĩnh vực SXKD hay lĩnh vực thương mại, tất cả các loại DN đều được xác định theo cùng một phương pháp như nhau đó là phương pháp giá trị tài sản thuần.
Sau khi thực hiện tìm hiểu chung về khách hàng, KTV thực hiện điịnh giá chi tiết từng tài sản trong quy mô và khoản mục được chọn.
1)Đối với TSCĐ
Kiểm kê toàn bộ tài sản hiện có tại DN, kể cả những tài sản đang cho thuê, tài sản nhận giữ hộ, tài sản được tặng biếu, viện trợ, tài sản vô chủ hiện có trong khu vực quản lỹ của DN. Đối với công trình XDCBDD hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng thì được kiểm kê như tài sản cùng loại.
Khi thực hiện kiểm toán, KTV thực hiện: - Kiểm kê toàn bộ tài sản cố định của DN - Xác minh quyền sở hữu của tài sản đó
- Cộng số học trên các chứng từ, tính ra giá tài sản, đối chiếu với số liệu trên sổ sách và ghi vào giấy tờ làm việc của KTV.
- Xem xét phương pháp khấu hao của DN và đánh giá lại khấu hao theo nguyên giá đã đánh gía lại theo quy định của BTC.
Khi thực hiện xác định GTDN, KTV phân loại TSCĐ trong DN thành các loại: -Tài sản đang dùng trong SXKD
-Tài sản chưa cần dùng
-Tài sản hư hỏng, chờ thanh lý -Tài sản không cần dùng -Nguồn hình thành tài sản
KTV thực hiện kiểm kê qua các chỉ tiêu:
-Năm sản xuất, năm sử dụng nước sản xuất -Công suất, đặc trưng thiết kế kỹ thuật
(Trích giấy tờ làm việc của KTV)
Nhà cấp III, dùng làm văn phòng
-Các thông số kỹ thuật: diện tích 810 m2
-Hiện trạng sử dụng tài sản: đang dùng trong SXKD -Hiện trạng quản lý tài sản: có trong sổ sách và kiểm kê -Giá TSCĐ bao gồm: Nguyên giá : 303.999.101
Giá trị còn lại : 205.579.740 Hao mòn luỹ kế: 98.419.301 Tỷ lệ hao mòn: 10%
Xác định nguồn vốn hình thành: vốn ngân sách.
Đối với mỗi tài sản, lập một phiếu kiểm kê bao gồm các chỉ tiêu như trên, phiếu kiểm kê được lập dựa vào thẻ TSCĐ. Trên cơ sở phiếu kiểm kê, KTV lập bảng kê chi tiết TSCĐ.
Giá trị thực tế của tài sản được xác định như sau:
-Nếu là tài sản có trên thị trường: là giá đang mua bán trên thị trường cộng với chi phí vận chuyển, lắp đặt (nếu có).
AASC căn cứ vào các giấy báo giá (từ các cửa hàng…), tạp chí thị trường giá cả, bảng giá của cơ quan có thẩm quyền về ban hành giá tối thiểu trị giá nhà hoặc trên internet theo địa chỉ http//:www.market.com.vn…
-Nếu tài sản không lưu thông trên thị trường thì tính theo giá cả của tài sản cùng loại, có cùng công suất hoặc đặc tính tương đương, nếu không có tài sản tương đương thì tính theo giá tài sản trên sổ kế toán.
Ví dụ :
Biểu 3: Xác định lại giá trị Tài sản cố định
“Theo sổ kế toán tại đơn vị: Nguyên giá: 302.954.330 Hao mòn luỹ kế: 191.131.786 Giá trị còn lại: 11.822.544 Số liệu đánh giá lại:
Nguyên giá: tại thời điểm không có loại này sản xuất, do đó không xác định đượcc giá thị trường của loại xe này mới, chấp nhận theo giá đơn vị hạch toán là 302.954.330.”
Nguyên giá của tài sản chấp nhận theo sổ kế toán sẽ được kiểm tra lại thông qua các chứng từ liên quan như hóa đơn giá trị gia tăng, lệ phí trước bạ, vận đơn,… đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán chi tiết, sổ cái và BCTC.
Đối với những tài sản có sự đánh giá lại giá trị thì:
GTCLm = NGm - GTHMm
GTHMm = NGm x
Số năm đã sử dụng
Số năm khấu hao tối đa qui định
Trong đó:
GTCLm: giá trị còn lại mới NGm: nguyên giá mới
GTHMm: giá trị hao mòn mới
-Số năm đã sử dụng: xác định dựa trên quyết định sử dụng công trình, quyết định mua tài sản,…
Số năm khấu hao tối đa quy định: được quy định bởi BCTC đối với từng loại tài sản cụ thể.
Đối với nhà xưởng:
NGm=Giá quyết định của điạ phương x m2 xây dựng
NGm = Giá quyết định của địa phương
Đối với tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng thì giá trị thực tế của tài sản được xác định theo chất lượng.
Chất lượng của tài sản được xác định bằng giá trị còn lại theo tỷ lệ % so với nguyên giá tài sản mới mua sắm hoặc mới đầu tư xây dựng.
Đối với tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị thì chất lượng tài sản không dưới 20%.
Đối với tài sản là phương tiện vận tải tiếp tục sử dụng thì chất lượng tài sản không dưới 20% và phải đảm bảo các điều kiện lưu hành theo quy định của bộ giao thông vận tải.
KTV kiểm tra chất lượng tài sản, tính diện tích đất sử dụng, căn cứ vào bảng giá địa phương nơi DN đặt trụ sở.
Ví dụ:
Biểu 4: Xác định chất lượng còn lại và tính lại giá trị còn lại của TSCĐ
Diện tích sử dụng:810 m2
Giá mới: 737.100.000 (=810 x 9100.000)
Tỷ lệ chất lượng còn lại: Mô tả hiện trạng: nhà 2 tầng Niên hạn sử dụng: 25 năm Thời gian đã sử dụng: 17 năm Tỷ lệ chất lượng còn lại: 32%
Giá trị còn lại của công trình là: 737.100.000 x 32% = 235.872.000
Tỷ lệ chất lượng còn lại phải có sự đồng ý của các bên liên quan như cơ quan định giá, hội đồng định giá và DN.
Sau khi thực hiện kiểm kê, KTV dựa trên các phiếu kiểm kê và giấy tờ làm việc (các biên bản xác định chất lượng còn lại, giá trị còn lại,…) lập nên bảng kê chi tiết đánh giá lại tài sản.
Biểu 5: Bảng kê chi tiết tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc, đến ngày 31/12/2002
đơn vị: 1000đ Stt Tên tài sản Diện tích địa điểm Năm sử dụng
Giá trị kế toán Đánh giá lại Chênh lệch
NG HMLK GTCL NG KHLK GTCL NG GTCL 1 2 3 4 5 6 7 8=7-6 9 10 11=9-10 12=9-6 13=11-8 1 Nhà văn phòng 810 m2 Yên viên 1985 303.999 205.579 98.419 737.100 32% 235.872 433.100 137.452 2 … Tổng 2.161.099 1.340.850 820.249 2.233.249 1.342.399 890.850 72.150 70.601
Sau đó từ các bảng kê chi tiết này và phiếu kiểm kê KTV lập nên báo cáo tổng hợp kiểm kê TSCĐ phục vụ việc lập lại báo cáo xác định GTDN.
Đồng thời, AASC cũng lập các bảng kê tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, tài sản có nguồn hình thành từ quỹ phúc lợi khen thưởng. Trong đợt xác định GTDN lần này, các tài sản cho thuê, mượn, nhận vốn góp liên doanh liên kết và các tài sản khác không phải của DN, tài sản của DN không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý, các tài sản thuộc công trình phúc lợi (trừ tài sản đang dùng trong SXKD được đầu tư bằng nguồn quỹ khen thưởng phúc lợi) không được tính vào giá trị DN và không thuộc đối tượng xác định lại giá trị.
2)Đối với công trình xây dựng cơ bản dở dang
a) Đối tượng kiểm kê: toàn bộ công trình, hạng mục công trình đầu tư tự làm. Nếu giao thầu cho bên B thì chỉ kiểm kê phần hạng mục công trình đã hạch toán theo từng giai đoạn bên B bàn giao cho bên A và được bên A chấp nhận thanh toán. Phần XDCBDD bên A chưa chấp nhận thanh toán cho bên B thì được coi là TSCĐ của bên B.
b) Thực hiện kiểm toán và định giá
Nguyên tắc định giá của loại tài sản này là số liệu kiểm toán trên sổ kế toán của doanh nghiệp nên KTV chủ yếu thực hiện kiểm toán trên sổ sách.
-KTV căn cứ vào các hoá đơn giá trị gia tăng về mua NVL, các phiếu chi, các phiếu giao việc, các lệnh mua NVL nếu có. Từ đó, đối chiếu số liệu trên các chứng từ này với dự toán và bảng kê cho công trình và BCTC. Số liệu tổng hợp từ các chứng từ gốc là căn cứ xác định giá trị công trình và là số liệu xác định GTDN.
-Đối với công trình XDCBDD thuê ngoài, căn cứ vào các biên bản bàn giao công trình, các hợp đồng, quyết định xây dựng công trình,… cho đến thời điểm định giá, đối chiếu trên sổ chi tiết theo dõi công trình. Giá trị công trình là tổng giá trị bên được thuê được giao cho trên các biên bản trên.
-Việc kiểm toán trên chứng từ phải kết hợp với quan sát thực tế để đảm bảo tính có thực của các nghiệp vụ phát sinh.
Sau khi thực hiện kiểm kê, KTV lập biên bản kiểm kê, đánh giá công trình XDCBDD có sự thống nhất của các bên liên quan (như cơ quan định giá, DN, bên nhận thầu…).
Khi kiểm kê công trình XDCBDD cũng cần chú ý đến các nguồn hình thành là nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản hay quỹ phúc lợi khen thưởng. Đối với các công trình đầu tư XDCBDD gắn liền với hoạt động SXKD của DN mà công ty cổ phần sau này có nhu cầu xây dựng tiếp thì cũng định giá như TSCĐ như trên. Nếu thực hiện đối chiếu trên sổ cái, chi tiết, chứng từ gốc thấy khớp thì số liệu được lấy trên sổ cái của đơn vị.
3)Đối với TSLĐ là hiện vật
a) Đối tượng TSLĐ là hiện vật bao gồm:
-Toàn bộ NVL tồn kho, CCDC trong kho, hàng hoá, thành phẩm, bán thành phẩm tồn kho, hàng mua đang đi đường, hàng gửi bán.
-Toàn bộ các loại vốn bằng tiền bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền đang chuyển, ngân phiếu, vàng bạc, kim quý, đá quý, và các chứng khoán có giá trị như tiền, các loại TGNH, kể cả tiền gửi đi liên doanh, liên kết, các loại ngoại tệ tại quỹ và tại ngân hàng.
b) Thực hiện kiểm toán và định giá
Đối với loại tài sản này, KTV chỉ thực hiện xác định lại giá trị những hàng tồn kho có khả năng giá trị đã bị thay đổi (các tài sản này có đặc điểm là tồn kho từ 2-3 năm, chất lượng đã bị thay đổi…), có giá trị lớn trong tổng tài sản của DN.
Quy trình thực hiện kiểm toán là:
- Tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ sách kế toán của tài khoản
- Tiến hành kiểm kê (thường là kiểm kê chọn mẫu vì số lượng HTK lớn), căn cứ vào số phát sinh tăng giảm để tính số tồn cuối năm.
- Trên đối tượng được chọn mẫu kiểm kê tiến hành kiểm tra chi tiết trên chứng từ để đảm bảo các cơ sở dẫn liệu của kiểm toán.
*) Đối với HTK:
Không đánh giá lại HTK kém, mất phẩm chất, không sử dụng được, ứ đọng không cần dùng.
Đối với các DN có số lượng HTK rất lớn, ở nhiều kho, việc kiểm kê có thể tiến hành theo phương pháp chọn mẫu.
Biểu 6: Bảng kiểm kê thực tế hàng tồn kho
Stt Tên, nhãn hiệu Mã số Đơn vị
Theo sổ kế toán Thực tế kiểm kê
Chênh lệch SL ĐG TT Tổng số Trong đó SL ĐG xđ lại Tiền ứ đọng không cần dùng kém mất phẩm chất Theo sổ kt Theo xđ lại SL ĐG Tiền SL ĐG Tiền Theo sổ Xđ lại Theo sổ Theo xđ lại 1. Bulông BL01 Cái 100 10 1000 100 10 1000 1000 - … … … … Tổng số 5664000 … 5664000 -
70
AASC tiến hành kiểm kê tính đúng đắn của hàng Nhập, Xuất, Tồn dựa theo hoá đơn bán hàng, các lệnh mua hàng, phiếu nhập kho, phiếu chi, lệnh xuất hàng, phiếu xuất kho. Đối chiếu các chứng từ trên với sổ chi tiết vật tư, tổng hợp vật tư, và trên BCTC. KTV ghi lại số liệu tổng hợp lên giấy tờ làm việc theo mẫu:
Biểu 7: Bảng kiểm kê nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu
Stt Mặt hàng đầu kỳ Nhập Xuất Tồn 31/12/2002 đơn vị tính Chênh lệch Bulông 125 200 225 95 Cái - Tổng cộng … … … … …
Đối với tất cả các số liệu, KTV phải thực hiện xác minh tính hợp lý, hợp pháp, trung thực của số liệu. Đồng thời, KTV thu thập các chứng từ về nhà cung cấp như số điện thoại, địa chỉ,… để xác minh các thông tin trên bảng cân đối kế toán.
Nếu tồn tại chênh lệch, KTV phải tìm hiểu nguyên nhân và từ đó, xác định số liệu chính xác.
Sau đó KTV sẽ tổng hợp số liệu kiểm kê trên các giấy tờ thành bảng kê theo mẫu:
Biểu 8: Bảng kê giá trị nguyên vật liệu xác định lại
đơn vị: nghìn đồng stt Tên, nhãn hiệu đơn vị tính Số lượng kiểm kê
Theo sổ sách Xác định lại Chênh lệch
ĐG TT ĐG TT
1. Bu lông Cái 95 10 950 10 950 -50
2.
71
*)Đối với tài sản bằng tiền
Tài sản bằng tiền bao gồm: tiền tại quỹ, TGNH, tiền đang chuyển, các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao.
Thực hiện xác định giá trị
Tiền bao gồm tiền nội tệ và ngọai tệ.
-Đối với đồng nội tệ: KTV thực hiện kiểm kê tại quỹ dưới sự chứng kiến của ít nhất 3 người (người kiểm kê, thủ quỹ và thủ trưởng đơn vị). Khi đó, tiền được phân loại và ghi nhận theo bảng: