Vai trò của kiểm toán trong xác định giá trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hoá tại công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán – AASC” ppt (Trang 30 - 31)

IV. Quy trình xác định giá trị doanh nghiệp trong công tác kiểm toán

4.1. Vai trò của kiểm toán trong xác định giá trị doanh nghiệp

Có thể nói, hoạt động kiểm tra kiểm soát luôn tồn tại song song với hoạt động quản lý. Hoạt động kiểm tra kế toán ra đời ngay từ khi xuất hiện hoạt động kế toán nguyên thuỷ như dấu hiệu trên các sợi dây, thân cây, lá cây,... Cùng với sự phát triển của quy luật ấy, kiểm tra nói chung cũng như kiểm tra kế toán nói riêng đã được quan tâm ngay từ thời kỳ bắt đầu xây dựng đất nước. Từ những năm 90, ở Việt nam, kiểm toán độc lập đã hình thành và kiểm toán nhà nước cũng được thành lập.

Có nhiều quan niệm về kiểm toán, nhưng có thể nói một cách tổng quát: “Kiểm toán là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cần được kiểm toán bằng một hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ, nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực” – Giáo trình Lý thuyết kiểm toán – Nguyễn Quang Quynh - ĐHKTQDHN.

Như vậy, có thể nói, chức năng của kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến. Chức năng xác minh của kiểm toán khẳng định tính trung thực của tài liệu, tính pháp lý của việc thực hiện các nhiệm vụ hay việc lập các BCTC. Xác minh BCTC phải đảm bảo 2 mặt:

-Tính trung thực của các con số

-Tính hợp thức của các biểu mẫu phản ánh tình hình tài chính

Chức năng bày tỏ ý kiến có thể được hiểu với ý nghĩa kết luận về chất lượng thông tin và cả tính pháp lý.

Đối tượng trực tiếp của kiểm toán là các BCTC của các tổ chức hay một thực thể kinh tế. Thông thường, các bản khai này được hiểu là các bảng tổng hợp kế toán (Bảng cân đối, bảng kết quả, bảng chu chuyển tiền tệ...)

Khách thể kiểm toán là thực thể kinh tế hay một tổ chức. Thực thể hay tổ chức ở đây là một thực thể pháp lý (một công ty, một đơn vị của Chính phủ, một chủ sở hữu...) hoặc một bộ phận, thậm chí một cá nhân.

Chủ thể thực hiện kiểm toán là những KTV độc lập, có nghiệp vụ (Tính độc lập của KTV được quy định ở chuẩn mực Kiểm toán Việt nam số 510).

Quan niệm độc lập ở đây được hiểu là khi tham gia vào hoạt động kiểm toán có thái độ độc lập hay độc lập về nghiệp vụ. Còn trình độ nghiệp vụ là trình độ lựa chọn và tập hợp Báo cáo kiểm toán.

Cơ sở thực hiện kiểm toán là những luật định, tiêu chuẩn hay chuẩn mực chung. Các luật định hoặc chuẩn mực này bao gồm cả lĩnh vực kế toán và kiểm toán.

Có thể nói, có rất nhiều đối tượng cần biết đến số liệu chính xác của GTDN CPH như các nhà đầu tư, nhà nước,... Vì vậy, đảm bảo tính chính xác, trung thực và khách quan thì đảm bảo phải có một tổ chức có tính độc lập và đủ quyền hạn, trách nhiệm pháp lý để đảm đương công việc xác định GTDN. Và như vậy, công ty kiểm toán độc lập thực hiện công việc này là hợp lý.

Đây cũng là pháp luật quy định, vì theo nguyên tắc xác định giá trị DN năm 1998, “khi xác định giá trị thực tế của DN không nhất thiét phải thuê kiểm toán độc lập, những DN không thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về chế độ kế toán thống kê thì cơ quan quyết định giá trị DN xem xét thuê kiểm toán độc lập xác định”.

Thực chất của kiểm toán xác định GTDN là hoạt động kiểm toán BCTC kết hợp với các đặc thù của xác định GTDN là:

- Phân loại tài sản

- Đánh giá chất lượng tài sản

- Định giá tài sản dựa trên giá thị trường của tài sản đó hay giá tương đương của tài sản đó trên thị trường

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hoá tại công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán – AASC” ppt (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)