Đối với AASC

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hoá tại công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán – AASC” ppt (Trang 92 - 95)

II. Thực tế xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hoá tạ

3.3.1. Đối với AASC

AASC đã tuân thủ đúng các hướng dẫn mà BTC ban hành qua các thông tư 76,79/2002/TT-BTC và nghị định 64/2002/NĐ-CP. Tuy nhiên, dù với bất kỳ loại hình DN nào, dù là hoạt động trong lĩnh vực SXKD hay thương mại dịch vụ, AASC đều sử dụng phương pháp giá trị tài sản thuần. Điều này sẽ dẫn đến sự không chính xác về GTDN, vì các DN thương mại dịch vụ, số lượng tài sản là hiện vật chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản DN. Quan điểm xác định giá trị của AASC là DN là một tập hợp riêng rẽ các tài sản thuộc quyền sở hữu của DN. Quan điểm này là quan điểm phiến diện vì DN là một tổ chức kết hợp hoạt động của con người và tài sản để sản sinh ra thu nhập. AASC chỉ đánh giá các tài sản hiện có làm cơ sở cho việc định giá DN. Giá cổ phiếu của DN bán ra trên thị trường dựa trên 2 cơ sở:

-Giá trị thuần của DN. -Giá đấu thầu.

Như vậy, GTDN sẽ do thị trường chứng khoán quyết định dựa trên giá trị cổ phiếu bán được trên thị trường chứng khoán, nó sẽ dao động quanh giá trị mà AASC thực hiện.

- Phương pháp xác định giá trị hiện hành là duy nhất, đối với DN SXKD, sử dụng phương pháp giá trị tài sản thuần, đối với DN thương mại sử dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu. Việc phân loại DN theo đặc điểm SXKD là phù hợp với việc áp dụng phương pháp xác định GTDN. Tuy nhiên, nếu chỉ áp dụng duy nhất một phương pháp sẽ không có công cụ để kiểm chứng tính chính xác, toàn diện của kết quả tính toán.

- Tại một số đơn vị mà AASC thực hiện xác định GTDN, AASC dùng tài liệu kiểm kê và phân loại của DN. Điều này làm giảm tính khách quan của việc xác định GTDN song vì thời gian có hạn, công việc nhiều cho nên AASC không có điều kiện để kiểm kê và phân loại hàng hoá, tài sản của đơn vị.

- Việc thực hiện kiểm tra chi tiết trên giấy tờ của một số tài khoản là phi hiện vật không thực sự cụ thể.

88

Chẳng hạn, đối với khoản phải thu không có giấy xác nhận công nợ, KTV chỉ thực hiện kiểm tra đối chiếu trên các chứng từ của đơn vị mà không có dấu hiệu nào chứng tỏ có bằng chứng xác nhận là con nợ vẫn còn tồn tại.

Hoặc đối với các khoản chi phí dở dang, KTV chỉ thực hiện đối chiếu trên chứng từ mà không thực hiện tính lại giá của thành phẩm nhập kho. KTV của AASC xem xét xem có sự hợp lý giữa giá thành phẩm nhập kho và giá mua vào của NVL không, nếu thấy giá thành phẩm nhập kho lớn hơn hoặc bằng giá hoá đơn của NVL thì kết luận có sự hợp lý và giải thích rằng do trong quá trình chế biến phát sinh chi phí chế biến ???. Thiết nghĩ công tác này không hợp lý và không cần thiết. Vấn đề chính là KTV phải thực hiện đánh giá lại chi phí thành phẩm nhập kho.

Ví dụ, trên giấy tờ làm việc của KTV đối với công ty A, ghi như sau:

“ Mục đích: Kiểm tra khớp sổ Cái, báo cáo kiểm kê

-Kiểm kê chọn mẫu tại từng từng cửa hàng bán lẻ, tính ngược lại số tồn thực tế tài 31/12/2002, sau đó tìm nguyên nhân chênh lệch.

-Kiểm tra tính hợp lý của đơn giá hàng gửi bán trên cơ sở so sánh giá mua vào NVL nhỏ hơn hoặc bằng giá vốn thành phẩm (???)...”

-Công ty không thực hiện tính giá trị quyền sử dụng đất

-Việc tìm hiểu về tình hình của khách hàng, KTV đã bỏ qua một số tiêu thức quan trọng như tình hình hoạt động của bộ máy kế toán, và một số yếu tố khác của kiểm toán nội bộ, chẳng hạn, trên một số giấy tờ của KTV ghi nhận sự tìm hiểu về khách hàng như sau:

“Tổng quan về doanh nghiệp Giám đốc: Ông Hùng

89 Kế toán trưởng: Bà Bính

-Công ty thành lập lần đầu tiên năm 1959, sau đó kinh doanh lại vào năm 1991 -01 xí nghiệp (XNo 195) hạch toán phụ thuộc vào công ty

-Diện tích : 45.000 m2

-Nhà xưởng xây dựng năm 1960 -Cán bộ công nhân viên: 60 người

-Hoạt động SXKD: Hoạt động thương mại 95%, sản xuất 5%

-Khách hàng; chủ yếu là khách hàng trong nước (mọi loại khách hàng) -Nhập khẩu vật tư hàng hoá đến thời điểm 31/12/2002 không còn công nợ với khách hàng”

Trong báo cáo tổng kết công tác năm 2003 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2004 có đoạn viết “tiếp tục đẩy mạnh công tác tiếp thị, nâng cao sức cạnh tranh, giữ vững khách hàng cũ, tìm kiếm thêm khách hàng mới đặc biệt là các Tổng Công ty 90,91, khuyến khích toàn thể cán bộ nhân viên trong phòng tiếp thị, tìm kiếm khách hàng với các hình thức phù hợp...” và “... phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ kiểm toán ...”. Đó là những phương hướng và mục tiêu mà công ty sẽ đạt được trong năm tới. Có thể thấy, trong năm 2003 vừa qua, nước ta đã thực hiện chuyển đổi từ DNNN sang công ty Cổ phần được 52 DN và bộ phận DN, từ đầu năm 2004 đến nay, được 25 DN và bộ phận DN. Dự kiến sang năm 2005 sẽ thực hiện chuyển đổi 3 DNNN sang hình thức công ty Cổ phần nhưng nhà nước giữ số cổ phiếu chi phối (theo Quyết định 125/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án tổng thể sản xuất, đổi mới tổng công ty nhà nước và DNNN của Bộ Công nghiệp giai đoạn 2003-2005).

Do đó, để cạnh tranh và luôn đứng vững trên thị trường, giữ vững uy tín của công ty là một trong những công ty hàng đầu của Việt nam trong lĩnh vực kiểm toán, thì công ty cần phải nhìn thấy những điểm chưa tốt và phải sửa đổi, không ngừng hoàn thiện công tác kiểm toán.

90

- Thực tế đơn vị kiểm toán chỉ thực hiện xác định lại gía trị trên cơ sở báo cáo tài chính nhưng doanh nghiệp cũng chủ yếu căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế của đơn vị, do đó số liệu xác định giá trị doanh nghiệp không mang tính khách quan, do đó có thể không chính xác.

- Đối với hàng tồn kho là công cụ dụng cuj đã qua sử dụng, đã trích hết khấu hao nhưng vẫn còn sử dụng được thì nguyên giá được xác định lại bằng 20% nguyên giá mới của tài sản trên thị trường. Biện pháp này nghe có vẻ hơi cứng nhắc, vì giá trị thực tế của tài sản phụ thuộc vào giá trị thanh lý của tài sản đó, công dụng cũng như chất lượng của tài sản. Do đó, đối với những tài sản này, việc xác định theo cách trên sẽ có lợi cho Nhà nước vì giá trị thực tế của DN xác định sẽ lớn hơn. Mặc dù đối với một số tổ chức kinh doanh hiện đại, có thể số lượng hàng tồn kho loại này không lớn, nó có thể ảnh hưởng ít trọng yếu đến kết quả giá trị doanh nghiệp, nhưng nếu đối với những đơn vị kinh doanh tất cả các tài sản đều đã trở nên cũ không còn phù hợp với thị trường nhưng vẫn dùng vào sản xuất kinh doanh thì sẽ không còn chính xác. Đưa ra tỉ lệ 20% là cứng nhắc mặc dù nó làm giảm tính phức tạp của công tác định giá.

- Đối với tài sản không còn tồn tại trên thị trường thì đơn vị chấp nhận theo nguyên giá hạch toán trên sổ kế toán. Điều này không đúng khi tài sản có sự hao mòn vô hình, tức là trên thị trường đã có một số tài sản có công dụng tương đương nhưng công suất tốt hơn và nhiều tính năng hơn. Do đó, khi định lại giá của tài sản, phải quan tâm đến công dụng, chất lượng và giá của tài sản tương đương trên thị trường.

- Đối với tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc, nguyên giá phải không nhỏ hơn 20%. Nguyên tắc này cũng cứng nhắc như nguyên tắc trên.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hoá tại công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán – AASC” ppt (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)