IV. Quy trình xác định giá trị doanh nghiệp trong công tác kiểm toán
4.2.1. Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ
Phươn g p háp này b ao gồ m: kiể m kê, đi ều tra và trắc n ghiệ m
a) Kiểm kê
Là quá trình kiểm tra tại chỗ những đối tượng có dạng vật chất cụ thể như hàng tồn kho, tài sản cố định, tiền mặt, giấy thanh toán có giá trị,…
Ưu điểm của kiểm kê là mang lại bằng chứng có độ tin cậy cao vì tính khách quan của nó. Tuy nhiên, kiểm kê chỉ cho biết được sự hiện hữu của đối tượng mà không cho biết giá trị, quyền sở hữu của tài sản đó. Do đó, kỹ thuật kiểm kê được kết hợp với các kỹ thuật khác.
Quy trình kiểm kê được thực hiện theo các bước sau:
1) Chuẩn bị kiểm kê: phải căn cứ vào mục tiêu, quy mô, thời hạn kiểm kê để bố trí lực lượng và cơ cấu nhân viên, các thiết bị đo lường phù hợp và chính xác. Đây là yếu tố quyết định chất lượng kiểm kê nói riêng và kiểm toán nói chung.
2) Thực hiện kiểm kê: phải theo đúng yêu cầu và ghi chép đầy đủ theo từng mã cân, lô hàng,… Phiếu, sổ mã cân trở thành chứng từ kiểm toán.
3) Kết thúc kiểm kê: cần có biên bản trong đó phải nêu rõ chênh lệch, các nguyên nhân và xử lý cụ thể. Biên bản cần được đính kèm phiếu kiểm kê (mã cân) và bảng kê chất lượng về kết quả kiểm kê.
Sự khác biệt trong kiểm kê của kiểm toán BCTC ở doanh nghiệp thông thường và kiểm toán BCTC DNNN để CPH có sự khác biệt là:
- Nếu kiểm toán BCTC hướng tới kiểm kê tất cả các tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thì kiểm toán BCTC DNNN để CPH chỉ tiến hành kiểm kê theo hướng phân loại tài sản đang dùng, không cần dùng, chưa dùng, chờ thanh lý và theo nguồn hình thành tài sản (từ quỹ khen thưởng, phúc lợi,…)
- Phương pháp kiểm kê kết hợp với các phương pháp kiểm toán khác (đối chiếu tổng hợp, logic, kiểm tra chứng từ… ), nhằm bảo đảm các cơ sở dẫn liệu của kiểm toán.
b) Điều tra
Điều tra là phương pháp xác định lại một tài liệu hoặc một thực trạng để đi đến những quyết định hay kết luận kiểm toán. Điều tra được sử dụng rất rộng rãi trong kiểm toán. Chẳng hạn:
-Tìm hiểu khách thể kiểm toán hay làm quen với khách hàng kiểm toán. Có thể tìm hiểu trực tiếp hoặc thông qua KTV tiền nhiệm hoặc gửi phiếu điều tra phỏng vấn... Đây là bước điều tra sơ bộ nhằm đưa ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận kiểm toán.
-Tiếp cận với các bên liên quan: dò hỏi, phỏng vấn, thu lượm, tích luỹ dữ liệu, loại dần và thu gọn đối tượng xác minh cho những vấn đề kiểm toán.
-Xác minh bằng văn bản qua thư xác nhận của các bên liên quan: có hai loại thư xác nhận:
+)Thư xác nhận khẳng định (posititive confirmation): đòi hỏi thông báo quả quyết của bên nợ trên mọi giấy yêu cầu xác nhận về khoản nợ hoặc tiền hàng của chủ nợ hoặc đúng, sai hoặc có phần lưu ý. Trong trường hợp này, mọi giấy yêu cầu đều được trả lời.
+)Thư xác nhận phủ định (negative confirmation): chỉ đòi hỏi thông báo của bên nợ khi không đồng tình với số tiền ghi trên giấy yêu cầu xác nhận và găm trên báo cáo của người mua.
Vì vậy, với xác nhận khẳng định, khi chưa nhận được trả lời, thường phải làm thêm những trình tự xác minh, do đó, xác nhận này là bằng chứng đáng tin cậy hơn xác nhận phủ định. Ngược lại với xác nhận phủ định, việc không trả lời cũng không coi là phủ định ngay cả khi người mua không biết có yêu cầu xác nhận. Cũng vì thế, chi phí cho xác nhận khẳng định lớn hơn chi phí cho xác nhận phủ định. Việc sử dụng loại bằng chứng nào là tuỳ thuộc vào kinh nghiệm và phán đoán của KTV.
Trong kiểm toán BCTC để xác định GTDN, phương pháp này được sử dụng nhiều trong việc xác minh giá trị các khoản nợ vay, tiền gửi ngân hàng.
Độ chính xác của các bằng chứng thu thập được từ phương pháp này là lớn do tính khách quan của nó (bằng chứng thu thập được từ bên thứ ba).
-Chọn mẫu hoặc chọn điển hình các đối tượng kiểm toán, xác minh làm rõ các vấn đề kiểm toán.
Để đảm bảo hiệu quả kiểm toán, điều tra cần đựơc kết hợp với hàng loạt kỹ thuật dự báo, dự đoán cụ thể như chi tiết, phân loại, tổng hợp đối tượng kiểm toán, chọn mẫu ngẫu nhiên hoặc chọn điển hình và cả những kinh nghiệm trong việc tiếp cận, tìm hiểu những đối tượng liên quan.
Cũng như với cuộc kiểm toán thông thường khác, kiểm toán BCTC của DNNN để CPH, cũng chọn mẫu đối tượng kiểm toán khi số lượng các đối tượng chi tiết kiểm toán là quá lớn.
Từ một đối tượng các mẫu nhỏ, đặc trưng, mang tính đại diện cao mà cụ thể là có giá trị lớn, KTV sẽ ước lượng, xác định giá trị đối với tổng thể. Nhưng đối với những tài sản chiếm phần lớn giá trị trong tổng tài sản của DN thì KTV sẽ thực hiện kiểm toán trên toàn bộ đối tượng tài sản.
Đặc điểm khác biệt lớn nhất của kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp là báo cáo tài chính thực hiện kiểm toán dựa trên giá gốc, kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp chủ yếu dựa trên giá thị trường của tài sản đó. Do đó, KTV chỉ thực hiện xác minh lại giá trị đối với những tài sản cần thiết phải dùng đễn số liệu trên sổ sách như đối với những tài sản mới mua sắm, các khoản phải thu, phải trả, nợ vay, tiền gửi ngân hàng.
c) Thực nghiệm
Thực nghiệm là phương pháp diễn lại hoặc nghiên cứu phân tích từng yếu tố cấu thành của một tài sản, một quá trình đã có, đã diễn ra cần xác minh lại. Do vậy, thực nghiệm còn được gọi là phương pháp “làm lại”. Chẳng hạn, để xem xét lại hao phí hoặc kết quả sản xuất có thể phải làm thử lại một mẻ hàng để khẳng định rõ những
điểm nghi vấn. VD: mức hao phí vật liệu hoặc sản lượng hoặc lao động... tương ứng. Trong một số trường hợp, kiểm toán phải sử dụng nhiều cách thức trong hoá nghiệm, trong kỹ thuật hình sự,... để khẳng định một vụ việc trước khi đưa ra những kết luận kiểm toán.
Trong kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp, KTV sử dụng phương pháp này để xác minh lại chất lượng hoạt động của tài sản cố định, qua đó đánh giá công suất, và xác định tỷ lệ còn lại. Ngoài ra, kỹ thuật này còn được sử dụng trong xác minh lại qui trình sản xuất, để đánh giá lại sản phẩm dở dang.