Hệ thống mục tiêu của kiểm toán BCTC để cổ phần hoá và mục tiêu xác định

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hoá tại công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán – AASC” ppt (Trang 38 - 39)

IV. Quy trình xác định giá trị doanh nghiệp trong công tác kiểm toán

4.3. Hệ thống mục tiêu của kiểm toán BCTC để cổ phần hoá và mục tiêu xác định

giá trị doanh nghiệp

Nếu như kiểm toán báo cáo tài chính hướng tới tính hợp pháp, hợp lý và trung thực của số liệu trên báo cáo tài chính, và kết quả cuối cùng là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính đó thì kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp quan tâm đến số liệu kiểm kê thực tế qua đó định giá lại tài sản, phần liên quan đến báo cáo tài chính cũng được KTV đưa ra trong phần kiến nghị, nhận xét nhưng không phải chỉ nhận xét về báo cáo tài chính mà còn về cả các yếu tố bên trong và bên ngoài DN.

đây, ta chỉ xem xét cuộc xác định GTDN đối với các DNNN không thực hiện đúng chế độ kế toán hiện hành. Khi đó, việc xác định giá trị DN phải đi cùng với kiểm toán các thông tin trên BCTC, phân loại tài sản và kết hợp với việc định giá lại tài sản, loại ra khỏi GTDN những tài sản không cần dùng. Như vậy, việc kiểm toán BCTC để cổ phần hoá và để xác định GTDN cũng tương tự như kiểm toán BCTC nhưng có đặc điểm là phân loại tài sản và định giá lại tài sản.

Do đó, ngoài các mục tiêu chung mà kiểm toán BCTC phải hướng, kiểm toán báo cáo tài chính để xác định giá trị doanh nghiệp còn phải hướng tới các mục tiêu đặc thù.

Các mục tiêu chung của kiểm toán báo cáo tài chính là:

-Tính có thực của thông tin: thông tin phản ánh tài sản hoặc vốn phải được đảm bảo bằng sự tồn tại của tài sản, vốn hoặc tính thực tế xảy ra của nghiệp vụ.

-Tính trọn vẹn: thông tin không bị bỏ sót trong quá trình xử lý.

-Tính đúng đắn của việc tính giá với ý nghĩa giá tài sản cũng như giá phí (giá thành) đềuđược tính theo phương pháp kế toán là giá thực tế đơn vị phải chi ra đê mua hoặc thực hiện các hoạt động.

-Tính chính xác cơ học: các phép tính cộng dồn khi chuyển sổ, sang trang phải được tính đúng đắn.

-Tính đúng đắn trong phân loại và trình bày: phân loại tài sản và nguồn vốn đúng, định khoản phù hợp với bảng tài khoản của đơn vị,… những trường hợp đặc biệt phải được phản ánh rõ ràng.

-Tính đúng đắn trong việc phản ánh quyền và nghĩa vụ của đơn vị: tài sản phản ánh trên BCTC phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị, còn vốn và công nợ phản ánh đúng nghĩa vụ của dơn vị này.

Như vậy, mục tiêu chung của kiểm toán BCTC cũng là mục tiêu của kiểm toán BCTC của DNNN để xác định giá trị DN để CPH.

Ngoài những mục tiêu mà kiểm toán BCTC phải hướng tới, hệ thống mục tiêu kiểm toán BCTC để xác định giá trị DNNN để CPH còn phải hướng tới :

- Tính phân loại hợp lý: các tài sản không cần dùng, chưa cần dùng, tài sản chờ thanh lý, tài sản kém, mất phẩm chất,… cần phải được phân loại đúng đắn

- Tính hợp lý về mặt định giá: đảm bảo chính xác trong kiểm kê, đánh giá chất lượng tài sản, định giá phù hợp với thị trường.

- Tính hợp lý về chất lượng tài sản:đối với những tài sản đã hỏng hoặc kém phẩm chất, cần có ý kiến của chuyên gia.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hoá tại công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán – AASC” ppt (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)