Nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu môi trường đầu tư quốc tế: (Trang 65 - 66)

64 tỷ USD), vượt 77,4% so với mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn 5 năm 2006-2010.

2.2.1.5.Nguồn nhân lực:

 Theo nhìn nhận của một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, Việt Nam là nước có lực lượng lao động dồi dào và ngày càng được nâng cao chuyên môn tay nghề, và đó thật sự là một trong những nhân tố giúp thu hút đầu tư từ nước ngoài.

Ví dụ Nick Jacobs, phát ngôn viên khu vực của Intel, cho biết hãng sản xuất chip đang có kế hoạch khai trương một cơ sở thử nghiệm trị giá 1 tỉ USD ở TP Hồ Chí Minh trong năm nay và sẽ tuyển dụng 4.000 lao động. Intel chọn Việt Nam bởi vị trí địa lý gần với người tiêu dùng, có nguồn điện nước ổn định và nhiều lao động lành nghề. “Việt Nam là đất nước trọng giáo dục và điều đó khiến chúng tôi tin tưởng sẽ tiếp tục thu hút được nhân tài cần thiết cho quá trình phát triển dài lâu” – ông Jacobs nói.

Một ví dụ khác, Paul Nolasco của hãng Toyota cho biết công ty hiện có 1.300 lao động ở Việt Nam, gấp đôi con số của năm 2005. Tuy nhiên số lượng là chưa đủ, lao động cần phải ngày càng được nâng cao về nghiệp vụ, có trình độ cao thì mới ngày càng đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng cao của các doanh nghiệp đầu tư.

 Đứng từ góc độ báo cáo do Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA) thực hiện cho biết nguồn nhân lực nước ta thì Việt Nam là quốc gia có một lực lượng lao động năng động và mạnh mẽ, trong giai đoạn 2010 – 2015, lực lượng lao động của Việt Nam dự kiến sẽ gia tăng khoảng 1,5%/năm (tương đương với khoảng 738.000 lao động/năm).

Báo cáo “Xu hướng Lao động và Xã hội Việt Nam 2009/2010” cũng đã ghi nhận đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam kể từ năm 2000 song hành cùng với sự chuyển đổi nhanh chóng về cơ cấu. Tuy nhiên, cũng có sự chuyển đổi cơ cấu theo hướng từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp, theo đó, việc làm trong nông nghiệp đã giảm từ 65,3% (trong năm 2000) xuống 52,2% (trong năm 2007) do người lao động chuyển dịch sang các ngành công nghiệp và dịch vụ.

Mặc dù sự dịch chuyển sang các khu vực có năng suất cao hơn có giúp cho tổng năng suất lao động tăng thêm 5,1%/năm, năng suất lao động nhìn chung vẫn khá thấp và chỉ bằng một phần năng suất trung bình trong ASEAN và khoảng một phần mười mức năng suất của Singapore.

đối với sự mở rộng khu vực công nghiệp, hiện chiếm khoảng một phần năm số người lao động.

Tuy nhiên, gần ba phần tư tổng số lao động đang làm những việc làm bấp bênh với tiền công và điều kiện làm việc nghèo nàn cùng với công tác bảo trợ xã hội cũng như pháp lý còn hạn chế. Thực tế phần lớn lực lượng lao động chưa qua đào tạo

nghề cũng góp phần kìm hãm triển vọng phát triển của đất nước. Thứ trưởng Thường

trực Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Đàm Hữu Đắc cũng chia sẻ: “Việt Nam đang chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề quan trọng mà Chính phủ đang quan tâm là các chính sách đầu tư và phát triển, đặc biệt là nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho người lao động để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”.30

Hơn nữa, tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo, đặc biệt là công nhân kỹ thuật và kỹ sư ngày càng trở nên bức xúc hơn trong điều kiện nhiều dự án FDI, đặc biệt là các dự án lớn đi vào hoạt động.31

Mặc dù các doanh nghiệp FDI đã và đang kêu ca rất nhiều về thực trạng thiếu lao động, đặc biệt là lao động quản lý và có kỹ năng, nhưng cho đến nay vấn đề này vẫn chưa được khắc phục. Nếu như Việt Nam muốn thu hút FDI vào những ngành công nghệ cao, có khả năng tạo giá trị gia tăng lớn thì không được phép lặp lại tình huống của Intel khi công ty này chỉ tuyển được 40 nhân viên từ 2.000 cử nhân của 5 trường đại học kỹ thuật lớn nhất Việt Nam. Đáng tiếc là trong gói kích cầu thứ hai của Chính phủ, giáo dục và đào tạo lại không phải là một lĩnh vực được hỗ trợ lãi suất trung hạn 4%.

Một phần của tài liệu môi trường đầu tư quốc tế: (Trang 65 - 66)