GS-TS Võ Thanh Thu (2008), Giáo trình Kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước ngoài, Nhà xuất bản thống kê.

Một phần của tài liệu môi trường đầu tư quốc tế: (Trang 34 - 42)

Công khai, công chính, quy phạm và minh bạch pháp luật: Môi trường pháp lý

rõ ràng tại Trung Quốc đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm kinh doanh tại quốc gia này, đặc biệt kể từ sau khi Trung Quốc cam kết gia nhập WTO, chính phủ đã tiến hành thanh lý, điều chỉnh toàn diện những văn kiện chính sách và quy định pháp luật liên quan để gia tăng tính hiệu quả cho thị trường.

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Đồng thời kết hợp chức năng chuyển đổi

của chính quyền, cải thiện khâu quản lý phê duyệt đầu tư và nâng cao hiệu suất dịch vụ.

 Đa dạng hóa các hình thức đầu tư, chủ đầu tư và lĩnh vực đầu tư.

Về hình thức đầu tư: Cho đến nay, ở Trung Quốc vẫn có 3 hình thức chính đó là

xí nghiệp chung vốn kinh doanh, xí nghiệp hợp tác kinh doanh và xí nghiệp 100% vốn nước ngoài. Trước đây, Trung Quốc hạn chế hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài vì sợ tỷ lệ các xí nghiệp loại này quá lớn sẽ ảnh hưởng đến các ngành sản xuất trong nước hay chủ quyền lãnh thổ. Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc đang tháo gỡ dần những hạn chế đối với hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài.

Bên cạnh các hình thức trên, Trung Quốc còn chủ động khuyến khích các loại hình đầu tư khác thông qua các luồng lưu thông vốn quốc tế như các quỹ đầu tư, quỹ bảo hiểm, các hình thức mua bán chứng khoán, lưu thông vốn cổ phần… những hình thức này gián tiếp làm tăng nguồn vốn đầu tư cho Trung Quốc.

Về chủ đầu tư: Hoa kiều ở Hồng Kông, Đài Loan và Ma Cao cùng với gần 30

triệu người Hoa ở khu vực Đông Nam Á với tài kinh doanh, có vốn lớn, lại nắm giữ những vị trí then chốt trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng, thương mại, tài chính17… cũng được Trung Quốc quan tâm khuyến khích đầu tư về xây dựng quê hương với những chính sách ưu đãi và mời gọi đầu tư như “Quy định về việc khuyến khích đồng bào Đài Loan đầu tư” ; “Quy định về khuyến khích Hoa kiều và đồng bào Hồng Kông, Ma Cao đầu tư”…

Về lĩnh vực đầu tư: Chính phủ mở ra những lĩnh vực đầu tư mới và giảm thiểu

phần vốn đầu tư nước ngoài trong chi phí bao gồm việc mở mới hoặc mở rộng một số lĩnh vực như tài chính, bảo hiểm, viễn thông, phân phối. Nới lỏng một số những hạn chế đầu tư nước ngoài vào một số lĩnh vực như thương mại, ngoại thương, xe hơi, hóa chất công nghiệp, năng lượng, cơ sở hạ tầng và dự án phát triển tài nguyên khoáng sản…

 Tận dụng tốt cơ hội từ việc tham gia WTO.

Giảm thuế: Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, mức thuế quan trung bình của

tất cả các sản phẩm bắt buộc phải giảm tới 10% và lần lượt cho sản phẩm thô là 15% và sản phẩm chế tạo là 9,4%.18 Điều này có ý nghĩa rất lớn cho việc mở cửa thị trường, lôi cuốn các nhà đầu tư tích cực mở rộng đầu tư vào Trung Quốc vì điều đó sẽ giúp họ giảm thiểu được chi phí, tự do đầu tư và khai thác được các nguồn lực nội tại của thị trường Trung Quốc.

Giảm hàng rào phi thuế: Cũng tương tự như vậy, các hàng rào và biện pháp phi

thuế quan nhanh chóng dần được xoá bỏ sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, đặc biệt là các trở ngại về quy định tỷ lệ nội địa hoá... Trên nền tảng ổn định sẵn có, những chính sách về thuế đã củng cố thêm niềm tin và làm yên lòng các tập đoàn đầu tư lớn trên thế giới.

 Ban hành các chính sách ưu đãi về thuế quan.

Miễn thuế, giảm thuế: Các dự án đầu tư vào đặc khu kinh tế, khu công nghệ cao

sẽ được ưu đãi về thuế, các dự án đầu tư vào các vùng kinh tế khó khăn như miền Tây, miền Trung - sẽ được thuê đất miễn phí, miễn thuê thu nhập trong vòng 10 năm...Đáng chú ý nhất là Trung Quốc có chế độ ưu đãi cho người đầu tư nước ngoài:

Thực hiện một chính sách thuế thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế nhằm đảm bảo sự bình đẳng về thuế, thuế đánh không phana biệt giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn FDI.

Thay thế thuế doanh nghiệp bằng thuế giá trị gia tăng và đơn giản hoá cơ cấu thuế suất.

Giảm thuế thu nhập đánh vào doanh nghiệp để kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, mở rộng diện thu thuế thu nhập cá nhân v.v…

 Môi trường tài chính: Phá giá đồng nhân dân tệ.

Nhờ quyết tâm và hành động liên tục phá giá mạnh đồng nhân dân tệ vào năm 2003, 2004 của Chính phủ Trung Quốc đã làm cho sức cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu từ Trung Quốc vượt qua giới hạn thông thường để trở thành một sự đột phá mạnh, khiến dòng FDI đổ vào lập tức tăng mạnh. Năm 1993, lượng FDI thực hiện tăng 250% so với năm 1992; còn năm 1994 tăng 23% so với năm 1993. Đến năm 1998, mức tăng

so với năm 1993 đã là 200%. Và bước sang thế kỷ mới, Trung Quốc trở thành một trong những nền kinh tế thu hút nhiều FDI nhất trên thế giới, với lượng FDI đổ vào hàng năm đạt mức 55-70 tỷ USD.

Như vậy, nhìn chung, Trung Quốc sau khi gia nhập WTO đã bước vào một giai

đoạn phát triển cải cách mở cửa mới, mở cửa đa chiều đa cấp và về nhiều lĩnh vực. Với những kết quả mà Trung Quốc đạt được trong thời gian qua đã lần nữa khẳng định quyết tâm duy trì sự ổn định của đất nước cũng như đảm bảo sự cải cách và mở cửa tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài. Có thể khái quát những kinh nghiệm của Trung Quốc trong ba điểm chính sau:

 Tiếp tục tăng cường đầu tư các yếu tố môi trường mềm ( trình độ thị trường hóa, chính sách đầu tư nước ngoài, xây dựng chế độ pháp luật, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường…)

 Hoàn thiện hơn nữa yếu tố môi trường cứng ( giao thông, thông tin liên lạc, và cơ sở hạ tầng về phần cứng đã giải trừ những khó khăn cơ bản của sự phát triển nền kinh tế)

 Nâng cao hơn nữa chất lượng yếu tố kinh tế vĩ mô, mở rộng độ “thoáng” của thị trường.

1.5.2. Nhật Bản

Giai đoạn trước cải cách

Những năm 80, cũng như nhiều quốc gia khác, giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, kinh tế Nhật Bản là nền kinh tế quân sự, phục vụ chiến tranh, mang đậm tính bế quan toả cảng, kìm hãm xu hướng quốc tế hoá và hội nhập kinh tế. Thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, dưới sự khống chế của quân đồng minh, trước hết là Mỹ, Nhật Bản đã tiến hành từng bước mở cửa và hội nhập với bên ngoài. Phải nói rằng, trên thực tế, Nhật Bản đã có những bước đi khôn khéo và đúng đắn phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế lúc đó để mở cửa và hội nhập thành công, góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của Nhật Bản trong giai đoạn này.

Kinh nghiệm thứ nhất, trong giai đoạn này là Nhật Bản đã tạo ra được "sự nhất

trí quốc gia" đối với không chỉ chiến lược phát triển kinh tế nói chung mà cả chiến lược

hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng. Sự nhất trí quốc gia này thể hiện ở chiến lược phát triển sau chiến tranh là "tất cả cho sản xuất", "kinh tế là trên hết" và "xuất khẩu

hay là chết". Điều đó có nghĩa là, nếu trước chiến tranh, Nhật Bản lấy bành trướng

quân sự, xâm lược các nước láng giềng làm công cụ để mở rộng và phát triển đất nước và hậu quả là nước Nhật đã bị bại trận thảm hại và nền kinh tế Nhật Bản đã bị kéo lùi lại nhiều năm, thì sau chiến tranh, cả nước Nhật đã tạo được sự nhất trí là chỉ có phát triển kinh tế và mở mang quan hệ kinh tế đối ngoại mới có thể phát triển được đất nước. Nhờ có được "sự nhất trí quốc gia" như vậy nên Nhật Bản đã huy động được mọi nguồn lực cho phát triển, tạo được sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, giới kinh doanh và người lao động trong nhiều năm vì mục tiêu vực dậy nền kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, đưa nước Nhật trở thành siêu cường kinh tế trên thế giới.

Chẳng hạn, người ta nói rằng, ở trong nước, các công ty Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt một sống một còn với nhau, song họ lại rất đoàn kết, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc cạnh tranh với bên ngoài. Điều này Việt Nam cần phải học hỏi nhiều vì không phải quốc gia nào cũng có tinh thần như vậy, khi đối mặt với những khó khăn thách thức trước xu hướng toàn cầu hóa, thì các quốc gia nhỏ hơn như Việt Nam có xu hướng không quan tâm đến những bạn cùng kinh doanh với mình. Đây chính là một kinh nghiệm quý báu đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Kinh nghiệm thứ hai là việc hội nhập kinh tế quốc tế được Nhật Bản tiến hành

từng bước tuỳ theo sự tiến triển của nền kinh tế và sự lớn mạnh của các công ty Nhật Bản. Điều đó có nghĩa là, suốt nhiều thập kỷ sau chiến tranh, về cơ bản nền kinh tế và thậm chí cả xã hội Nhật Bản vẫn là một nền kinh tế và xã hội khép kín và hướng nội. Điều này được thể hiện ở những điểm chủ yếu sau đây:

Đầu tiên, nền kinh tế thị trường Nhật Bản là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết chặt chẽ của chính phủ.

Thứ hai, nền kinh tế và cả xã hội Nhật Bản chủ yếu mới mở cửa một chiều ra bên ngoài chứ rất hạn chế hoặc chậm mở cửa cho chiều ngược lại. Điều này được thể hiện ở chỗ là các hàng hoá, vốn, cũng như công ty và con người Nhật Bản có thể được tự do di chuyển ra ngoài Nhật Bản, song các nguồn vốn, lao động, nông phẩm và các công ty

nước ngoài rất khó có thể thâm nhập và tồn tại được ở Nhật Bản.

Thứ ba, nếu mở cửa cho chiều ngược lại, thì Nhật Bản thường đi theo chiến thuật "trì hoãn, kéo dài" để có thời gian chuẩn bị tiềm lực cho các doanh nghiệp và hàng hoá Nhật Bản. Chẳng hạn, ngay thị trường công nghệ được coi là thị trường mở cửa nhất

của Nhật, thì Nhật cũng chỉ cho phép các công ty nước ngoài đầu tư ở Nhật đưa vào Nhật những công nghệ và sản phẩm nào mà Nhật không thể làm ra được, còn nếu thấy các công ty Nhật có thể tiếp thu và cải tiến được những công nghệ và sản phẩm đó, thì chính phủ Nhật sẽ trì hoãn cấp giấy phép để tạo thời gian và điều kiện cho các công ty Nhật cải tiến và sản xuất bằng được.

Thứ tư, chỉ mở cửa thị trường Nhật Bản trước hết bằng các hàng rào thuế quan, trong khi vẫn tìm cách duy trì càng lâu càng tốt các hàng rào phi quan thuế hữu hình và vô hình. Chẳng hạn, cho đến đầu những năm 80, hàng rào thuế quan của Nhật Bản thuộc loại thấp nhất trong số các nước công nghiệp phát triển, nhưng trong thực tế, hàng hoá, lao động và cả các công ty nước ngoài đều rất khó có thể thâm nhập và tồn tại được ở Nhật do sự tồn tại dai dẳng của các hàng rào phi quan thuế hữu hình và vô hình độc đáo, như chế độ quản lý lao động, hệ thống phân phối, chế độ nhập cư và cả hệ thống chữ viết rất khó học,…

Chiến lược hội nhập kinh tế theo kiểu này của Nhật sở dĩ tồn tại được là do Nhật đã khéo lợi dụng hoàn cảnh quốc tế và khu vực lúc đó. Các quốc gia khác như Việt Nam muốn áp dụng theo kiểu này thì phải xem xét lại bởi vì Nhật Bản lợi dụng tình hình thế giới lúc đó, còn nếu áp dụng như hiện nay thì đất nước rất khó

mà phát triển dài lâu do có tính bảo thủ trong kinh doanh của Nhật Bản quá lớn.

Kinh nghiệm thứ ba Nhật Bản là tìm mọi cách nâng cao năng lực cạnh tranh cho

các doanh nghiệp và sản phẩm xuất khẩu là ưu tiên hàng đầu của Nhật. Nhằm mục tiêu này, chính phủ tích cực chỉ đạo các ngân hàng, cấp ưu đãi thuế, tín dụng cho doanh nghiệp, nhưng giảm dần "liều lượng" ưu đãi để sớm đặt các doanh nghiệp Nhật Bản trong sự cạnh tranh thị trường đầy đủ, lành mạnh hơn. Ngoài việc cấp những ưu đãi trên, chính phủ khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu và "nội địa hoá" công nghệ nước ngoài. Mặt khác, chính phủ tích cực khuyến khích, dàn xếp "dỡ bỏ" các doanh nghiệp yếu, kết nối các xí nghiệp lại thành những công ty lớn hơn và các tập đoàn doanh nghiệp để đủ sức đối phó với các công ty đa quốc gia ở thị trường trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, có thể nói, xúc tiến thương mại, đặc biệt là xúc tiến xuất khẩu mới thực sự là trọng tâm ưu tiên và chìa khoá quan trọng cho sự thành công của Nhật trong suốt quá trình HNKTQT cả ở cấp chính phủ lẫn tập đoàn doanh nghiệp. Từ những năm 50, cùng với việc Nhà nước bãi bỏ độc quyền ngoại thương, cơ

nhanh chóng hoàn chỉnh với việc liên tiếp thông qua các Luật kiểm soát ngoại thương (1949), Luật bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (1950), Luật thuế đặc biệt (1953), Luật mẫu mã hàng xuất khẩu (1958)... Đồng thời, một loạt các tổ chức xúc tiến xuất khẩu được thành lập cho các mục tiêu này như: Ngân hàng xuất khẩu Nhật Bản (1950), Viện nghiên cứu ngoại thương (1951) và Hội chợ triển lãm quốc tế (1952). Về sau, Viện nghiên cứu ngoại thương và Hội chợ triển lãm quốc tế được sát nhập với nhau và cùng một số tổ chức khác (1954), rồi cuối cùng được tổ chức lại thành Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản - JETRO (1958). Cơ quan này ngày càng phát triển và mở rộng quy mô, đồng bộ và tự chủ hơn. Điều đó không chỉ cho thấy vai trò tích cực của "bàn tay tổ chức" chính phủ, mà còn nói lên tính chất gần gũi và quan hệ chặt chẽ giữa các hoạt động nghiên cứu - triển khai ở Nhật trong khoa học - công nghệ, và cả trong nghiên cứu tiếp thị - xúc tiến thương mại.

Có thể nói, suốt nhiều thập kỷ sau chiến tranh, nền kinh tế Nhật Bản đã đi theo một mô hình kinh tế đặc thù, trong đó các công ty lớn có tên tuổi được ưu tiên và chi phối nền kinh tế, một mạng lưới kinh doanh phức tạp thiên vị những tên tuổi lớn và dựa vào các quan hệ cá nhân, một chế độ quản lý lao động truyền thống coi trọng thâm niên, lương cao và uy tín khiến các doanh nghiệp nhỏ rất khó tuyển được những nhân viên và những nhà quản lý lành nghề, và một chính sách khoa học kỹ thuật coi trọng các công ty lớn lại dựa trên một nền giáo dục coi nhẹ tính sáng tạo, tính cá nhân và lối tư duy độc lập của học sinh, một chính sách hội nhập kinh tế quốc tế một chiều (chỉ

mở cửa cho các công ty, nguồn vốn và hàng hoá Nhật Bản đi ra thế giới, còn đóng cửa và duy trì các yếu tố đặc thù bên trong và hạn chế sự thâm nhập của hàng hoá, lao động và các công ty nước ngoài). Và cho đến những thập kỷ gần đây “Nhật

Bản vẫn chưa chịu chơi một sân chơi chung” như của các nền kinh tế khác, và do vậy nền kinh tế Nhật Bản vẫn chưa được quốc tế hoá đầy đủ. Mô hình này một mặt do ra đời và phù hợp với những đặc thù của bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước trong vài thập kỷ sau chiến tranh nên đã giúp Nhật Bản sớm khắc phục được hậu quả chiến

Một phần của tài liệu môi trường đầu tư quốc tế: (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w