Tham khảo từ

Một phần của tài liệu môi trường đầu tư quốc tế: (Trang 29 - 34)

Ví dụ: Sau động thái dừng việc cấp phép sân golf ở nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội và TP HCM từ cuối năm ngoái đến nay, cho thấy việc phát triển các dự án sân golf phải rất thận trọng. Rất nhiều dự án đã được cấp phép, đất đã giao cho nhà đầu tư, nhưng tiến độ lại dậm chân tại chỗ, trong khi không ít nông dân mất đất, nên nảy sinh nhiều hệ lụy xã hội. Gốc của các phát sinh này chính là việc thiếu một quy hoạch tổng thể và chi tiết về sân golf ở phạm vi cả nước.

Loạn cấp phép sân golf từ nhiều năm đã khiến dư luận rất bức xúc. Đến nay cả nước đang có khoảng 145 sân golf, chiếm gần 50.000ha đất, trong đó có 2.000 ha là đất nông nghiệp. Các Bộ như Tài nguyên Môi trường, Xây dựng, Văn hóa - Thể thao - Du lịch khi lập quy hoạch sử dụng đất cho ngành mình đều không đưa sân golf vào danh mục quản lý. Cho nên sân golf đang phát triển thiếu gắn kết với quy hoạch đô thị, giao thông, du lịch, hạ tầng kỹ thuật xã hội khác. Đây như một sự báo trước về việc chúng ta sẽ phải chạy theo những vấn đề phát sinh do thiếu quy hoạch sân golf gây nên.9

1.4.6 Chỉ tiêu đất đai và công tác giải phóng mặt bằng:

Đây là một trong những chỉ tiêu hạn chế tại Việt Nam, công tác giải phóng mặt bằng là mặt hạn chế chậm được khắc phục. Nhiều địa phương đang lâm vào tình trạng khó khăn trong việc bố trí đủ đất cho các dự án quy mô lớn như đã cam kết trước khi cấp phép đầu tư.

Việc thu hồi đất, tái định cư, giải phóng mặt bằng và xây dựng các công trình ngoài hàng rào kết nối vào khu vực dự án đầu tư đang là khó khăn lớn nhất đối với triển khai một số dự án FDI quy mô lớn hiện nay. Theo quy định của luật Xây dựng, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm toàn bộ khâu giải phóng mặt bằng và bàn giao đất sạch cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, do phải sử dụng ngân sách địa phương để đền bù thu hồi đất và thủ tục giải ngân đối với nguồn vốn ngân sách quá phức tạp nên tiến độ giải phóng mặt bằng rất chậm.

Vấn đề quy mô vốn và diện tích sử dụng đối với một số dự án FDI quy mô lớn cũng đang là vấn đề đặt ra cần phải được xem xét một cách nghiêm túc. Việc đơn giản hóa các thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư theo luật Đầu tư năm 2005, trong đó việc không quy định phải thẩm tra năng lực tài chính của nhà đầu tư mà thay vào đó là việc để nhà đầu tư đăng ký và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về vốn đăng ký. Điều này

tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư, tuy nhiên cũng xuất hiện những dấu hiệu cho thấy một số dự án có sự kê khai vốn đăng ký và nhu cầu sử dụng đất lớn hơn so với nhu cầu thực tế. Việc kê khai tăng vốn đầu tư đăng ký sẽ làm tăng mức khấu hao tài sản cố định của dự án đầu tư và ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách của nhà nước. Việc khai tăng nhu cầu sử dụng đất sẽ tạo ra áp lực lớn cho nhà nước về tài chính cũng như các vấn đề xã hội trong quá trình giải phóng mặt bằng khu vực dự án, đồng thời cũng gây lãng phí nguồn lực về đất đai của quốc gia vốn ngày càng hạn hẹp dần.

1.4.7. Chỉ tiêu phân cấp trong quản lý FDI:

Chủ trương phân cấp trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực FDI là đúng đắn, tuy nhiên trong điều kiện hệ thống quy hoạch chưa đồng bộ, kịp thơì, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ tại một số địa phương còn thiếu và yếu nên đã nảy sinh vấn đề cạnh tranh thiếu lành mạnh trong việc thu hút FDI, thiếu sự liên kết vùng, khu vực, ảnh hưởng đến cơ cấu ngành, lĩnh vực đầu tư.10

1.4.8. Chỉ tiêu thủ tục hành chính và công tác xúc tiến đầu tư:

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực FDI trong 3 năm qua khẳng định kết quả trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam theo hướng giảm thiểu thủ tục hành chính, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đã được cấp phép nhanh chóng đi vào hoạt động.

Trong 3 năm qua các địa phương trong cả nước đã tích cực và chủ động hơn trong thu hút và quản lý FDI bằng nhiều biện pháp theo hướng giảm thiểu thủ tục hành chính, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đã được cấp phép nhanh chóng đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, Công tác xúc tiến đầu tư trong thời gian qua còn nhiều bất cập, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa thực sự hiệu quả, nội dung và hình thức chưa phong phú, còn chồng chéo, mâu thuẫn gây lãng phí nguồn lực. Nguyên do là chưa có một chiến lược tổng thể về xúc tiến đầu tư, nên thiếu một tầm nhìn dài hạn, có tính hệ thống. Trình dộ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư còn hạn chế, thiếu cơ sở vật chất và điều kiện hoạt động. Công tác quản lý nhà nước và cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương

trong công tác xúc tiến đầu tư chưa thực sự hiệu quả, nhiều nội dung chưa được được xác định rõ ràng do còn thiếu các văn bản pháp luật quy định cụ thể vấn đề này.11

Ngoài ra, khi nói về các chỉ tiêu đo lường môi trường đầu tư của một quốc gia thì chúng ta không thể bỏ qua yếu tố điều kiện tự nhiên

1.4.9. Chỉ tiêu về lợi thế địa lý và điều kiện tự nhiên:

Như đã trình bày ở những nội dung trên, khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, họ đang tìm kiếm lợi nhuận dựa trên những yếu tố đặc trưng của các nhà đầu tư. Một trong những nguyên nhân phải kể đến khiến cho dòng chảy vốn chảy từ nước đi đầu tư sang nước nhận đầu tư đó chính là yếu tố về tận dụng tài nguyên, lợi thế của nước khác. Do đó, một quốc gia có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, lợi thế địa lý tốt sẽ là điểm đến hàng đầu của các nhà đầu tư.

1.5. Kinh nghiệm về hoàn thiện đầu tư quốc tế của môt số nước:

Ngày nay, trong một sân chơi phẳng toàn cầu và mang đầy tính cạnh tranh, việc tạo lập được một môi trường đầu tư quốc tế thuận lợi, tạo điều kiện dễ dàng thu hút các nguồn vốn nước ngoài và các nhà đầu tư tiềm năng là vấn đề mà chính phủ các nước đang tìm kiếm vốn đầu tư hết sức quan tâm. Với những vị trí dẫn đầu trong danh sách các nước có môi trường đầu tư thuận lợi: Singapore, Mỹ, Đức...12, bài học kinh nghiệm về môi trường đầu tư hoàn thiện tại các quốc gia này khá quen thuộc và dễ dàng nhìn nhận. 13Tuy nhiên, theo đánh giá của Tạp chí The Economist (Anh), cũng như Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hiệp quốc (Unctad), năm 2010 sẽ ghi nhận sự đổi chiều trong dòng vốn đầu tư FDI đổ về các quốc gia Châu Á , trong đó Trung Quốc là một biểu hiện mạnh mẽ nhất. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng là một điển hình trong những nỗ lực thu hút vốn đầu tư không ngừng từ phía chính phủ.

Thực tế tại các quốc gia này, một môi trường kinh doanh thông thoáng, một môi trường đầu tư quốc tế dần được hoàn thiện từng ngày đang phát huy những vai trò tích cực trong việc tạo điều kiện tốt nhất và hấp dẫn nhất thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài.

11 Tham khảo từ http://www.khucongnghiep.com.vn/news_detail.asp?ID=161&CID=161&IDN=2060&lang=vn ID=161&CID=161&IDN=2060&lang=vn

12 Theo xếp hạng của Bloomberg: http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Quoc-te/2010/03/3BA199F1/

13 Tham khảo từ http://www.gdtd.vn/channel/2780/201005/Thu-hut-von-dau-tu-nuoc-ngoai-Viet-Nam-dang-hut-von-1926223/ dang-hut-von-1926223/

1.5.1. Trung Quốc:

Để tạo lập được một môi trường đầu tư hấp dẫn, điều này đòi hỏi cả một quá trình xây dựng, hoàn thiện của Chính phủ trên nền tảng nhận định đúng và rõ tầm quan trọng của nguồn vốn nước ngoài với quốc gia mình.

 Tập trung đầu tư, phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng: nhà xưởng, giao

thông, dịch vụ, viễn thông...

Xây dựng đặc khu kinh tế: Trung Quốc đã có những tính toán rất chiến lược

trong việc phát triển cơ sở hạ tầng với xuất phát điểm là mọi vùng đều thiếu vốn đầu tư trải rộng trên một diện tích lớn, do đó Trung Quốc không thể cùng một lúc mở cửa mọi miền. 14Các khu vực ven biển nói chung có nhiều thuận lợi hơn về giao thông, cơ sở hạ tầng… được Trung Quốc ưu tiên chọn mở cửa trước. Ở khu vực này, các tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến gần với Hồng Kông và Đài Loan, lại là quê hương của nhiều Hoa kiều giàu có được chọn là nơi để Trung Quốc thành lập các đặc khu kinh tế.

5 đặc khu kinh tế của Trung Quốc đều nằm sát các thị trường tư bản :Thâm Quyến tiếp giáp với Hồng Kông, Chu Hải nằm cạnh Ma Cao, Sán Đầu và Hạ Môn đối diện với Đài Loan, riêng Hải Nam có vị trí vô cùng độc đáo, không những có đường biển gần nhất nối Trung Quốc với Châu Âu, châu Phi, Châu Đại Dương mà Nam Á còn là điểm giao hội ở vị trí cực nam Trung Quốc, là đầu mối giao thông đường không, đường biển và đường bộ. Do vậy, chịu tác động trực tiếp của các trung tâm công nghiệp và thương mại ở bên ngoài, đây là con đường chủ yếu để Trung Quốc du nhập vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của tư bản ở nước ngoài vào. Hơn thế nữa, do các đặc khu còn là quê hương của hàng chục triệu người Hoa và Hoa kiều ở nước ngoài, họ có vốn, có kỹ năng quản lý hiện đại, có kinh nghiệm ngân hàng, có kiến thức tiếp thị…, nhiều người trong số họ giữ những vị trí quan trọng trong các ngành kinh doanh khắp Đông Nam Á nên đây là một lợi thế quan trọng của Trung Quốc trong việc khai thác vốn đầu tư của Hoa kiều mà không phải nước nào cũng có được.

Tại các đặc khu, Trung Quốc tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, nhà ở, trường học, bệnh viện, trung tâm công cộng. Nhà nước cho phép điạ phương tự khai thác mọi khả năng để có vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, để khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình tái cơ cấu, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.

Từ các đặc khu này, theo phương châm “đi chậm mà chắc” , vừa làm vừa rút kinh nghiệm, Trung Quốc đã mở rộng thành tuyến mở cửa cả khu vực đồng bằng và châu thổ các con sông, tạo thành cục diện mở cửa từ Nam đến Bắc, từ Đông sang Trung và Tây.

Sử dụng vốn vay cải tạo cơ sở hạ tầng: Đồng thời với quá trình mở rộng địa bàn

thu hút vốn như trên, Trung Quốc đã dùng vốn vay kết hợp huy động các nguồn lực trong nước để xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng, phát triển các tuyến đường bộ, đường sắt, sân bay, bến cảng…

Điều này như một hiệu ứng lan tỏa mang lại một diện mạo mới cho Trung Quốc, tạo dựng được môi trường kinh doanh thuận lợi hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

 Coi trọng hoàn thiện môi trường pháp lý và hành chính để tiếp nhận đầu tư nước ngoài.

Sửa đổi luật: 15Ngày 1/7/1949, Trung Quốc công bố Luật Đầu tư và Hợp tác Trung Quốc - Nước ngoài, đặt nền móng cho các hoạt động đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc. Tháng 4/1990, Trung Quốc đã tiến hành sửa đổi bộ luật này với nhiều quy định có lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhằm khuyến khích họ đầu tư vào Trung Quốc. Từ năm 2002 đến nay, nhiều quy định đã được xóa bỏ để phù hợp với pháp luật kinh doanh quốc tế như tỷ lệ nội địa hóa, cân đối ngoại tệ: Ở cấp trung ương: chính phủ bãi bỏ 840 văn bản và sửa đổi, bổ sung 323 văn bản pháp quy khác. Ở cấp địa phương: chính quyền bải bỏ hoặc sửa đồi 190.000 văn bản mang tính luật.16 Phạm vi ngành nghề được phép đầu tư được mở rộng, từ 186 lên đến 262 khoản mục được đầu tư.

Bổ sung luật: Trung Quốc thể hiện sự quan tâm đến những quyền lợi của nhà

đầu tư nước ngoài bằng cách thường xuyên bổ sung, sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài, đảm bảo tính thực thi nghiêm túc. Những hoạt động thanh tra trái phép, thu lệ phí hay áp đặt thuế sai quy định đối với các doanh nghiệp nước ngoài bị xử lý nghiêm khắc.

Đơn giản hóa thủ tục, quy trình đầu tư: thực hiện phân cấp, phân quyền, nâng

cao quyền hạn nhiều hơn cho các tỉnh, thành phố, khu tự trị trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI. Nhà nước cho phép mỗi tỉnh, thành phố, khu tự trị có những đặc quyền trong quản lý, phê chuẩn dự án đầu tư..

15 Thông tin tham khảo từ http://www.langson.gov.vn/langsonqt/?q=node/208

Một phần của tài liệu môi trường đầu tư quốc tế: (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w