Môi trường pháp lý – hành chính:

Một phần của tài liệu môi trường đầu tư quốc tế: (Trang 56 - 59)

64 tỷ USD), vượt 77,4% so với mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn 5 năm 2006-2010.

2.2.1.2.Môi trường pháp lý – hành chính:

 Về luật pháp:

• Việc nâng điều lệ Đầu tư năm 1977 thành bộ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã tạo một môi trường pháp lý cao hơn trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Điều này, trong lịch sử, đã khẳng định sự đúng đắn của chủ trương, đường lối mở cửa nền kinh tế của Đảng, góp phần quan trọng vào thành công của sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Bước vào thời kì mới, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường sâu rộng hơn, đặc biệt là kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO đã tạo nên một thời cơ mới cho đất nước. Đáp ứng cho sự phát triểnvà hợi nhập này, năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 và thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.

Sự thay đổi này thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Mặt khác, đó cũng là yêu cầu phù hợp với quy luật chung, nhằm đáp ứng kịp thời sự biến đổi khách quan của tình hình phát triển kinh tế trong nước cũng như quốc tế trong từng thời kỳ, để tiến tới một đạo luật ngày càng hoàn chỉnh phù hợp với xu thế hội nhập, nâng cao khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài. Thực tế đã chứng minh việc ban hành Luật Đầu tư đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra những chuyển biến tích cực của tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam kể từ năm 2006 tới nay.

• Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực hoàn chỉnh pháp chế để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, kinh doanh của nước ta vẫn còn một số điểm thiếu đồng bộ và thiếu nhất quán giữa các luật chung và luật chuyên ngành.

Ví dụ:

Việc áp dụng các quy định về mã ngành được thực hiện theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ trong khi đó hệ thống phân ngành chi tiết của Liên Hợp quốc vẫn chưa được dịch và công bố chính thức bằng tiếng Việt.

Hay việc Quy định về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân nước ngoài lần đầu tiên thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo Nghị 139/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp có quy định: nếu tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ thì thủ tục thành lập doanh nghiệp thực hiện như đối với doanh nghiệp trong nước (doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh mà không cần có dự án đầu tư). Quy định này tạo kẽ hở cho một số doanh nghiệp khi thành lập cố tình hạ tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài xuống dưới 49% để thành lập doanh nghiệp mà không có dự án đầu tư.

Yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự đối với hồ sơ của nhà đầu tư nước ngoài không phù hợp với thực tế khi luật Công chứng 2006 đã cho phép các giấy tờ nước ngoài chứng thực tại địa phương

• Hơn thế nữa, vẫn còn một số quy định còn vướng mắc nhưng chưa hoàn thiện được.

Ví dụ:

Các văn bản hướng dẫn về cơ chế hậu kiểm, giám sát, quản lý đối với dự án FDI theo luật Đầu tư năm 2005 và Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 đến nay chưa được ban hành làm cho các cơ quan quản lý địa phương gặp nhiều lúng túng trong việc thực thi chức năng quản lý nhà nước của mình.

Quy định đối với một số ngành, lĩnh vực đầu tư có điều kiện còn chưa rõ ràng. Điển hình là hướng dẫn đối với FDI trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Chính phủ đã chỉ đạo sửa đổi, bổ sung Nghị định số 06/2000/NĐ-CP, Nghị định 18/2001/NĐ-CP và Nghị định số 15/2005/NĐ-CP nhưng đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo là đơn vị chủ trì vẫn chưa có được dự thảo cuối cùng. Do vậy, các cơ sở giáo dục và đào tạo có yếu tố nước ngoài rất khó áp dụng quy định tương ứng với từng loại doanh nghiệp.

• Một vấn đề khác cần được xem xét đó chính là tình hình ràng buộc pháp lý trong việc đăng kí sở hữu trí tuệ tại Việt Nam:

Luật điều chỉnh đang kí sở hữu trí tuệ vẫn ban hành nhưng việc thực hiện lại không hiệu quả gây ngán ngại cho các nhà đầu tư.

Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhận thức được vai trò quan trọng của sở hữu trí tuệ. Số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp đang tăng lên. Nhiều doanh nghiệp còn nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại nhiều nước trên thế giới.

Tuy nhiên, hoạt động sở hữu trí tuệ trong các doanh nghiệp ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Số lượng đơn, văn bằng bảo hộ, đặc biệt là sáng chế, giải pháp hữu ích rất ít so với tiềm năng. Số doanh nghiệp đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp chỉ chiếm khoảng 25% số doanh nghiệp đang hoạt động. Số lượng bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích cấp cho người Việt Nam chỉ chiếm hơn 10% tổng số bằng sáng chế, giải pháp hữu ích cấp ra.

Bên cạnh đó, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn diễn ra phổ biến và ngày càng tinh vi. Số lãnh đạo doanh nghiệp thông hiểu về sở hữu trí tuệ còn hạn chế. Rất ít doanh nghiệp có phòng hoặc bộ phận cán bộ chuyên trách quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp mình.

Đa số các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguồn lực kinh phí, nhân lực hạn chế, chủ yếu sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, nguyên liệu thô và gia công xuất khẩu. Do vậy, các doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới công nghệ còn thấp, hệ thống thông tin, đặc biệt là thông tin về sở hữu trí tuệ chưa đáp ứng, cơ chế hỗ trợ đăng ký, bảo vệ và khai thác tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp còn hạn hẹp.

Về môi trường hành chính

Nhìn một cách tổng quát, Việt Nam tiếp tục đạt tiến bộ trong cải cách hành chính trong đó có việc nâng cao sự rõ ràng của tính minh bạch, đặc biệt với các cải thiện về thời gian và chi phí dành cho các thủ tục hành chính cũng như chi phí khởi sự doanh nghiệp. Điều này đóng góp vào các nỗ lực của Chính phủ trong khuôn khổ Đề án Đơn giản hoá Thủ tục Hành chính của Thủ tướng Chính phủ

Mặc dù được đánh giá là thị trường mới, còn nhiều khiếm khuyết nhưng tính minh bạch trong các thị trường của Việt Nam đang được cải thiện đáng kể, nổi bật nhất là thị trường bất động sản Việt Nam .

Ví dụ: Trong bản báo cáo thị trường BĐS toàn cầu năm 2008 công bố hôm 30.6, Tập đoàn Jones Lang LaSalle (JLL) đã đưa ra nhận định trên khi nói về thị trường BĐS Việt Nam. Theo JLL, Việt Nam là một trong 3 thị trường BĐS của khu vực châu Á - Thái Bình Dương có tính minh bạch được cải thiện nhiều nhất trong năm 2008 so với 2006. Nếu tính trên bình diện toàn cầu, tính minh bạch của thị trường bất động sản, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 11 trong tổng số 28 thị trường có mức độ cải thiện nhiều nhất sau 2 năm khảo sát.

Tuy nhiên, nếu nhìn chi tiết hơn trong lĩnh vực đầu tư thì thủ tục hành chính và giải phóng mặt bằng luôn luôn là một rào cản rất lớn đối với việc triển khai các dự án FDI. Một số nhà đầu tư cao ốc văn phòng cho biết, cùng một dự án như nhau, nếu ở Trung Quốc hay Thái Lan chỉ cần 1-2 năm để hoàn tất dự án thì ở Việt Nam thường phải tốn gấp đôi thời gian này vì thủ tục hành chính phiền hà và vô số phức tạp nảy sinh trong việc giải phóng mặt bằng. Theo kinh nghiệm của các nước khác, thay vì để nhà đầu tư tự đứng ra đền bù, giải tỏa mặt bằng thì nhà nước (mà cụ thể là chính quyền địa phương) cần thực hiện những hoạt động này, sau đó mới tiến hành đấu thầu hay đấu giá một cách công khai và cạnh tranh.

Một phần của tài liệu môi trường đầu tư quốc tế: (Trang 56 - 59)