Tình hình đầu tư nước ngoài giai đoạn 2008-2010 1 Trong năm 2008:

Một phần của tài liệu môi trường đầu tư quốc tế: (Trang 47 - 50)

64 tỷ USD), vượt 77,4% so với mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn 5 năm 2006-2010.

2.1.2.Tình hình đầu tư nước ngoài giai đoạn 2008-2010 1 Trong năm 2008:

2.1.2.1 Trong năm 2008:

Việt Nam đã thu hút được 1.557 dự án mới với tổng vốn đầu tư đăng ký 66,5 tỷ USD, gấp 3,55 lần mức thu hút 2007. Trong cùng kỳ, 397 lượt dự án đã được điều

chỉnh tăng vốn đăng ký với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 5,2 tỷ USD, gấp 1,98 lần năm 2007. Tính cả cấp mới và tăng thêm, vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam 2008 đạt mức kỷ lục 71,7 tỷ USD, gấp 3,35 lần so với năm 2007. [ Phụ lục 2]

Về tình hình thực hiện, tính chung cả vốn đăng ký cấp mới và vốn đăng ký

tăng thêm, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký tại Việt Nam năm 2008 đã đạt hơn 64 tỷ USD, gấp gần 3 lần con số của năm 2007.

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong tháng kết thúc năm 2008, cả nước đã cấp mới thêm 112 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký đạt 1,17 tỷ USD. Như vậy, tính từ đầu năm đến cuối năm 2007, cả nước đã có tổng số 1.171 dự án FDI được cấp mới vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 60,2 tỷ USD (phía Việt Nam chiếm khoảng 10%), tăng 222% so với năm 2007.Và tính theo bình quân thì số vốn đăng ký đạt 51,4 triệu USD/dự án, cao hơn rất nhiều so những năm trước đây.

Trong năm 2008, số dự án tăng vốn cũng rất lớn với 311 dự án đăng ký, tổng số vốn tăng thêm đạt 3,74 tỷ USD. Chỉ tính riêng số vốn tăng thêm của các dự án đang hoạt động tại Việt Nam trong năm nay đã tương đương với tổng số vốn đăng ký mới trong một năm của đầu những năm 2000. Bên cạnh đó, vốn giải ngân tháng 12 năm 2008 trên cả nước là 1,45 tỷ USD, là tháng có số vốn giải ngân đạt cao nhất cả năm 2008. Với con số này, vốn giải ngân trong năm 2008 của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007.23

Về ngành, lĩnh vực đầu tư , trong năm 2008, vốn FDI đăng ký mới tập trung

chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, gồm 572 dự án với tổng vốn đăng ký 32,62 tỷ USD, chiếm 48,85% về số dự án và 54,12% về vốn đầu tư đăng ký, lĩnh vực dịch vụ có 554 dự án với tổng vốn đăng ký 27,4 tỷ USD, chiếm 47,3% về số dự án và 45,4% về vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp.

Về hình thức đầu tư, các dự án đầu tư nước ngoài trong năm 2008 thực hiện

chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài (882 dự án, vốn đăng ký 31,16 tỷ USD), chiếm 75,3% về số dự án và 51,7% về vốn đăng ký. Số dự án theo hình thức liên doanh có 213 dự án với vốn đăng ký 27,16 tỷ USD, chiếm 18,2% về số dự án và 45,1% về vốn đăng ký. Còn lại là các dự án theo hình thức khác.

Về đối tác đầu tư, năm 2008, có hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu

tư tại Việt Nam, trong đó có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư vốn trên 1 tỷ USD. Malaysia đứng đầu bảng, với 55 dự án, vốn đăng ký 14,9 tỷ USD, chiếm 4,7% về số dự án và 24,8% về vốn đầu tư đăng ký. Đài Loan đứng thứ 2, có 132 dự án, vốn đầu tư 8,64 tỷ USD. Nhật Bản đứng thứ 3, với 105 dự án, vốn đầu tư 7,28 tỷ USD. Singapore đứng thứ 4, có 101 dự án, vốn đầu tư đăng ký 4,46 tỷ USD và Brunei đứng thứ 5, có 19 dự án, vốn đầu tư 4,4 tỷ USD. Tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh ta có thể thấy rõ hơn qua biểu đồ sau:

Biểu đồ vốn đầu tư của các nước vào TP.HCM năm 2008( đvt: triệu USD)

Qua biểu đồ ta có thể thấy tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Malaysia là đối tác lớn với các dự án lên đến 4781,2 triệu USD, kế đến là Singapore với số vốn đầu tư là 2034 triệu USD, đứng thứ ba là Nhật Bản với số vốn là 638,8 triệu USD.

Về địa bàn đầu tư, trừ 8 dự án thăm dò, khai thác dầu khí (chiếm 17,5% tổng

vốn đăng ký) thì tỉnh Ninh Thuận đứng đầu về số vốn đăng ký do có dự án liên doanh sản xuất thép giữa tập đoàn Lion Malaysia với Vinashin tổng vốn đăng ký 9,79 tỷ USD,

Bà Rịa - Vũng Tàu đứng thứ 2 trong số 43 địa phương của cả nước, có 4 dự án, tổng vốn đăng ký 9,35 tỷ USD, chiếm 15,5% tổng vốn đăng ký.24

Một phần của tài liệu môi trường đầu tư quốc tế: (Trang 47 - 50)