64 tỷ USD), vượt 77,4% so với mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn 5 năm 2006-2010.
2.2.1.3. Môi trường kinh tế:
• Trong những năm vừa qua, kinh tế Việt Nam đã có nhiều bước chuyển mình tích cực khiến cho vị thế Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được gia tăng. Điều này tạo một nền tảng tốt để thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư tại Việt Nam.
Nói về vấn đề này, theo METI đã đánh giá về khả năng thu hút đầu tư nước ngoài của những nước ASEAN, trong đó có Việt Nam như sau:
Những năm cuối của thập niên 1980 (của thế kỷ 20), các nhà đầu tư trên thế giới coi ASEAN chỉ như là một khu vực phù hợp với sản xuất hàng xuất khẩu.
Từ những năm đầu của thập niên 1990 đến đầu thế kỷ 21, khi các nước ASEAN thể hiện mức độ liên kết, hội nhập ngày càng sâu – rộng, ASEAN không những trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa khổng lồ, đồng thời còn là khu vực chuyên xử lý
hàng xuất khẩu có hiệu quả (mặc dù Trung Quốc cũng là một đối thủ của ASEAN đầy tiềm năng. )
Hiện tại, khả năng hội nhập sâu rộng của Việt Nam cũng là điểm thu hút các nhà đầu tư, môi trường đầu tư Việt Nam hiện tại được coi là tương đối hấp dẫn, an toàn và có lợi thế lâu dài trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhưng một khi đã hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng mạnh hơn, nhất là từ phía Trung Quốc, Ấn Độ và phần lớn các nước ASEAN, vốn là những nước sản xuất nhiều sản phẩm mang tính cạnh tranh với ta và lại có nhiều ưu thế hơn ta.
Việt Nam đã tham gia Hiệp định CEPT/AFTA với quy mô thị trường 500 triệu người; cùng với việc tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại đa dạng hoá, đa phương hoá, luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam được đánh giá là khá thông thoáng cũng tạo điều kiện mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Đến nay Việt Nam đã có quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại với trên 150 nước và cùng lãnh thổ, tham gia tích cực vào cơ cấu hợp tác khu vực và thế giới như ASEAN, ASEM, APEC và WTO.
Chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước của Việt Nam có nhiều ưu đãi, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài kinh doanh có hiệu quả. Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN, tổ chức này đã có những chuyển biến quan trọng về cả lượng và chất, trở thành nhân tố thiết yếu cho hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển ở Đông Nam Á, Đông Á, Thái Bình Dương và thế giới. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN cũng là kết quả của việc thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động tích cực hội nhập khu vực và thế giới mà Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra.
Cho đến nay, cùng với Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIG), Ấn Độ là nước thứ 20 chính thức công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ, trong đó có các nước ASEAN, Nam Phi, Australia, New Zealand…, tạo môi trường thương mại ngày càng thuận lợi hơn cho Việt Nam
• Cùng với là thành viên của ASEAN, việc Việt Nam chủ động lựa chọn con đường gia nhập WTO đã là một thông điệp mạnh mẽ về cải thiện môi trường đầu tư. Bởi vì, đã là thành viên của WTO, Việt Nam cam kết sẽ tuân thủ các Hiệp định quan trọng của WTO, tuân thủ nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO (trừ một số ngoại lệ), loại bỏ toàn bộ các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu, bãi bỏ trợ cấp xuất
khẩu nông sản và trợ cấp có liên quan đến nội địa hóa, bãi bỏ chế độ hai giá, bãi bỏ áp dụng tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
• Tuy nhiên, những nỗ lực được ghi nhận trong quá trình hoàn thiện dần môi trường đầu tư của Việt Nam cần phải cố gắng nhiều hơn nữa vì mức độ cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn chậm hơn so với các nước khác trong khu vực. Điều này sẽ gậy những trở ngại cho việc cạnh tranh thu hút vốn giữa Việt Nam với các nước thành viên trong khu vực.
Chính sách phát triển kinh tế vùng
Mối liên kết lỏng lẻo giữa khu vực FDI và khu vực kinh tế nội địa cũng là một điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam. Bằng chứng rõ ràng là công nghệ phụ trợ của chúng ra rất yếu, và trong nhiều lĩnh vực, để có thể xuất khẩu được thì cần phải nhập khẩu tới 70-80% nguyên vật liệu từ nước ngoài. Điều này một mặt hạn chế tác dụng lan tỏa tích cực của FDI đối với các doanh nghiệp trong nước, mặt khác tăng chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp FDI.
Lượng vốn FDI là một chỉ tiêu quan trọng, nhưng hiệu quả của FDI mới thực sự là yếu tố quan trọng hàng đầu. Dòng vốn FDI đổ vào càng nhiều thì chúng ta lại càng phải biết chọn lọc sao cho dòng vốn này đóng góp một cách hiệu quả nhất vào sự phát triển của đất nước.