Bằng cách xem xét lịch sử để tìm ra các yếu tố tạo nên địa vị thống trị hiện nay của đồng đô-la Mỹ Bài viết chỉ ra những

Một phần của tài liệu Chuyên san kinh tế tài chính ngân hàng docx (Trang 38 - 39)

vị thống trị hiện nay của đồng đô-la Mỹ. Bài viết chỉ ra những điểm còn thiếu đối với trường hợp của đồng Nhân dân tệ, Trung Quốc để có thể vượt qua đô-la Mỹ, trở thành đồng tiền số 1 thế giới.

PHẠM NGUYÊN PHƯƠNG NAM

K09405T

Sức mạnh kinh tế của Trung Quốc theo dự báo của IMF sẽ vượt qua của Mỹ vào năm 2016. Trung Quốc, từ quá khứ đến bây giờ, vẫn luôn là một nước giàu tham vọng. Một khi trở thành nền kinh tế số một thế giới, Trung Quốc sẽ muốn gia tăng sức ảnh hưởng lớn hơn đến các quốc gia khác, như Hoa Kỳ hiện tại. Một trong những hành động khẳng định xu thế này là việc Trung Quốc quyết định quốc tế hoá đồng tiền của mình - Nhân dân tệ (NDT). Tuy nhiên, so với quá trình trở thành đồng tiền quốc tế của đô-la Mỹ (đô-la) hay trước đó là đồng bảng Anh thì còn khoảng 20 năm nữa thế giới mới chấp nhận đồng tiền của Trung Quốc như đô-la bây giờ.

Bài học từ lịch sử - Câu chuyện của đồng tiền màu xanh!

Việc nhìn nhận lại lịch sử sẽ giúp hiểu được những yếu tố nào đem lại vị thế quốc tế cho đô-la. Và từ đó, cũng là cơ sở để ta đánh giá cho trường hợp của NDT.

Vị thế thống trị của đồng đô-la như một đồng tiền quan trọng nhất của TG thường được nhớ đến cùng sự vươn lên từ từ của đô-la cùng với sự đi xuống của đồng bảng cũng như sự thống trị của nền kinh tế Anh sau chiến tranh Thế Giới lần I. Nguyên nhân là vì Anh đã chậm chuyển dịch từ nền công nghiệp lạc hậu của Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất sang những lĩnh vực hiện đại hơn như công nghiệp điện - nhân tố thúc đẩy các phương pháp sản xuất hàng loạt phát triển. Và nước Anh cũng thất bại trong việc phát triển ngành công nghiệp chính xác, các ngành điện tử, điều này đã ngăn cản họ sản xuất các thiết bị máy dùng trong các dây chuyền và các thiết bị tự động. Có thể nói đây là sự thay đổi đồng tiền quốc tế duy nhất trong lịch sử cho đến ngày nay. Bắt đầu từ 1914, đồng đô-la đã dần vượt qua đồng bảng để trở thành

đồng tiền quốc tế vào năm 1925. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đóng một phần như là một nhân tố ít được biết đến trong tiến trình “chuyển giao quyền lực” ấy. Điều đã giúp Mỹ đã vượt qua Anh để trở thành nền kinh tế lớn nhất những năm đầu của thập niên 1970. Mặc d ù TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 36

uel.edu.vnfbweb.vn fbweb.vn

chuyensantcnh@uel.edu.vn

thời gian đó Mỹ chỉ có một hệ thống tài chính èo uột: ngân hàng của Mỹ không thể mở chi nhánh ở nước ngoài, nó không có cả ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, đô-la cũng có quá ít đối thủ cạnh tranh cho địa vị đồng tiền quốc tế. Điều này có thể được giải thích bằng những diễn biến sau chiến tranh thế giới. Nước Nhật không khuyến khích quốc tế hoá đồng yên vì lo sợ gây hại đến xuất khẩu ( Mà sau này Nhật đã phải hối hận vì đã làm như vậy). Sự hiện diện của Hồng quân trên biên giới Tây Đức làm Đức lo lắng, và trong bất kì trường hợp nào, Đức vẫn ủng hộ đồng đô-la như sự chứng tỏ mình là đồng minh trung thành với Hoa Kì.

Mọi chuyện đã thay đổi cùng với sự ra đời của cục Dự trữ liên bang - FED năm 1913. Nó đã đem lại sự ổn định cho hệ thống ngân hàng Mỹ. Benjamin String, lãnh đạo FED những năm đầu tiên, đã nhìn ra thị trường phải như thế nào mới được sự chấp nhận thương mại, giấy nợ (IOUs) vật được sử dụng để trang trải cho vận tải hàng hóa- đã giúp ngân hàng trung ương Anh (Bank of England) quản lí điều kiện vay tiền. FED đã sử dụng địa vị thống trị để khuyến khích thị trường tương tự như của Anh ở Mỹ. “Nhập khẩu” hoạt động tài chính quốc tế từ London vào New York, từ đồng bảng sang đồng đô-la.

Nền kinh tế mạnh; sự ủng hộ quốc tế cả về chính trị lẫn quân sự; hệ thống tài chính mạnh đã tạo nên địa vị quốc tế của đồng đô-la. Vậy Trung Quốc thì sao?

Một phần của tài liệu Chuyên san kinh tế tài chính ngân hàng docx (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)