CÁC THÔNG TIN ĐÃ XÁC THỰC VỀ TÌNH HÌNH TÁI CẤU

Một phần của tài liệu Chuyên san kinh tế tài chính ngân hàng docx (Trang 29 - 30)

THỰC VỀ TÌNH HÌNH TÁI CẤU TRÚC NH

Đứng trước chỉ đạo sát sao của NHNN, kể từ ngày 1/1/2012, 3 NHTM đầu tiên (Đệ Nhất - Ficombank, Việt Nam Tín Nghĩa - Tinnghiabank và Sài Gòn - SCB) đã về cùng một mái nhà dưới cái tên NHTM cổ phần Sài Gòn (SCB). Tính đến nay, sau hơn 2 tháng đi vào hoạt động, với vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, SCB đang là NHTM lớn thứ 5 tại Việt Nam. Tổng vốn điều lệ của SCB hiện đang lớn hơn cả ACB và Eximbank (EIB). Tuy nhiên, nợ xấu của SCB cũng ở mức cao so với 2 NH còn lại.

Về cơ cấu huy động, SCB hiện nay đang dựa chủ yếu vào nguồn vốn hỗ trợ của NHNN và vay liên NH.

Như vậy, có thể nói tổng tài sản và vốn điều lệ của SCB dù có tăng, thanh khoản đã được cải thiện,

Xem tiếp trang 35

SCB EIB ACB STB MBB SHB HBB

Vốn điều lệ 10.583,801 10.560 9.376 9.179 7.300 4.815 4.050

Tỷ lệ nợ xấu 7,60%(*) 1,58% 0,86% 0,56% 1,61% 2,13% 4,69%

(*): số liệu tổng hợp đến hết quý III/2011 của 3 NH sáp nhập (SCB, TinnghiaBank, Ficombank) Nguồn: sbv.gov.vn; http://sgtt.vn/ Bảng 1: Vốn điều lệ và tỷ lệ nợ xấu của một số NHTM cổ phần tại Việt Nam

(số liệu đến hết tháng 12/2011)

NH để từ đó định rõ mục tiêu phát triển cho từng nhóm NH sao cho phù hợp với đặc điểm từng NH.Theo đó NHNN sẽ phân chia hệ thống NHTM VN thành 3 nhóm.

Ngoài ra, trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội vào sáng ngày 25/11/2011, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã đưa ra một lộ trình khá bài bản cho việc sáp nhập các NH: “Thứ nhất,

từ nay đến quý I/2012, phải định hình rõ 3 nhóm ngân hàng và giải quyết tốt những vấn đề thanh khoản của những ngân hàng yếu kém. Thứ hai, từ quý II/2012 đến hết năm 2013, sẽ hoàn thành việc tái cấu trúc lại các ngân hàng thuộc nhóm III. Cuối cùng, từ năm 2013 đến năm 2015 tập trung vào việc nâng cao các hiệu quả an toàn, việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế và củng cố xây dựng. Đặc biệt, xây dựng các nhóm ngân hàng lành mạnh để có đủ sức làm trụ cột cho hoạt động ngân hàng trong nước và phấn đấu để có thể có từ 1-2 ngân hàng đạt tiêu chuẩn khu vực.”

Có thể nói đó là một lộ trình khá toàn diện, đòi hỏi để đạt được những mục tiêu trên thì không chỉ NHNN mà toàn hệ thống NHTM phải có một quyết tâm cao độ. Đặc biệt, với “tham vọng”: đến năm 2020 Việt Nam phải có khoảng 40 Tổ chức Tín dụng (TCTD) đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, trong đó có 2 TCTD nằm ở nhóm NH lớn ở khu vực Đông Nam Á; thì liệu đó có phải là suy nghĩ viển vông? Một thực tế rằng ở Việt Nam hiện nay, trong khi các NHTM trong nước chỉ cạnh tranh quyết liệt về giá (chạy đua lãi suất, tăng trưởng tín dụng) thì các NH, chi nhánh NH nước ngoài lại đi sâu phát triển các lĩnh vực tài chính hiện đại (kinh doanh vốn và thị trường ngoại hối, nghiệp vụ ngân hàng toàn cầu, thanh toán quốc tế, dịch vụ lưu ký chứng khoán…) Mà để các TCTD trong nước có thể cạnh tranh nổi trên thị trường quốc tế thì ngoài việc phải

đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của Quốc tế, đòi hỏi các TCTD phải không ngừng hoàn thiện hệ thống quản trị và nâng cao các nghiệp vụ NH theo hướng chuyên nghiệp, đa dạng, hiện đại hơn,

biết tiếp thu những kinh nghiệm của các NH đi trước. Do vậy, để đạt được “tham vọng” của NHNN thì đòi hỏi các NHTM VN phải nỗ lực đổi mới và hoàn thiện ngay từ bây giờ.

Thời gian 8 năm (2012 -2020) không phải quá dài, nhưng cũng không quá ngắn để các NHTM đạt được mục tiêu mà chính mình đặt ra. Nếu NH nào biết tranh thủ thời gian, chấp nhận thử thách, tận dụng thời cơ và nguồn lực của chính mình thì chúng tôi tin khả năng cạnh tranh và đứng đầu trên trường Quốc tế sẽ không chỉ là suy nghĩ viễn vông.

Một phần của tài liệu Chuyên san kinh tế tài chính ngân hàng docx (Trang 29 - 30)