Diễn biến giao dịch quý I/2012 trên sàn HOSE

Một phần của tài liệu Chuyên san kinh tế tài chính ngân hàng docx (Trang 32 - 34)

I/2012 trên sàn HOSE

Sàn giao dịch chứng khoán HOSE kết thúc năm 2011 với sắc xanh cùng mức tăng nhẹ 0.3%. Tuy nhiên, trong ngày giao dịch đầu tiên và suốt tuần đầu năm 2012 sắc đỏ tiếp tục bao phủ để rồi thị trường để mất 4.22% xuống còn 336.73 điểm do đối diện với khoảng trống thông tin và rõ ràng tâm lý bi quan kéo dài suốt năm 2011. Trong khi, triển vọng nền kinh tế trước mắt chưa có chuyển biến tích cực và kỳ vọng của nhà đầu tư về thời gian thanh toán (T+2) chưa thể thực hiện theo khẳng định của Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường - UBCKNN thì TỔNG HỢP GIAO DỊCH TRÊN 2 SÀN

HOSEHNX

QUÍ I/2012

Năm 2011 là một năm đầy khó khăn đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Với việc tình hình kinh tế thế giới còn nhiều sóng gió trong khi kinh tế trong nước mặc dù đã kiểm soát phần nào lạm phát, cán cân thương mại nhưng nhiệm vụ “tái cấu trúc” còn trước mắt. Tưởng chừng khó khăn vẫn còn tiếp tục đồng hành với thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2012 thì việc thị trường chứng khoán phục hồi mạnh mẽ trong quý I là điều mà ít nhà đầu tư dám nghĩ tới.

NGUYỄN ĐÌNH NGHĨA - CHÂU NHỰT TRƯỜNG K09404B K09404B K09404B K09404B

TÀI CHÍNH - CHỨNG KHOÁN

uel.edu.vnfbweb.vn fbweb.vn

chuyensantcnh@uel.edu.vn

tâm lý thị trường lúc bấy giờ là điều có thể hiểu được.

Hai tuần giao dịch tiếp theo trước kỳ nghỉ tết âm lịch (9/1/2012 - 20/1/2012), hầu hết dòng tiền đều đứng ngoài thị trường với nhận định thận trọng về xu hướng. Thị trường tăng điểm chủ yếu do hoạt động mua vào ở những mã chủ chốt nhằm nâng đỡ chỉ số VNI-Index. Việc tăng điểm trong một thời gian của chỉ số không khỏi khiến nhiều người bất ngờ tuy nhiên với thanh khoản ngày càng to tép, chưa có đột biến thì việc thận trọng đứng ngoài thị trường là giải pháp mà được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Lý giải cho việc giải ngân của khối ngoại đầu năm 2012 trong khi họ bán ròng trên cả 2 sàn là do tình hình vĩ mô ổn định hơn so với năm 2011, lạm phát phần nào được kiểm soát đồng thời tỷ giá được NHNN cam kết ổn định (không vượt quá 3% trong năm 2012). VNI- Index dừng tại 373 điểm tăng 10% trong thời gian 2 tuần trước kỳ nghỉ tết âm lịch. Trong thời gian này, có một điểm chú ý là giá đã vượt qua đường internal line từ năm 2011 đến nay. Thanh khoản vẫn duy trì ở mức thấp do chưa thu hút được dòng tiền, đồng thời xảy ra những bất ổn về thanh khoản của hệ thống ngân hàng có dấu hiệu bùng phát trở lại trước tết nguyên đán.

Một lần nữa dấu ấn của khối ngoại lại xuất hiện trong tuần giao dịch đầu tiên của năm Nhâm Thìn, VN-Index tiếp tục có tuần giao dịch thành công ngoài mong đợi khi tăng mạnh 7.71% và đang dừng tại mốc 401.74 điểm (30/1 - 3/2). Điểm sáng của tuần giao dịch này là khối lượng giao dịch tăng 103% trên HOSE và tăng 76% trên HNX. Sự tăng điểm

vừa qua chủ yếu do các nhà đầu tư ngoại đẩy mạnh mua vào các cổ phiếu trong VN30 cũng như những cổ phiếu có vốn hóa lớn trên thị trường Hà Nội.

Thị trường giao dịch từ ngày 6/2- 10/2 giao dịch với tâm lý giằng co để rồi một xu thế tăng điểm được củng cố vào ngày 17/2 do sự trở lại mạnh mẽ của dòng tiền đầu cơ và sự xuất hiện của các thông tin tích cực: giảm lãi suất ở một số ngân hàng lớn, bộ ba “EIB, STB, ACB”, tín hiệu tốt từ thị trường trái phiếu chính phủ, chỉ số CPI tích cực trong tháng 2, đồng thời kỳ vọng mặt bằng lãi suất sẽ được kéo xuống. Đồng thời, ngưỡng hỗ trợ 375-395 đã hoạt động hiệu quả trong những phiên áp lực chốt lời lớn. Cứ mỗi khi dịch chuyển về gần vùng hỗ trợ thì lại xuất hiện một lực cầu trở lại và đẩy thị trường đi lên trong đó không thể không kể sự hỗ trợ từ khối ngoại.

Sau khi test ngưỡng hỗ trợ 375- 395 thành công giúp thị trường có một tuần giao dịch bùng nổ thật sự và xác

lập mặt bằng giá mới. VN-Index tăng 4.99% ở mức 423.43 điểm, trong khi HNX-Index tăng mạnh mẽ 8.55% đứng tại 67.07 điểm. Thanh khoản trên cả hai sàn bật tăng mạnh mẽ, khi tổng khối lượng khớp lệnh tăng 87.8% trên HOSE, và tăng đến 119% trên HNX so với tuần giao dịch trước. Để rồi sau đó thị trường giằng co trong hầu hết các phiên còn lại với khối lượng duy trì ở mức cao. Khối lượng giao dịch cao cùng với biến động giá có biên độ lớn tạo sự thu hút dòng tiền. Hose đã vượt lên trên đường SMA 200 cho thấy triển vọng thị trường trong trung và dài hạn.

Sau khi biến động giá vượt lên trên đường SMA200 cùng thanh khoản cải thiện đáng kể thì đã đến lúc các nhà đầu tư tổ chức xem xét có nên giải ngân để đón đầu đợt sóng tiếp theo hay không, vì chủ yếu sự tăng trưởng vừa qua xuất phát chủ yếu từ khối ngoại tiếp theo là đến nhà đầu tư cá nhân nội.

Sàn HOSE bước vào giao dịch tháng 3 với những phiên tăng điểm mạnh để rồi ngày 6/3 thiết lập kỉ lục về khối lượng giao dịch của lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị trường trung tuần tháng 3 có những phiên điều chỉnh sau những ngày tăng giá quá mạnh với khối lượng giao dịch luôn duy trì ở mức cao. Thị trường có những lo ngại nhất định khi mà giá xăng dầu tăng 10% làm nảy lên mối lo lạm phát trở lại. Tuy nhiên, với việc công bố chỉ số CPI ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội chỉ nhích nhẹ tăng dưới 1% đã làm cho thị trường chứng khoán tăng mạnh trở lại và tiến tới test vùng hỗ trợ 470 - 480 điểm của thị trường. Đây là một ngưỡng hỗ trợ khá mạnh của thị trường với việc tồn tại từ năm 2011 đến nay và qua 3 lần test (4/2011, 9/2011, 3/2012).

Thị trường sẽ tiếp tục giằng co ở vùng hỗ trợ này để tiếp tục xác định xu thế tiếp theo.

Một phần của tài liệu Chuyên san kinh tế tài chính ngân hàng docx (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)