Khái niệm và nhiệm vụ của SGDHH

Một phần của tài liệu Chuyên san kinh tế tài chính ngân hàng docx (Trang 34 - 35)

trong nền kinh tế hàng hóa trên thế giới. Nhật Bản là nước đầu tiên có ghi chép sử dụng các khái niệm giao dịch kỳ hạn hiện đại, chợ gạo Dojima Rice Market ở Osaka chính là chợ giao dịch hàng hóa kỳ hạn đầu tiên trên thế giới với nhiều đặc điểm tương tự với sàn giao dịch hàng hóa kỳ hạn ngày nay.

Sự ra đời của SGDHH

SGDHH đầu tiên tại Mỹ là Sở giao dịch Chicago (Chicago Board of Trade - CBOT) ra đời năm 1848. Sự xuất hiện của sàn CBOT là kết quả của việc cơ khí hóa nền nông nghiệp ở Mỹ vào thế kỷ 19 làm cho quy mô và sản lượng lúa mì tăng nhiều lần, các chợ dường như không thể đáp ứng những giao dịch lớn. Nhu cầu về chợ nông sản tập trung quy mô lớn hình thành. CBOT nhằm giúp nông dân xúc tiến thương mại, đấu giá sản phẩm của mình. Ban đầu họ mua bán trao tay. Sau, để đảm bảo sinh lời, người nông dân lựa chọn hợp đồng kỳ hạn để định trước sản lượng, mức giá thanh toán trong tương lai. Dần dần thị trường này trở nên nhộn nhịp hơn với một hình thức mới xuất hiện, đó là mua đi bán lại các hợp đồng kỳ hạn. Tạo điều kiện cho việc chuyển nhượng các hợp đồng này, sàn CBOT đã tiêu chuẩn hóa các hợp đồng, tổ chức niêm yết đấu giá để xác định mức giá chung của thị trường.

Với quy mô giao dịch lớn, đôi khi người nông dân và những nhà đầu tư không có khả năng tham gia thị trường. Nên CBOT đã tạo ra cơ chế thanh toán mới là tiền bảo chứng (margin). Nghĩa là ký quỹ một lượng tiền nhỏ hơn giá trị hợp đồng người tham gia có thể giao dịch hợp đồng đó. Nếu giá thị trường thay đổi theo chiều hướng tích cực, họ sẽ lời nhanh chóng. Nhưng ngược lại họ sẽ nhanh chóng mất sạch tiền ký quỹ.

Sau một thời gian những giao dịch trên sàn không còn chủ yếu là giao nhận hàng hóa mà chuyển sang mua bán các hợp đồng hàng hóa trước kỳ hạn. Việc giao nhận hàng hóa chỉ còn chiếm dưới 5% giá trị giao dịch của sàn.

Về sau các sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới được xây dựng trên nền tảng các công cụ tài chính như “future”, “option”.

Khái niệm và nhiệm vụ của SGDHH SGDHH

TÀI CHÍNH - CHỨNG KHOÁN

uel.edu.vnfbweb.vn fbweb.vn

chuyensantcnh@uel.edu.vn

Như vậy, khái niệm SGDHH có thể khái quát như sau: SGDHH là nơi giao dịch các sản phẩm hàng hóa và các công cụ phái sinh khác nhau. Phần lớn các thị trường hàng hóa trên thế giới kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, các loại nguyên liệu thô và các hợp đồng của các sản phẩm đó. Các hợp đồng này có thể là hợp đồng giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau (hợp đồng tương lai) và hợp đồng quyền chọn. Những sản phẩm phức tạp khác có thể là lãi suất, hoặc hợp đồng hoán đổi, hợp đồng vận tải biển.

SGDHH giống như sở giao dịch chứng khoán và các tổ chức có thành viên với nhiệm vụ chung là cung cấp một nơi thích hợp cho các thành viên giao dịch kinh doanh hàng hóa giao sau, hoặc quyền chọn một cách có kiểm soát và trật tự. Bản thân SGDHH không phải là chủ thể của bất cứ giao dịch hợp đồng tương lai nào, và cũng không giao dịch vì lợi ích riêng của mình. Ngoại trừ việc phát triển, ban hành và thực thi các quy tắc giao dịch kinh doanh, bao gồm cả việc thiết lập các giới hạn giá hàng ngày để đảm bảo đối xử công bằng và bình đẳng cho tất cả những người tham gia thị trường, SGDHH không làm bất cứ việc gì để xác định giá hiện hành trên thị trường.

Một phần của tài liệu Chuyên san kinh tế tài chính ngân hàng docx (Trang 34 - 35)