Sàn hàng hóa ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Chuyên san kinh tế tài chính ngân hàng docx (Trang 36 - 37)

Ở Việt Nam bắt đầu từ năm 2002 đã xuất hiện các sàn hàng hóa như:

Tháng 3 - 2002 sàn giao dịch hạt điều do hiệp hội điều Việt Nam mở tại trung tâm GDCK TP HCM. Tuy nhiên chỉ sau 1 năm thì ngừng hoạt động.

Cũng trong năm 2002 trung tâm giao dịch thủy sản Cần Giờ (Cangio ATC) ra đời. Tuy nhiên cũng chỉ hoạt động mấy tháng thì chấm dứt hoạt động.

Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột (BCEC). Tại BCEC có 2 thành phần thành viên, đó là thành viên kinh doanh - là những tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực cà phê và thành viên đăng ký bán - là các cá nhân, tổ chức hộ gia đình có diện tích cà phê tối thiểu từ 3 hecta trở lên. Khi tiến hành các thủ tục pháp lý đăng ký giao dịch tại BCEC sẽ tiến hành mở tài khoản tại ngân hàng Techcombank.

Tuy nhiên, bước đầu thí điểm mô hình này nên việc giao dịch hàng hóa giao ngay không được phát triển thuận lợi, không thu hút được đông đảo thành viên người sản xuất và kinh doanh tham gia làm cho thị trường mất đi tính thanh khoản.

Sàn giao dịch thép Sacombank chính thức ra mắt cuối năm 2009. Về thủ tục và quy trình giao dịch thì tương tự sàn chứng khoán cả về phương thức giao dịch, cơ chế khớp lệnh tự động. Sa- combank có ngoại lệ trong việc chuẩn hóa chất lượng hàng hóa, nếu một số

mặt hàng không đạt chuẩn thì sẽ được giao dịch thỏa thuận, còn lại thì theo các chuẩn thép công nghiệp, thép xây dựng và giao dịch theo nhãn mác của nhà máy.

Đến ngày 01 tháng 09 năm 2010 sở giao dịch hàng hóa đầu tiên ở Việt Nam được Bộ công thương cấp phép hoạt động với tên viết tắt là VNX. VNX tổ chức hình thức giao dịch hàng hóa trực tuyến thông qua hệ thống Patsys-thông qua hệ thống Patsys- tem có trụ sở chính tại Anh. VNX cung cấp địa điểm, phương tiện các dịch vụ cần thiết cho việc thực hiện giao dịch. Thiết kế các hợp đồng tương lai, tổ chức giám sát, thanh toán và giao hàng. Hàng hóa được mua bán tại các sàn phải qua giám định đạt những tiêu chuẩn chung. Hiện tại hàng hóa giao dịch tại sàn là 3 mặt hàng chính: thép (thép cuộn cán nóng), cao su (RSS3), cà phê (Robusta và Abrica).

Hoạt động của các sàn hàng hóa ở Việt Nam phần lớn là thất bại và mang lại ít hiệu quả. Khi nền kinh tế của Việt Nam còn chịu sự can thiệp lớn của nhà nước, mà sàn hàng hóa lại là một sàn giao dịch tập trung, hoạt động dựa trên cơ chế thị trường, cần có sự tự do và quyền quyết định của nhà đầu tư. Hơn nữa, các doanh nghiệp nòng cốt trong sản xuất đều thuộc doanh nghiệp nhà nước nên có hiện tượng bù giá, bù lỗ làm cho các doanh nghiệp không hào hứng tham gia thị trường. Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam vẫn chủ yếu là sản xuất manh mún không tập trung, nên sản phẩm thường không đáp ứng đủ yêu cầu về mặt chất lượng của sàn hàng hóa. Nông dân Việt Nam vẫn thích giao dịch nhỏ lẻ với thương lái hơn là giao dịch tập trung. Giao dịch ở sàn đòi hỏi người tham gia phải thông thạo công nghệ thông tin, đây là trở ngại đầu tiên cho người nông dân. Thêm vào đó, những khái niệm về hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai hay hợp đồng quyền chọn và những kiến thức khác về sàn không phải người nông dân nào cũng dễ dàng nắm bắt, và họ cũng không có thói quen giao dịch theo giờ giấc của sàn. Chính những bất cập sơ khởi đó đã ngăn người sản xuất tham gia giao dịch làm cho sàn trở nên ảm đạm, không tạo được không khí hứng thú cho mọi người cùng tham gia. Bên cạnh đó, những nhà thành lập sàn chưa hiểu đúng nhiệm vụ của sàn là nơi giao dịch các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai. Đơn vị thành lập sàn phải là các pháp nhân có đủ điều kiện hoạt

động không vì mục tiêu lợi nhuận. Một số doanh nghiệp thành lập sàn “làm giá”, ưu tiên khớp lệnh cho mình hay áp dụng tỷ giá tùy tiện đã làm mất tính minh bạch, trung thực gây thiệt hại đến nhà đầu tư, từ đó làm suy giảm niềm tin.

Cơ sở pháp lý về sàn giao dịch hàng hóa ở Việt Nam chưa chặt chẽ. Mặc dù ra đời năm 2002 nhưng đến tận 10/02/2009, sau rất nhiều lần bổ sung và điều chỉnh luật, thì các doanh nghiệp mới có một khung pháp lý hoàn chỉnh để đi vào phương thức hoạt động sàn.

Ông Nguyễn Quang Bình, một chuyên gia và có kinh nghiệm lâu năm trong quản lý rủi ro thị trường cà phê, cho nhận xét về những hạn chế trong việc sử dụng thị trường hàng hóa ở nước ta qua ba điểm chính.

Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam chưa biết cách sử dụng công cụ tài chính “futures” trong việc bảo hộ giá hàng hóa.

Thứ hai,việc sử dụng hợp đồng “futures” hiện nay chủ yếu là đầu cơ. Việc quyết định mua hay bán chỉ do cảm tính, qua các nguồn thông tin và mang tính bầy đàn.

TÀI CHÍNH - CHỨNG KHOÁN

Tiếp theo trang 29

Một phần của tài liệu Chuyên san kinh tế tài chính ngân hàng docx (Trang 36 - 37)