a. Thiết kế và trình bày cửa hàng
Hiện nay trên địa bàn Hà Nội, Công ty có 9 các cửa hàng Bakery giới thiệu sản phẩm, các cửa hàng này đều được đặt ở các tuyến phố lớn có vị trí trung tâm, tập trung khu đông dân cư có tiềm năng tiêu thụ lớn như Tôn Đức Thắng, Thái Hà, Ngã tư Chợ Mơ, ngã tư Chùa Bộc- Tôn Thất Tùng,… Tuy nhiên, tại các Bakery này cũng
đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ phía các cửa hàng bán bánh kẹo xung quanh, ví như Bakery- 536 Bạch Mai, ở chếch phía bên kia đường là cửa hàng giới thiệu sản phẩm của của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, còn đối diện là các cửa hàng bán lẻ bày bán các sản phẩm Snack rất hấp dẫn, người tiêu dùng có thể chỉ cần tấp vào lề đường trong vòng vài phút đã có thể mua ngay được cho mình sản phẩm. Trong khi đó để vào mua sản phẩm trong Bakery thì khách hàng phải gửi xe, chờ hóa đơn để thanh toán làm cho khách hàng có tâm lý ngại không muốn vào vì sợ mất thời gian chờ đợi và chỉ mua sản phẩm có giá trị thấp mà lại vào một cửa hàng lớn và có vẻ sang trọng như vậy. Hơn nữa, một phần lớn không gian của các Bakery chủ yếu dành cho các sản phẩm Bánh kem, Bánh tươi, còn các sản phẩm Snack xếp ở khu vực phía trong nên lại càng ảnh hưởng đến việc thu hút khách hàng từ cảm quan bên ngoài để nhận biết sản phẩm Snack so với các cửa hàng bán lẻ bên ngoài. Những bất cập này phần nào ảnh hưởng đến việc tiêu thụ dòng sản phẩm dành cho việc ăn chơi như Snack.
Hiện tại, các Bakery đều được thiết kế với 2 tông màu chủ đạo vàng và đỏ mang đậm thương hiệu của Kinh Đô tạo nên sự nhận biết về Công ty cho khách hàng thông qua các Bakery.
b. Tổ chức hoạt động bán hàng
Các Bakery đều có các cách thức trưng bày các sản phẩm theo một quy chuẩn chung là khu bày bán các sản phẩm Bánh kem, bánh tươi được trưng bày ở phía phải của lối vào cửa hàng, phía bên trái của lối vào chính là quầy thu ngân, còn lối giữa nơi bày bán các hàng khô (Snack, bánh Cosy, kẹo…) đa dạng. Với các sản phẩm hàng khô được trưng bày để khách hàng có thể tự lựa chọn, còn các sản phẩm bánh tươi do phải bảo quản trong tủ làm lạnh nên khi khách hàng có yêu cầu sẽ được nhân viên bán hàng phục vụ.
Tại các cửa hàng Bakery, giá bán lẻ của các sản phẩm Snack đều được thống nhất và ngang bằng với giá bán lẻ ngoài thị trường, giá được ghi rõ đối với từng loại, tuy nhiên vẫn có nhiều mặt hàng không ghi giá trên các sản phẩm nên phần nào ảnh
hưởng tới lượng tiêu thụ. Bởi lẽ do tâm lý khách hàng nói chung là thích ghi rõ các mức giá để họ có thể nhẩm tính lựa chọn sản phẩm mà không cần hỏi giá của mặt hàng thông qua nhân viên bán hàng.
Hiện nay, tại các cửa hàng Bakery của Công ty không thực hiện chính sách chiết khấu giá bán cho các khách hàng mua với số lượng lớn khi mua tại các Bakery. Chính sách này đã không tính đến tâm lý của khách hàng khi mua với số lượng lớn thì muốn được hưởng ưu đãi nào đó. Do vậy, phần nào Bakery cũng không khuyến khích được khách hàng mua nhiều hơn như các đại lý bên ngoài. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, sản phẩm Snack của các đối thủ cạnh tranh được phân phối rộng rãi tới các điểm bán nhỏ lẻ, được hỗ trợ cách thức trình bày bắt mắt, thu hút tạo cho khách hàng có nhiều cơ hội tiếp cận với lựa chọn địa điểm mua hấp dẫn nhất, điểm bán nào có các chương trình giảm giá, tặng thêm sản phẩm,…dành cho họ thì họ sẽ lựa chọn.
Thái độ của nhân viên bán hàng là một trong những yếu tố quyết định và ảnh hưởng đến tốc độ tiêu thụ hàng cũng như ảnh hưởng đến nhận thức về hình ảnh Công ty nói chung và hình ảnh của cửa hàng nói riêng từ phiá khách hàng. Hiện nay nhân viên bán hàng của các Bakery ngoài hoạt động thanh toán với khách khi mua hàng, cũng đã làm tốt các hoạt động mời chào, giới thiệu sản phẩm và hướng dẫn khách mua hàng đã kích thích được các khách hàng móc hầu bao của mình ra để mua hàng. Nhưng không phải lúc nào các nhân viên bán hàng cũng có được sự tràn đầy năng lượng, chăm sóc cho khách mua hàng một cách chu đáo, đôi lúc chỉ khi khách hàng hỏi thì nhân viên họ mới trả lời, hay để cho khách hàng thoải mái lựa chọn nhưng không có một sự tư vấn từ phía nhân viên bán hàng. Chính điều này làm hạn chế sự hiểu biết của khách hàng về thông tin về sản phẩm của Công ty cũng như khả năng nắm bắt nhu cầu của khách hàng của nhân viên bán hàng
c. Tổ chức hoạt động dich vụ sau bán hàng
Hiện nay, dịch vụ sau bán hàng của Công ty còn hạn chế chủ yếu hoạt động trông giữ xe cho khách vào mua hàng hoặc thăm quan và tại các cửa hàng mới chỉ là
nơi để bán chứ chưa triển khai được các dịch vụ ăn uống tại chỗ, tạo không gian cho khách hàng có thể thưởng thức ngay tại cửa hàng phần nào hạn chế lượng tiêu thụ. Mà mặt hàng Snack là mặt hàng dành cho việc ăn chơi, có thể ăn lai rai nên khi có không gian cho khách và được sự phục vụ của nhân viên cửa hàng thì sẽ thúc đẩy được hoạt động tiêu thụ hơn.
Tại các cửa hàng có áp dụng chế độ đổi trả hàng, trả lại hàng nếu sản phẩm lỗi hoặc không đảm bảo chất lượng. Nhân viên bán hàng sau khi nhận được thông tin phản hồi từ phía khách hàng về sản phẩm bị lỗi sẽ báo ngay cho phòng QC để kiểm tra và tìm hiểu nguyên nhân của lô sản phẩm đấy. Và sau khi có kết quả Công ty sẽ thông báo lại cho khách hàng về chất lượng sản phẩm có đạt tiêu chuẩn không.