Giảm thiể uô nhiễm môi trường nước

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh (Trang 89 - 94)

- Ô nhiễm bụi từ quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu mang tính chất phân tán, khó tập trung để xử lý, đề xuất các biện pháp khống chế như sau:

4.1.2.2.Giảm thiể uô nhiễm môi trường nước

Giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt

Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt như sau:

Nước đã xử lý Bể chứa bùn Xử lý bùn Vận chuyển đến nơi quy định Bể Bastaf Bể aeroten Bùn cặn thải Bùn cặn thải Nước thải sinh

Hình 4.3: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt được xử lý qua hệ thống bể BASTAF kiểu bể tự hoại. Bể BASTAF là loại bể cải tiến từ bể BAST (bao gồm một ngăn lắng và hai ngăn có dòng chảy hướng lên). Bể BASTAF với ngăn lọc kỵ khí ở cuối bể có tác dụng làm sạch bổ sung nước thải, nhờ các vi sinh vật kỵ khí gắn bám trên bề mặt các hạt của lớp vật liệu lọc. Bể BASTAF cho phép tăng thời gian lưu bùn, nhờ vậy hiệu suất xử lý tăng trong khi lượng bùn cần xử lý lại giảm. Ngăn lọc còn cho phép tách cặn lắng, tránh tắc trong các công trình xử lý nước thải phân tán tiếp theo như các bãi lọc ngầm, bể lọc cát,... Nước thải sau đi qua bể Bastaf sẽ được dẫn sang bể Aerotank để tiếp tục xử lý. Sau khi xử lý ở bể Aerotank nước thải sẽ đạt tiêu chuẩn theo QCVN 14:2009/BTNMT, cột B (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt) được chảy vào hệ thống thoát nước chung của khu vực.

+ Tính toán bể Bastaf:

- Thể tích yêu cầu của bể: Vb = d.Q (m3)

Trong đó:

Vb - Thể tích bể tự hoại (m3)

Q - Lưu lượng nước thải, Q = 12(m3/ngày)

d - Thời gian lưu với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, chọn d = 3 (ngày) V1 = 12(m3/ngày) x 3 (ngày) = 36(m3) - Thể tích phần bùn: Wb = b.N/1000 (m3) Trong đó: Wb - Thể tích ngăn chứa bùn (m3) N - Số người, N = 100 (người)

b - Tiêu chuẩn tính ngăn chứa bùn, b = 120 (lít/người) Wb = 120 x 100/1000 ≈ 12 (m3)

Như vậy tổng thể tích của bể tự hoạt tối thiểu phải đạt được 48m3.  Hệ thống xử lý nước sản xuất

Dựa trên cơ sở của quá trình hình thành nước thải qua các công đoạn sản xuất rau an toàn với những đặc điểm và tính chất cơ bản nước thải của loại hình sản xuất đã được đánh giá tại chương 3 cho thấy: lượng nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất chủ yếu ở khâu rửa rau. Do vậy các giải pháp đề xuất như sau:

- Giải pháp giảm tiêu thụ nước: Sử dụng hệ thống bể rửa với lượng nước chảy tự động và có thể điều chỉnh được. Với cách làm này có thể giảm được đáng kể lượng nước so với việc rửa bằng các thùng hoặc chậu hoặc là xối rửa để nước chảy trực tiếp ra ngoài hệ thống thoát nước.

Nguồn: Mô hình sản xuất rau an toàn tại công ty TNHH Hương Cảnh- Văn Đức- Gia Lâm – Hà Nội

- Giải pháp xử lý nước thải từ công đoạn rửa rau:

Lượng nước thải phát sinh từ công đoạn rửa rau quả và một lượng nước thải phát sinh từ công đoạn rửa sàn nhà, rửa dụng cụ có thể được thu gom và xử lý theo sơ đồ 4.4 dưới đây:

Hình 4.4. Sơ đồ hệ thống thu nước thải

Nước sau khi xử lý có thể tận dụng làm nước tưới chokhu trồng rau.  Nước mưa chảy tràn

Song chắn rác Bể thu nước thải Bể lọc Nước rửa Bể lắng cát Bể chứa nước sau xử lý

Để giảm thiểu tác động của nước mưa, đơn vị sẽ xây dựng một hệ thống đường thoát nước mưa chạy quanh các nhà xưởng, được thu gom vào hệ thống cống riêng, Cơ sở có các hố ga lắng cặn và tập trung vào bể lắng cặn trước khi cho thoát ra ngoài hệ thống thoát nước chung của khu vực. Các hố ga này được thiết kế đảm bảo chịu được va đập và áp lực lớn do các hoạt động trên bề mặt tạo nên, ống thoát nước được thiết kế là loại ống BTCT chịu áp lực cao nhằm tránh các tác động cơ học làm hư hại ống.

Đối với nước ngầm:

Hiện tại Cơ sở sẽ sử dụng nguồn nước ngầm cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Để đảm bảo chất lượng nước cấp, cơ sở sẽ xây dựng hệ thống bể lọc với các tầng lọc đảm bảo chất lượng nước sau lọc đạt tiêu chuẩn cung cấp cho sinh hoạt của công nhân. Hệ thống xử lý được thiết kế như sau:

- Nước giếng khoan bơm đưa qua hệ thống giàn mưa tiếp xúc với ôxy của không khí để ôxy hoá các ion kim loại nặng thành dạng hydroxit kết tủa, sau đó qua bể lắng để giữ lại các chất rắn lơ lửng có kích thước lớn, tiếp theo qua bể lọc tinh các rắn lơ lửng có kích thước bé và các loại vi khuẩn, cuối cùng nước qua xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép theo Quy chuẩn 02:2009/BYT, được chứa tập trung vào bể chứa. Sơ đồ xử lý như sau:

Hình 4.5: Sơ đồ hệ thống xử lý nước cấp

Các giải pháp tiết kiệm nước: Như đã đề cập ở chương 3, do đặc thù của sản xuất, cơ sở sử dụng một lượng nước lớn cho hoạt động tưới tiêu, sinh hoạt và sơ chế rau (trên 1600 m3/ngày), do vậy việc đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế cạn kiệt nguồn tài nguyên nước ngầm ở khu vực sản xuất của cơ sở là việc làm cần thiết đối với cơ sở. Các giải pháp bao gồm: Nước ngầm Làm thoáng Bể lắng Bể lọc tinh Bể chứa

- Xây dựng hệ thống xử lý nước rửa rau để tận dụng lại nguồn nước này.

- Lựa chọn phương án cấp nước tưới phù hợp để giảm tiêu thụ nước: Xây dựng 2 bể chứa tại khu 1 và 2, nước ngầm được bơm lên dàn phun mưa, qua bể lọc và dẫn đến hai bể chứa này. Việc cấp nước đến từng khu tưới thông qua trạm bơm đẩy và hệ thống ống dẫn lớn, nước lấy đến từng lô, thửa ruộng thông qua các họng chờ, tùy theo từng khu sản xuất mà bố trí hệ thống các đường ống tưới theo các hình thức khác nhau (tưới phun mưa, tưới phun sương hay tưới nhỏ giọt) sao cho phù hợp với từng đối tượng cây trồng.

Việc áp dụng phương pháp này có thể giảm được đáng kể lượng nước, tránh được hiện tượng ứ đọng nước; đồng thời nó có thể chủ động được thời gian tưới và giảm được nhân công tưới nhờ hệ thống bán tự động hoặc tự động hóa.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh (Trang 89 - 94)