Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho công nhân và người quản lý lao động trên công trường Cho họ thấy được lợi ích trong việc bảo vệ môi trường lao động trong sạch

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh (Trang 79 - 84)

công trường. Cho họ thấy được lợi ích trong việc bảo vệ môi trường lao động trong sạch gắn liền với bảo vệ sức khoẻ của chính mình và cộng đồng.

b. Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn

Trong giai đoạn thi công và xây dựng hạ tầng của dự án thì tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ phương tiện giao thông vận tải máy móc, thiết bị thi công. Các biện pháp sau sẽ được chủ đầu tư áp dụng để giảm thiểu tiếng ồn:

- Lựa chọn đơn vị thầu xây dựng có thiết bị máy móc thi công hiện đại, thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng các loại máy móc phụ vụ cho thi công xây dựng nhằm giảm tối đa nguồn gây ồn.

- Các hoạt động đóng cọc trên công trường xây dựng phải được thực hiện theo đúng quy trình, sử dụng các thiết bị tiên tiến để đóng cọc.

- Kiểm tra mức ồn của thiết bị, nếu mức ồn lớn hơn giới hạn cho phép sẽ được lắp đặt các thiết bị giảm âm hoặc thay thế thiết bị khác.

- Lên kế hoạch điều động xe, vận hành máy móc hợp lý nhằm hạn chế tiếng ồn cộng hưởng vào thời điểm các phương tiện giao thông đi lại trong ngày.

- Tắt những máy móc có tính năng hoạt động gián đoạn nếu thấy không cần thiết để giảm mức ồn tích lũy ở mức thấp nhất.

- Các máy móc gây tiếng ồn lớn như búa máy, máy đào, máy khoan ... sẽ không được vận hành vào ban đêm để tránh tác động đến sinh hoạt của công nhân và khu vực dân cư lân cận.

- Giảm tiếng ồn trên đường lan truyền bằng các biện pháp trồng các cây xanh, vừa đảm bảo trong sạch môi trường vừa có thể giảm được một phần sự lan truyền tiếng ồn đến môi trường xung quanh.

- Trang bị cho công nhân xây dựng các phương tiện bảo hộ lao động để chống ồn, đảm bảo sức khỏe cho công nhân.

- Giám sát tiếng ồn trong thi công là một phần trong giám sát thi công, việc giám sát sẽ được yêu cầu thực hiện không chỉ ở các khu vực có các thiết bị gây ồn ở mức độ cao ( Bãi đóng cọc và khu vực có các máy móc gây tiếng ồn lớn) mà còn tại các vị trí nhạy cảm cao với tiếng ồn (như đã nêu trên) trong suốt thời gian thi công. Những biện pháp giảm thiểu tiếng ồn sẽ là các điều khoản trong hợp đồng với các nhà thầu.

4.1.1.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước

Các nguồn nước thải gây ô nhiễm trong giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu là: nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn, và nước thải thi công. Biện pháp khống chế ô nhiễm nguồn nước được đề xuất bao gồm:

• Nước thải sinh hoạt

- Khống chế lượng nước thải sinh hoạt bằng cách ưu tiên tuyển dụng công nhân trong khu vực lân cận, có điều kiện tự túc ăn ở. Tổ chức hợp lý nhân lực trong giai đoạn thi công.

- Trang bị nhà vệ sinh di động cho công nhân. Theo tiêu chuẩn của bộ y tế (Quyết định 3733/QĐ-BYT, ngày10/02/2002) thì cứ 10 công nhân có một nhà vệ sinh. Với số lượng 30 công nhân trên công trường thì Cơ sở sẽ trang bị ít nhất 3 nhà vệ sinh di động. Việc xây dựng nhà vệ sinh nên tiến hành xây bể tự hoại 3 ngăn.

Bể xử lý nước thải sinh hoạt là bể kết hợp đồng thời hai chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Cặn lắng ở bể dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ phân hủy, một phần tạo ra các chất khí, một phần tạo phần các chất vô cơ hòa tan. Nước thải sau khi qua bể lắng 1 sẽ tiếp tục qua bể xử lý sinh học 2 rồi qua bể lắng 3. Nước thải sau khi qua bể lắng 3 lại tiếp tục qua hệ thống xử lý nước thải tập chung của nhà máy.

Tiêu chuẩn áp dụng cho nước thải sinh hoạt trong giai đoạn thi công xây dựng là QCVN 14 – 2008.

- Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, không để bùn đất, rác xâm nhập vào đường ống thoát nước thải. Đường thoát nước thải sinh hoạt tạm thời sẽ được đưa vào tuyến quy hoạch hay hệ thống thoát nước tùy theo từng giai đoạn hoạt động của dự án.

- Đảm bảo nguyên tắc không gây trở ngại, làm mất vệ sinh cho các hoạt động xây dựng của dự án cũng như không gây ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước thải chung của khu vực. Nghiêm cấm công nhân xây dựng phóng uế bừa bãi gây ô nhiễm nguồn nước và mất vệ sinh chung.

• Đối với nước mưa chảy tràn và nước thải thi công

Hoạt động xây dựng của dự án diễn ra trong khoảng 6 tháng, do vậy lượng nước mưa và nước thải của công trình sẽ cuốn theo một phần chất ô nhiễm vào nguồn tiếp nhận nếu không được xử lý, đồng thời nó có thể gây ứ đọng nước tại khu vực dự án và khu vực xung quanh. Do vậy, nhà thầu cần thiết kế và xây dựng hệ thống rãnh thoát nước đơn giản trên khu vực công trường để thu gom nước mưa chảy tràn trên bề mặt, dẫn vào máng thoát nước đã xây của dự án là việc làm cần thiết. Cụ thể các hoạt động như sau:

- Xây dựng hệ thống thoát nước thi công và vạch tuyến phân vùng thoát nước mưa. Các tuyến thoát nước đảm bảo tiêu thoát triệt để, không gây ngập úng trong quá trình xây dựng và không gây ảnh hưởng đến khả năng thoát nước thải của các khu vực bên ngoài dự án.

- Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, khơi thông không để phế thải xây dựng xâm nhập vào đường thoát nước gây tắc nghẽn. Tần suất kiểm tra và nạo vét được quy định là 1 tuần/ lần, tùy theo tiến độ và mức độ thi công cũng như là tần suất và mức độ của lượng mưa để tăng tần suất nạo vét.

- Không tập trung các loại nguyên liệu gần, cạnh các tuyến thoát nước để ngăn ngừa thất thoát rò rỉ vào đường thoát nước thải.

- Các tuyến thoát nước mưa, nước thải trong quá trình thi công được thực hiện phù hợp với quy hoạch thoát nước của dự án nói riêng và của toàn khu vực nói chung, đảm bảo tuân thủ theo thiết kế đã được các cơ quan ban ngành tại địa phương phê duyệt.

- Dự án cam kết trong quá trình xây dựng không gây ảnh hưởng đến khả năng cấp nước, thoát nước của khu vực dự án.

- Hạn chế triển khai thi công các công trình, đặc biệt là việc vận chuyển nguyên vật liệu vào những ngày trời mưa.

- Không đổ chất thải rắn (chất thải xây dựng, cát, đá...) và dầu cặn thải của thiết bị xuống dòng chảy, mọi loại chất thải phải được thu gom, phân loại và vận chuyển đến vị trí đổ thải tại khu vực cổng ra vào công trường theo quy định.

4.1.1.3. Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Toàn bộ lượng chất thải rắn thông thường phát sinh trên công trường như đất, đá, vật liệu xây dựng… được thu gom và dùng làm vật liệu san lấp mặt bằng. Đối với các loại cốp pha có thể thu gom bán làm chất đốt, vỏ bao xi măng thu gom dùng cho tái chế hạt nhựa.

- Bố trí hai loại thùng đựng rác thải riêng biệt để đựng chất thải rắn sinh hoạt. Đồng thời hợp đồng với đội thu gom rác của địa phương để thu gom định kỳ.

4.1.1.4. Biện pháp giảm thiểu tiêu cực về mặt xã hội

Dự án sẽ kết hợp với chính quyền địa phương thực hiện những giải pháp cụ thể sau nhằm giảm thiểu tác động:

+ Tiến hành hoạt động đền bù và các thõa thuận liên quan trước khi tổ chức hoạt động giải phóng mặt bằng.

+ Thực hiện kê khai tạm trú, tạm vắng cho các công nhân từ các địa phương khác đến nhằm quản lý các hoạt động của họ tại địa phương.

+ Thuê nhân công lao động ngay tại địa phương, vừa góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương, vừa giảm được áp lực về quản lý nhân sự.

+ Thành lập tổ công tác đời sống, thường xuyên quan tâm tới đời sống tinh thần cho những công nhân từ các địa phương khác tới cũng như các công nhân tại địa

phương. Đồng thời có vai trò hoà giải những mâu thuẫn, xung đột phát sinh giữa các công nhân với nhau cũng như với dân địa phương.

+ Công tác tư tưởng cho công nhân để họ có một cuộc sống lành mạnh, góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong khu vực.

+ Có biện pháp phòng ngừa, khắc phục tác động xấu tới các công trình văn hoá, công trình công cộng, dân cư có khả năng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của dự án.

4.1.1.5. Các biện phòng ngừa sự cố môi trường trong thời gian xây dựng

- Thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì máy móc, thiết bị để đảm bảo an toàn khi vận hành.

- Tổ chức các lớp học về an toàn và vệ sinh lao động cho toàn bộ công nhân trước khi tham gia làm việc tại công trình.

- Các công nhân tham gia vận hành máy móc, thiết bị được huấn luyện và thực hành thao tác đúng cách, đúng quy trình. Biết cách giải quyết khi có sự cố xảy ra.

- Trang bị cho công nhân đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động như gang tay, khẩu trang, mũ bảo hiểm, dây thắt an toàn...

- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động khi tổ chức thi công, bố trí hợp lý các thiết bị, máy móc thi công để ngăn ngừa tai nạn.

- Có rào chắn, các biển báo nguy hiểm tại những nơi có khả năng rơi, ngã hoặc điện giật.

- Tạo hàng rào ngăn cách để tách biệt các khu vực nguy hiểm như: trạm điện, các loại vật liệu dễ cháy, dễ nổ.

- Phối hợp với các cơ quan y tế tại địa phương để có thể cứu thương kịp thời các ca tại nạn có thể xảy ra.

- Ngoài ra còn phải chú ý tới nguồn lương thực, thực phẩm và nguồn nước cung cấp cho hoạt động ăn uống hằng ngày để đảm bảo không bị ngộ độc.

4.1.2. Biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn sản xuất 4.1.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 4.1.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

Giảm thiểu ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông

Do tính đặc trưn của loại hình sản xuất nên hằng ngày cơ sở có ít xe ra vào vận chuyển hàng hóa, vì vậy ảnh hưởng từ các phương tiện giao thông là không lớn. Tuy vậy hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào cơ sở hàng ngày ít nhiều cũng phát

sinh ra bụi và các khí độc như CO, SO2, NOx,… Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho khu vực, đơn vị sẽ thực hiện các biện pháp sau:

- Thực hiện biện pháp tưới nước làm ẩm đường nội bộ, nhất là vào những ngày khô hanh và bố trí các phương tiện giao thông ra vào cơ sở hợp lý, bãi đỗ xe rộng rãi, thông thoáng từ mọi phía.

- Có chế độ điều tiết xe vận tải chở nguyên vật liệu sản xuất, sản phẩm hợp lý để tránh hiện tượng tác nghẽn giao thông tại các tuyến đường ra vào cơ sở, không đi vào các giờ cao điểm, không để nổ máy khi ô tô đã dừng.

- Tất cả các xe vận tải, máy móc tham gia vận chuyển đều được kiểm tra định kỳ đạt tiêu chuẩn của Cục Đăng kiểm về mức độ an toàn môi trường mới được phép hoạt động tại khu vực cơ sở.

- Thường xuyên vệ sinh đường nội bộ.

- Bê tông hoá các tuyến đường chính trong cơ sở để hạn chế mức độ phát sinh bụi. - Chất lượng môi trường không khí sau khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường không khí sẽ đạt QCVN: 05 – 2009 với các chỉ tiêu như sau: CO < 30 mg/m3, SO2 < 0,35 mg/m3 , NOx < 0,2 mg/m3, Bụi < 0,3 mg/m3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giảm thiểu ô nhiễm bụi phát sinh từ quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu, sản phẩm

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh (Trang 79 - 84)