Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh (Trang 48 - 52)

- Tính toán tải lượng khí thải độc hại phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu của các máy hoạt động trong công trường

3.1.1.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước

Các nguồn gây ô nhiễm:

* Ô nhiễm do nước thải xây dựng

Trong quá trình thi công xây dựng trên công trường có sử dụng nước cho các công việc xây lắp như trộn bê tông, trộn vữa, rửa đá, sỏi, tưới gạch, bảo dưỡng bê tông tại chỗ, rửa máy móc, thiết bị thi công. Sau đây là bảng định mức dùng nước cho các công việc xây lắp.

Bảng 3.11: Định mức dùng nước cho các công việc xây lắp

STT Đối tượng tiêu thụ Đơn vị tính Số lượng

1 Máy trộn bê tông l/ngày 300

2 Máy trộn vữa l/ngày 200

3 Trộn bê tông l/m3 350

4 Bảo dưỡng bê tông l/m3 200

5 Trộn vữa xây l/m3 300

6 Rửa sỏi, đá l/m3 500

7 Tưới gạch l/1000 viên 200

Dựa trên số lượng máy móc, thiết bị thi công, lượng vật liệu xây dựng tiêu thụ định mức, dùng nước tại bảng 3.11 trên, chúng ta có thể tính được nhu cầu dùng nước cho các công việc xây lắp trên công trường và lượng nước thải xây dựng phát sinh.

Bảng 3.12: Nhu cầu dùng nước và nước thải phát sinh trong thi công xây dựng

STT Đối tượng tiêu thụ Số lượng đối tượng tiêu thụ Lượng nước dùng (m3) Hệ số phát sinh Lượng nước thải (m3)

1 Máy trộn bê tông 1 máy 54 0,8 43,2

2 Máy trộn vữa 1 máy 36 0,8 28,8

3 Trộn bê tông 3000m3 1050 0,05 52,5

4 Bảo dưỡng bê tông 3000m3 500 0,2 120

5 Rửa sỏi, đá 2000 m3 750 0,8 800

6 Trộn vữa xây 500m3 300 0,1 15

7 Tưới gạch 40.000 viên 8 0,3 2,4

Tổng cộng 2743 1097,9

Nhận xét: Lượng nước thải xây dựng phát sinh trong thi công xây dựng là

1097,9m3, tương ứng với 6,1 m3/ngày. Tuy nhiên, chúng ta chỉ quan tâm đến lượng nước thải phát sinh từ các quá trình vệ sinh máy trộn bê tông, máy trộn vữa và rửa sỏi, đá do nước thải của các quá trình này có chứa đất, cát, xi măng với hàm lượng cao. * Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), chất hữu cơ (BOD), các chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh vật gây bệnh.

Theo tài liệu đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế thế giới – WHO về tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (nếu không được xử lý) được thể hiện bảng 3.13:

Bảng 3.13. Tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt (tính cho 1 người)

Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày đêm) BOD5 45 – 54 COD 72 – 103 TSS 70 – 145 NO3- (Nitrat) 6 – 12 PO43- (Photphat) 0,6 – 4,5 Amoniac 3,6 – 7,2

Nguồn: Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm đất, nước, không khí - Tập1, WHO, Generva, 1993.

Tại công trường có khoảng 30 công nhân tham gia xây dựng, theo tiêu chuẩn TC 20/TCN-BXD – Nhu cầu cấp nước sử dụng cho sinh hoạt của cán bộ, công nhân trong ngày làm việc của Bộ Xây dựng là 45lít/người/ngày và khoảng 25l/người/ngày dùng cho

hoạt động ăn uống do đó lượng nước thải sinh hoạt phát sinh là:

Q =30 người x 70 lít/người/ngày = 2100 lít/ngày = 2,1 m3/ngày.

Tải lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được tính toán trong bảng sau:

Bảng 3.14. Tải lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải

(Tính cho 30 công nhân) Các chất ô nhiễm Tải lượng các chất ô nhiễm (g/ngày)

BOD5 1.350 ÷1.620 COD 2.160 ÷ 3.090 TSS 2.100 ÷ 4.350 NO3- (Nitrat) 180 ÷ 360 PO43- (Photphat) 18÷135 Amoniac 108 ÷216

Theo ước tính, khoảng 80% nước dùng cho sinh hoạt của công nhân đều thải ra môi trường thì lưu lượng nước thải phát sinh là 1,68 m3/ngày.

Nồng độ các chất gây ô nhiễm được xác định trong bảng sau:

Bảng 3.15. Nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

TT Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/l) QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B) Cmax 1 BOD5 642,8 ÷771,1 60 2 COD 1.028,6 ÷ 1.471,4 - 3 TSS 1000 ÷ 2.071,4 120

4 NO3- (Nitrat) 85,71 ÷ 171,4 60

5 PO43- (Photphat) 8,8 ÷ 64,3 12

6 Amoniac 51,4 ÷ 102,8 12

Ghi chú:

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt - Cột B: Áp dụng khi nước thải sinh hoạt thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Nhận xét:

Nước thải sinh hoạt có chứa nhiều chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng nên nồng độ các chất gây ô nhiễm tương đối cao (nồng độ BOD5 vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 10,7÷ 12,8 lần, TSS vượt quá tiêu chuẩn cho phép 8.3 ÷ 17,2 lần, Nitrat vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,4 ÷ 2,8 lần,... ). Với đặc tính của nước thải sinh hoạt như trên sẽ gây ô nhiễm môi trường tiếp nhận nếu không có biện pháp xử lý.

* Ô nhiễm do nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn trên diện tích của dự án phụ thuộc vào lượng mưa trong năm, khi mưa xuống sẽ kéo theo đất cát, bụi bẩn, lá cây, các chất cặn bã, dầu mỡ rơi vãi... từ các sân bãi công trường, đường đi, trên các mái nhà xưởng đã xây dựng... gây ra ô nhiễm môi trường tiếp nhận.

Khối lượng và đặc điểm của nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào diện tích vùng mưa, thành phần và khối lượng các chất ô nhiễm trên bề mặt vùng nước mưa chảy qua.

Trong giai đoạn thi công xây dựng sẽ phát sinh nước mưa chảy tràn qua bề mặt khu vực dự án, lưu lượng nước mưa được tính dựa trên lượng mưa của tháng lớn nhất trong những năm gần đây.

Q = A.F (m3/tháng)Trong đó: Trong đó:

Q: lưu lượng nước mưa chảy tràn, m3/tháng.

A: lượng nước mưa tháng lớn nhất, 245,6 mm = 0,2456 m. F: diện tích khu vực xây dựng dự án, 223.327 m2.

Vậy lưu lượng nước mưa chảy tràn qua bề mặt khu vực xây dựng dự án là: 54.849,1 m3/tháng = 1.828,3 m3/ngày = 0,021 m3/s.

Đánh giá tác động của nguồn nước thải tới môi trường:

Nước thải xây dựng chủ yếu chứa đất, cát và xi măng. Khi chảy vào nguồn tiếp nhận sẽ gây ô nhiễm cho nguồn nước như làm tăng độ đục, tăng hàm lượng cặn lơ lửng và gây ra hiện tượng bồi lắng, cản trở dòng chảy. Tuy nhiên, do lưu lượng nhỏ (6,1m3/ngày) và thời gian thi công xây dựng ngắn nên ảnh hưởng của nước thải xây dựng tới môi trường không nhiều.

* Tác động của nước thải sinh hoạt:

Thành phần chủ yếu của nước thải sinh hoạt là các hợp chất hữu cơ, TSS, N, P và Coliform… khi thải vào nguồn tiếp nhận sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước như: Các hợp chất hữu cơ dễ bị ôxy hoá sinh học làm giảm lượng ôxy hòa tan, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của các loài thủy sinh; chất dinh dưỡng nitơ, phốt pho tạo điều kiện cho dong, tảo phát triển, gây ra hiện tượng phú dưỡng, làm mất cân bằng sinh thái của mương; vi khuẩn gây bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và động vật sử dụng nguồn nước vào mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên, lưu lượng nước thải sinh hoạt trong giai đoạn thi công xây dựng dự án nhỏ (2,1m3/ngày), thời gian thi công ngắn và chất lượng nước nguồn tiếp nhận tốt, khả năng đồng hóa còn cao nên ảnh hưởng tới môi trường không nhiều.

* Tác động của nước mưa chảy tràn:

Theo ước tính, trong giai đoạn thi công xây dựng dự án sẽ phát sinh một lượng nước mưa chảy tràn là 1.828,3 m3/ngày. Lượng nước này sẽ chảy tràn trên toàn bộ mặt bằng công trường sẽ cuốn theo nhiều tạp chất, đặc biệt là dầu mỡ rơi vãi và bụi đất đá, lượng nước này có thể ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên của khu vực. Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước đáng quan tâm nếu không có các biện pháp quản lý, thu gom hiệu quả. Tuy nhiên theo như ước tính, lượng nước này không nhiều nên chỉ kéo theo 1 lượng nhỏ đất cát, rác thải trên bề mặt xuống mương cạnh dự án, những tác động này không đáng kể đến việc gây bồi lắng kênh mương tiếp nhận làm đục và cản trở dòng chảy.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w