Nguồn tác động của chất thải rắn

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh (Trang 52 - 57)

- Tính toán tải lượng khí thải độc hại phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu của các máy hoạt động trong công trường

3.1.1.3. Nguồn tác động của chất thải rắn

* Ô nhiễm do chất thải rắn xây dựng:

Trong quá trình thi công xây dựng sẽ phát sinh các loại chất thải rắn bao gồm: gạch vỡ, cốp pha, sỏi, đá, cát, mẩu sắt thép, vỏ bao xi măng... Khối lượng của chúng tạm

tính bằng 0,5% khối lượng nguyên vật liệu xây dựng khoảng: 94.320 tấn x 0,5% = 471,6 tấn/6 tháng.

Lượng chất thải rắn sinh ra là rất lớn nhưng chúng không chứa các thành phần nguy hại, không bị thối rửa, không tạo mùi gây ô nhiễm môi trường. Hơn nữa chúng lại có giá trị tái sử dụng vào mục đích như: cốp pha gỗ dùng làm chất đốt; gạch vỡ, vật liệu xây dựng rơi vãi dùng để san lấp mặt bằng; vỏ bao xi măng thu hồi bán cho các cơ sở thu mua. Nếu làm tốt điều này sẽ hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng của chất thải tới môi trường khu vực.

* Ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt:

Trong giai đoạn thi công xây dựng công trình, quá trình sinh hoạt của công nhân sẽ phát sinh chất thải rắn. Theo ước tính, lượng chất thải rắn sinh hoạt do mỗi công nhân thải ra dao động trong khoảng 0,2 - 0,5 kg/người/ngày. Đối với khu vực này lấy 0,3 kg/người/ngày.

Vậy với lượng công nhân làm việc trên công trường là 30 người thì lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng ngày là: 0,3 kg/người/ngày × 30 người = 9 kg/ngày.

Lượng chất thải phát sinh tuy không nhiều nhưng nếu không thu gom hàng ngày sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và cảnh quan trong công trường và khu vực xung quanh.

* Chất thải rắn nguy hại

Trong quá trình thi công xây dựng chất thải rắn nguy hại bao gồm: các loại dẻ lau dính dầu, các thùng chứa dầu, bóng đèn hỏng… Lượng chất thải này phát sinh ít do thời gian thi công xây dựng không kéo dài. Tuy nhiên nếu phát sinh cần thu gom toàn bộ chúng vào thùng chứa.

Nhận xét chung:

Quá trình san lấp mặt bằng và xây dựng tuy kéo dài trong một thời gian ngắn nhưng một số hoạt động sẽ làm phát sinh chất ô nhiễm ra môi trường.Cụ thể bảng 3.16 dưới đây liệt kê tóm tắt về dự báo khối lượng chất thải phát sinh lớn nhất trong giai đoạn xây dựng:

Bảng 3.16. Dự báo khối lượng các chất ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng

TT Loại chất thải Đơn vị tính Khối lượng

1 Chất bẩn dạng bụi, khí

Bụi khói g/phút 0,9

Khí SO2 g/phút 0,021

Khí NOx g/phút 14,04

Khí CO g/phút 2,88

Khí VOC g/phút 0,7998

2 Nước mưa chảy tràn m3/s 0,021

3 Nước thải sinh hoạt m3/ngày 1,68

4 Chất thải rắn sinh hoạt m3/ngày 9

5 Chất thải nguy hại m3/tháng 3

6 Chất thải rắn xây dựng kg/tháng 78,6

3.1.2.Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

Các nguồn gây tác động tới môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng được trình bày trong bảng 3.16.

Bảng 3.16 Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải

TT Nguồn gây tác động

1 Quá trình thỏa thuận địa điểm, giải phóng mặt bằng 2 Quá trình đào đắp, san lấp gây xói mòn, rửa trôi đất, cát

khi mưa lớn

3 Hoạt động của máy móc, thiết bị

4 Sự tập trung lượng lớn công nhân gây ra xáo trộn đời sống xã hội địa phương

3.1.2.1.Nguồn gây tác động do tiếng ồn

Trong quá trình hoạt động của các máy móc thiết bị thi công và xe vận chuyển đất cát, nguyên vật liệu xây dựng sẽ phát sinh ra tiếng ồn.

Khả năng lan chuyền của tiếng ồn từ các nguồn gây ồn tới khu vực xung quanh được tính gần đúng bằng công thức sau:

L = Lp - ∆Ld - ∆Lb - ∆Ln (dBA)

Trong đó:

L : Mức ồn truyền tới điểm tính toán ở môi trường xung quan, dBA. Lp : Mức ồn của nguồn gây ồn, dBA.

∆Ld : Mức ồn giảm đi theo khoảng cách, dBA.

∆Ld =20*lg[(r2/r1)1+a]

Trong đó:

r1 : Khoảng cách dùng để xác định mức âm đặc trưng của nguồn gây ồn, thường lấy bằng 1m đối với nguồn điểm.

r2 : Khoảng cách tính toán độ giảm mức ồn tính từ nguồn gây ồn, m.

a : Hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất, đối với mặt đất trống trải a = 0.

∆Lb : Mức ồn giảm đi khi truyền qua vật cản. Khu vực dự án có địa hình rộng thoáng và không có vật cản nên ∆Lb = 0.

∆Ln : Mức ồn giảm đi do không khí và các bề mặt xung quanh hấp thụ. Trong phạm vi tính toán nhỏ, chúng ta có thể bỏ qua mức giảm độ ồn này.

(Nguồn: GS.TS Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội – 1997)

Từ các công thức trên, chúng ta có thể tính toán được mức ồn trong môi trường không khí xung quanh tại các khoảng cách 1m, 20m và 50m tính từ nguồn gây ồn. Kết quả tính toán được thể hiện trong bảng 3.17 dưới đây.

Bảng 3.17: Mức ồn tối đa từ hoạt động của xe vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới

STT

Phương tiện vận chuyển và thiết bị thi

công cơ giới

Mức ồn cách nguồn 1m (dBA) Mức ồn cách nguồn 20m (dBA) Mức ồn cách nguồn 50m (dBA) 1 Máy ủi 93 67 59 2 Xe lu 73 47 39

3 Máy xúc gầu trước 78 52 44

4 Xe tải 88 62 54

5 Máy khoan 87 61 53

6 Máy cưa tay 82 56 48

7 Máy đóng cọc bê tông 75 52 41

8 Trạm trộn bê tông 75 49 41

Tiêu chuẩn 12 của Bộ Y tế 85 dBA -

TCVN 5949 - 1998 - 75 dBA

Nguồn: GS.TS Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nhà xuất bản Khoa học

Kỹ thuật, Hà Nội – 1997.

Ghi chú:

+ Tiêu chuẩn 12 của Bộ Y tế ban hành theo quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT, tiêu

chuẩn này quy định tiếng ồn cho phép tại các vị trí làm việc trong môi trường lao động.

+ TCVN 5949-1998: Tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép ở khu vực công cộng và

khu dân cư.

Nhận xét: Mức ồn ngay tại nguồn phát sinh của các thiết bị máy móc tương đối lớn, một số vượt tiêu chuẩn cho phép như máy ủi, xe tải, máy cưa tay. Mức ồn tại các khoảng cách > 20 m đạt tiêu chuẩn cho phép.

Đánh giá tác động của tiếng ồn:

Tiếng ồn phát sinh trong giai đoạn này chủ yếu từ các xe vận chuyển đất cát, nguyên vật liệu xây dựng ra vào công trường và từ các loại máy hoạt động trong công trường như máy xúc, xe ủi, xe lu, máy trộn bê tông, máy đóng cọc bê tông... Theo tính toán mức ồn và khả năng lan truyền tiếng ồn của các loại xe, máy trên tại bảng 3.17 cho thấy: mức ồn ngay tại hầu hết các nguồn phát sinh đều nằm dưới mức tiêu chuẩn cho phép (Tiêu chuẩn 12 của Bộ Y tế) quy định về tiếng ồn tại các vị trí làm việc trong môi trường lao động; khả năng lan truyền tiếng ồn của mỗi nguồn ồn là không xa và từ khoảng cách 50m, mức ồn đã đạt tiêu chuẩn quy định (TCVN 5949 - 1998). Như vậy với từng nguồn ồn riêng lẻ thì không gây ra ô nhiễm môi trường làm việc và môi trường xung quanh. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, mức ồn tại mỗi điểm là cộng hợp của nhiều nguồn ồn khác nhau, vì vậy khả năng gây ô nhiễm tiếng ồn là khá cao. Tiếng ồn

cao có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người như: làm giảm khả năng nghe, gây các bệnh về thần kinh.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w