Các sự cố khác:

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh (Trang 76 - 79)

- Tính toán tải lượng khí thải độc hại phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu của các máy hoạt động trong công trường

c) Các sự cố khác:

- Sự cố kĩ thuật hoặc do công nhân không tuân thủ các quy định trong thao tác, vận hành thiết bị, v.v... gây ra các sự cố về chập điện, cháy nổ.

- Sự cố trong vệ sinh thực phẩm: ngộ độc thức ăn tập thể.

- Sự cố do dịch bệnh: lây lan nhanh trong tập thể người lao động,...

3.4.2. Giai đoạn hoạt động

Dự án sẽ lập các phương án phòng chống rủi ro về sự cố môi trường, tuy nhiên các sự cố vẫn có thể xảy ra mặc dù xác suất rất nhỏ. Việc dự báo các khả năng có thể xảy ra sự cố là điều cần thiết được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3.31. Các sự cố về môi trường có thể xảy ra

TT Hoạt động Các sự cố môi trường

1. Vận chuyển nguyên liệu, thành phẩm

- Tai nạn lao động - Đổ hóa chất. 2. Phun thuốc trừ sâu,

thuốc bảo vệ thực vật,...

Ngộ độc hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật

3. Vận hành hệ thống điện - Cháy nổ do chập điện

4. Vận hành hệ thống xử nước thải

Hệ thống xử lý không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả gây ô nhiễm môi trường trong khu vực làm việc và môi trường khu vực xung quanh 5. Hệ thống cứu hoả Hệ thống cứu hoả không hoạt động được khi có sự cố

để xẩy ra hoả hoạn gây hậu quả nghiêm trọng. 6. Nước mưa chảy tràn - Hệ thống thoát nước bị tắc nghẽn.

- Báo cáo đã thực hiện đầy đủ theo hướng dẫn của Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

- Báo cáo đã đánh giá chi tiết các hoạt động cũng như mức độ ảnh hưởng đến môi trường

- Các nguồn tài liệu tham khảo về chuyên môn được đánh giá cao như tài liệu của Lê Thạc Cán – Hướng dẫn lập báo cáo ĐTM, tài liệu đánh giá nhanh WHO, ...

- Việc tiến hành lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm được thực hiện bởi Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam, một đơn vị có nhân lực và thiết bị đầy đủ nhất trong lĩnh vực quan trắc môi trường tại địa phương.

- Các công thức, hệ số tính được tham khảo bởi các giáo trình, các đề tài nghiên cứu khoa học đã được công nhận.

- Quá trình đánh giá đã sử dụng các phương pháp Lập báo cáo ĐTM như:

+ Phương pháp thống kê: Nhằm thu thập và xử lý số liệu khí tượng, thuỷ văn, kinh tế - xã hội tại khu vực Dự án. Độ tin cậy của các số liệu thống kê này được đánh giá là rất cao.

+ Phương pháp khảo sát, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm các thông số về chất lượng môi trường: Để xác định hiện trạng môi trường khu

vực thực hiện Dự án. Các phương pháp này được tiến hành theo đúng quy định hiện hành của các TCVN tương ứng. Tuy nhiên sai số không thể tránh khỏi, đó là: sai số thiết bị, sai số do khâu phân tích,...

+ Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm: Phương pháp này do

WHO thực hiện nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động của Dự án. Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá nhanh, cung cấp một cách nhìn trực quan đối với các vấn đề môi trường có liên quan trực tiếp đến sức khỏe. Tuy nhiên độ chính xác còn phụ thuộc rất nhiều vào đặc thù của từng ngành công nghiệp, khả năng đề kháng của cơ thể, sức chịu tải của môi trường,... cho nên một cách định tính thì độ chính xác của phương pháp là có thể chấp nhận được trong phạm vi của ĐTM, khi tiến hành thiết kế kỹ thuật chi tiết cho các biện pháp xử lý chất thải thì phương pháp này cần được nhìn nhận một cách cụ thể hơn.

+ Phương pháp so sánh: Đánh giá các tác động trên cơ sở so sánh các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.

+ Phương pháp điều tra kinh tế - xã hội: Được sử dụng trong quãng thời gian điều tra ý kiến cộng đồng, các nhà quản lý liên quan đến Dự án. Mức độ tin cậy của số liệu phụ thuộc vào quy mô điều tra, đối tượng được điều tra, tính khác quan của người cung cấp số liệu.

Sự đánh giá ảnh hưởng của hoạt động dự án đến môi trường ở trên được thực hiện dựa vào việc nghiên cứu kỹ lưỡng, tỷ mỉ quy trình công nghệ và quy mô của dự án, hiện trạng của khu vực. Các phương pháp sử dụng đánh giá tác động điều có mức độ tin cậy cao. Mặc dù vậy các phương pháp trên cũng không tránh khỏi các hạn chế về việc thiếu các số liệu.

CHƯƠNG 4

BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪAVÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Dự án xây dựng Cơ sở sản xuất rau an toàn tất yếu sẽ có những tác động đến môi trường xung quanh Dự án. Vì vậy việc đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường là cần thiết.

Trên cơ sở kết quả phân tích chất lượng môi trường khu vực Dự án (chương 2) và kết quả đánh giá tác động của Dự án môi trường (chương 3), các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và các tác động có hại đến môi trường lao động và xung quanh do hoạt động của Dự án được đề xuất như sau:

4.1. Biện pháp giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường

4.1.1.Biện pháp giảm thiểu giai đoạn xây dựng

4.1.1.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí

a. Biện pháp giảm thiểu bụi

- Yêu cầu các xe vận chuyển đất cát, nguyên vật liệu xây dựng ra vào công trường theo đúng lịch trình và vận tốc đã qui định.

- Qui định tải trọng xe vận chuyển theo chất lượng đường giao thông trong khu vực. - Qui định các loại xe vận chuyển đảm bảo đạt tiêu chuẩn thải mới được phép hoạt động, hạn chế các loại xe quá cũ nát.

- Khuyến khích sử dụng các xe vận chuyển vật liệu xây dựng có thùng kín. Đồng thời tiến hành việc che đậy cẩn thận bề mặt các thùng xe chở đất cát và vật liệu xây dựng.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w