Những đề xuất mang tính khuyến nghị.

Một phần của tài liệu Vấn đề nhà ở của sinh viên đang theo học tại Tp.HCM (Trang 62 - 66)

- Đa số sinh viên trong mẫu nghiên cứu có cuộc sống đi ở trọ, hoặc ký túc xá.

2.Những đề xuất mang tính khuyến nghị.

Từ những kết luận như trên, để đáp ứng được nhu cầu nhà ở của sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM , chúng tôi xin đưa ra một vài ý kiến mang tính chất khuyến nghị như sau:

2.1.Giải pháp mang tính chiến lược:

Nhà nước muốn tạo lập nhà ở cho sinh viên công nhân, thì nhà nước phải đi đầu trong chiến dịch này, vì đây là trách nhiệm của nhà nước. Thậm chí nhà nước phải chịu thiệt khi đứng ra đền bù giải tỏa, tạo quỹ nhà mà không nên đề cập đến vấn đề lợi nhuận:

- Để giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh liên quan tới việc phát triển giáo dục đại học, trong Nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư cần quy định những điều kiện và nội dung cụ thể, ràng buộc trách nhiệm của địa phương và các đơn vị trường học trong việc quy hoạch và phát triển giáo dục đại học.

- Cần sớm phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020,

- Phát triển các trường các trường đại học, cao đẳng, trung cấp phải được gắn với quy hoạch khu nhà ở cho sinh viên – học sinh. Quy hoạch khu nhà ở, ký túc xá cho sinh viên cần đáp ứng quy hoạch chung của đô thị, nhà ở dành cho sinh viên và là một bộ phận cấu thành của hệ thống nhà ở đô thị.

- Cần ban hành hệ thống tiêu chuẩn nhà ở tối thiểu cho học sinh – sinh viên trong khu các trường (đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp), đồng thời điển hình hóa các thiết kế nhà ở nhằm thống nhất và đảm bảo phù hợp với nhu cầu và khả năng của sinh viên tại các trường.

- Đa dạng hóa các hình thức đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên. Ngoài việc xây dựng nhà ở từ nguồn vốn nhà nước, cần khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở thương mại để cho thuê, thuê mua, bán trả dần (trả góp), trả chậm…

- Có chính sách hỗ trợ, miễn giảm tiền thuê đất đối với việc xây dựng nhà ở cho sinh viên và người có thu nhập thấp để việc xây dựng nhà ở cho thuê hoặc bán đảm bảo: thu hồi được vốn và có lãi đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; tạo điều kiện cho sinh viên có thể thuê nhà với giá rẻ, chất lượng vừa phải.

2.2. Giải pháp thiết thực:

Thực tiễn ở Tp. HCM đã chỉ rõ, giải quyết vấn đề nhà ở trong đó có nhà ở cho sinh viên có ý nghĩa quan trọng như phát triển kinh tế, phát triển đô thị… chiến lược nhà ở là động lực của phát triển kinh tế cũng như ổn định về mặt xã hội.

Hiên nay nhà trọ tư nhân đang trở thành kênh chính cung cấp dịch vụ nhà ở cho sinh viên ở Tp. HCM. Vì thế, để đảm bảo an ninh và chất lượng cho đời sống sinh viên, nhà trọ tư nhân cần có sự quản lý và theo tiêu chuẩn nhất định về nhà ở và giá thuê nhà, giá điện nước của nhà nước. Đồng thời nhà nước phải có chính sách ưu đãi về thuế và giá cả điện nước cho các nhà trọ này và hỗ trợ về mặt tài chính như cho vay với giá cả ưu đãi để nhà chủ nâng cao chất lượng nhà ở theo tiêu chuẩn của nhà nước.

Khi dành riêng quỹ đất để xây nhà cho HSSV ở các trường học thì cần phải tính trên cơ sở HSSV sắp có và hiện có để xây dựng mô hình phù hợp.

Ngoài ra, đi tìm một giải cho bài toán nhà ở của sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chúng tôi nhận thấy rằng: mô hình lý tưởng nhất cho sinh viên là xây dựng những ký túc xá phù hợp tiêu chuẩn tối thiểu phải đảm bảo cho việc ăn ở, sinh hoạt, học tập và giải trí của sinh viên. Có khuôn viên để sinh viên rèn luyện thân

thể, chơi thể thao, thư giãn, có dịch vụ internet, có phòng đọc báo xem ti vi, phòng học chung đủ rộng thoáng mát.

Chúng xin đưa ra đưa ra một số mô hình mang tính chất tham khảo:

Mô hình thứ nhất: đó là mô hình xây dựng ký túc xá dựa trên 3 nguồn lực: Chính quyền thành phố - chính quyền phường -Trường Đại học.

Mô hình này xuất phát từ lý do là các trường Đại học – cao đẳng ngoài công lập hiện nay gặp khó khăn trở ngại lớn nhất là quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ tầng không có, thứ hai là không đủ kinh phí để xây dựng ký túc xá cho sinh viên. Ở mô hình này, chính quyền thành phố hỗ trợ về quỹ đất ở các quận huyện ngoại thành cho các trường thuê dài hạn trong 50 năm. Các trường huy động nguồn vốn vay từ ngân hàng với lãi suất thấp.

Ưu điểm của mô hình này là: Giải quyết được số lượng sinh viên cần chỗ trọ của trường. Giảm được một phần áp lực của mật độ dân số trong nội thành. Ổn định về trật tự xã hội. Về mặt quản lý trường Đại học – cao đẳng quản lý được sinh viên thông qua ban quản lý ký túc xá. Chính quyền phường sẽ quản lý tốt về an ninh trật tự. Hạn chế được những tệ nạn xảy ra trong sinh viên hiện nay khi mà nhà trường và chính quyền đang buông lỏng sự quản lý (hút chích ma tuý, mại dâm, cờ bạc, rượu chè nhậu nhẹt, cà phê đèn mờ, gây rối trật tự công cộng…). Sinh viên có môi trường lành mạnh để học tập, sinh hoạt, giải trí.

Các dịch vụ bổ trợ: Xây dựng tuyến xe buýt đưa đón sinh viên từ ký túc xá đến trường với thời gian hợp lý phù hợp với giờ học của sinh viên. Hình thành hệ thống nhà sách, bưu điện, tiệm internet, chợ, trạm y tế, thư quán sinh viên, tiệm bán báo, quán giải khát (những cơ sở này dựa vào nguồn lực của dân cư xung quanh ký túc xá góp phần kích thích sự phát triển dịch vụ của địa phương).

Nhược điểm của mô hình: Nguồn vốn thu hồi chậm. Sẽ khó khăn cho thành phố trong việc phân phối khi mà quỹ đất không còn nhiều. Trường Đại học sẽ mang nặng gánh trả tiền lãi và tiền thuê đất hàng năm. Tuy nhiên những nhược điểm của mô hình trên có thể khắc phục được khi mà thành phố có một chính sách rõ ràng và thoả đáng cho các trường phát triển về cơ sở vật chất. Trong thời gian qua các trường

đại học, cao đẳng đặc biệt khối ngoài dân lập trên địa bàn thành phố đã không ngừng phát triển, khẳng định tên tuổi và vị trí của mình trong hệ thống giáo dục của đất nước, góp phần không nhỏ trong việc cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho Tp. HCM nói riêng và các tỉnh thành phía Nam nói chung. Vì vậy mà chính quyền thành phố không thể không quan tâm đến cuộc sống của sinh viên các trường ngoài công lập.

Mô hình 1 này không chỉ áp dụng cho các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập mà nó còn có thể áp dụng cho các trường khối công lập hiện nay cũng đang thiếu nguồn kinh phí để giải quyết bài toán nhà ở cho sinh viên.

Khó khăn lớn nhất của mô hình 1 chính là quỹ đất của thành phố hiện nay rất hạn hẹp và không còn nhiều, vì vậy chúng tôi cũng xem xét và đưa ra mô hình thứ

hai là một dạng mô hình mà một số trường đại học đang tiến hành thử nghiệm để giải

quyết bài toán về quỹ đất dựa trên nguồn lực từ nhân dân. Mô hình này hình thành trên cơ sở thực tế là sự tự phát trong nhân dân khi xây dựng ồ ạt các nhà trọ mà không hề có một quy hoạch và hỗ trợ từ chính quyền địa phương ngoài việc cấp phép xây dựng nhà tạm cấp 4 và giấy phép kinh doanh loại hình nhà trọ, gây một hỗn độn không thể kiểm soát trong quản lý đô thị vừa qua.

Mô hình mà chúng tôi đưa ra là thiết kế lại ngôi nhà của người dân thành một ký túc xá mi ni, hay khu lưu xá sinh viên với sức chứa từ 20 - 50 sinh viên. Mô hình này dựa trên 4 nguồn lực: Nhà trường – chủ nhà trọ – chính quyền - ngân hang. Tức là người dân có cơ ngơi sẵn, cho trường mướn hàng tháng sẽ chia đôi lợi nhuận sau khi trừ đi các chi phí.

Ưu điểm của hình thức liên kết này là các trường Đại học có thể trực tiếp quản lý được sinh viên của mình, có ký túc xá dạng mi ni để sinh viên ở lâu dài. Nguồn thu từ việc cho sinh viên thuê phòng ở sẽ trang trãi chi phí với chủ nhà và các chi phí duy trì hoạt động của ký túc xá.Giải quyết thấu đáo nhu cầu cấp thiết hiện nay về chỗ trọ đối với sinh viên. Huy động được nguồn quỹ đất trong dân. Kích thích kinh tế dịch vụ trong khu vực phát triển. Ổn định tình hình an ninh trật tự trong địa bàn dân cư. Sinh viên có môi trường lành mạnh để học tập, sinh hoạt. Về mặt quản lý: trường

quản lý sinh viên mình thông qua chủ nhà trọ, kịp thời hỗ trợ sinh viên khi cần thiết. Chính quyền địa phường cũng dễ dàng quản lý về nhân khẩu thông qua chủ nhà trọ.

Trách nhiệm các bên liên quan: Hợp đồng ký kết giữa chủ nhà trọ với trường có sinh viên. Chính quyền quận huyện có trách nhiệm hỗ trợ về giấy phép xây dựng, giấy phép kinh doanh nhà trọ. Chính quyền thành phố có chính sách cụ thể trong việc miễn giảm thuế cho loại hình kinh doanh đặc biệt này. Có chính sách để chủ nhà trọ có thể vay vốn kích cầu từ ngân hàng.

Thiết lập hệ thống xe buýt đưa đón sinh viên từ khu dân cư đến trường.

Đây là một mô hình rất khả thi mà chúng ta có thể áp dụng cho sinh viên toàn thành phố hiện đang sống trọ trong nhà dân.

Nhược điểm của mô hình này là phòng ốc được xây dựng sẵn theo thiết kế của căn hộ gia đình, không phù hợp với môi trường sống, sinh hoạt của sinh viên như cần một khoảng không gian cần thiết để phơi đồ, ngồi chơi, tiếp bạn bè họ hàng tới thăm, không có chỗ để học nhưng đây gần như là nhược điểm chung của những nhà trọ trong dân.

Tuy nhiên, thực hiện được mô hình này, thành phố sẽ có một bộ mặt đô thị gọn gàng quy củ hơn, ổn định về mặt trật tự xã hội. Sinh viên có chỗ ở ổn định để có thể học hành. Nhà trường giải quyết được vấn đề khó tháo gỡ bấy lâu nay.

Một phần của tài liệu Vấn đề nhà ở của sinh viên đang theo học tại Tp.HCM (Trang 62 - 66)