viên.
Đứng trước thực trạng cũng như nhu cầu nhà ở của bản thân sinh viên và thực trạng đáp ứng của xã hội, sinh viên trên địa bàn nghiên cứu đề xuất rất nhiều ý kiến khác nhau trong cách giải quyết bài toán nhà ở cho sinh viên. Mục đích cuối cùng của họ là mong sao các đơn vị, cơ quan ban nghành chức năng, tổ chức có trách nhiệm quan tâm đến đời sống sinh viên không chỉ ở phương diện học tập mà còn trên tất cả các phương diện khác đặc biệt vấn đề nhà ở.
Trong đề tài, chúng tôi thu thập các thông tin liên quan tới những đề xuất của sinh viên thông qua các câu hỏi mở. Thông tin thu được chắc chắn sẽ không đầy đủ và mang tính đại diện nhưng nó cũng phần nào giúp chúng ta thấy được nhu cầu nhà ở của sinh viên ở các trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
5.1. Đề xuất của sinh viên về phía nhà trường.
Đề xuất lớn nhất của sinh viên trên địa bàn nghiên cứu về phía nhà trường là xây dựng ký túc xá, nhà trọ sinh viên với chất lượng tốt, giá cả phù hợp với túi tiền của sinh viên… (chiếm 32.3% trong tổng số 158 ý sinh viên trả lời). Tiếp sau đó họ cho rằng nhà trường không chỉ quan tâm đến việc học tập mà phía quan tâm chăm lo đến đời sống của họ, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho họ an tâm sinh hoạt và học tập… (22.8%). Bên cạnh đó là họ mong muốn hàng năm nếu như nhà trường mà sinh
Lý do Trường hợp Tỉ lệ (%)
Nhà trọ biệt lập có điều kiện thuận tiện cho việc
học tập và sinh hoạt 13 5.4
Nhà trọ biệt lập thoải mái, tự do trong cuộc
sống sinh hoạt 157 65.7
Nhà trọ chung với chủ đảm bảo an ninh an toàn 4 1.7 Ký túc xá gần trường, giá rẻ, phù hợp cho việc
học tập và sinh hoạt 53 22.2
Nhà trọ chung với chủ được sự quản lý chặt chẽ
nên học tập tốt 12 5
viên theo học không thể có ký túc xá, hoặc ký túc xá không đáp ứng được nhu cầu của sinh viên thì nên tổ chức các hình thức hỗ trợ các tân sinh viên các nguồn nhà trọ, chỗ ở tốt đảm bảo điều kiện sinh hoạt cũng như học tập của họ… (22.1%). Các trường nếu có cũng nên mở rộng ký túc xá để đáp ứng nhu cầu nhà ở của sinh viên hàng năm tăng cao, giảm bớt số lượng người ở trong phòng ký túc xá, cùng với việc mở rộng các loại hình dịch vụ để phục vụ đời sống sinh hoạt cũng như học tập của sinh viên (lắp đặt internet miễn phí, mỗi phòng nên có tivi, phòng tập thể dục, khu sinh hoạt chung…)…chiếm (5.1%). Ngoài ra sinh viên còn mong muốn nhà trường giảm học phí (8.2%), tổ chức và mở rộng các loại hình vui chơi giải trí cho sinh viên 2.5%
5.2. Đề xuất của sinh viên về phía chủ nhà trọ.
Chúng ta biết rằng giá nhà cho sinh viên thuê thường rất cao do nhu cầu của sinh viên quá lớn. Vì vậy mà các công trình thường xây nhanh, xây bằng các loại vật liệu rẻ tiền nên chất lượng nhà rất kém. Chính vì thế, điều mà sinh viên mong muốn nhất từ phía chủ nhà trọ chính là các chủ nhà trọ quan tâm hơn nữa đến đời sống sinh viên, mong rằng chủ nhà hiểu và thông cảm đến hoàn cảnh của sinh viên. Chính vì thế mà họ mong rằng chủ nhà trọ có thái độ thân thiện, quan tâm giúp đỡ sinh viên trong cuộc sống…(44% trong tổng số 150 sinh viên trả lời), cải thiện chất lượng nhà cho thuê (mở rộng diện tích nhà ở, điện nước sinh hoạt, cải thiện vệ sinh môi trường nơi cho thuê trọ) kết hợp với mở rộng các loại hình dịch vụ (internet, khu vui chơi giải trí…). Ngoài ra đa số sinh viên mong muốn chủ nhà trọ đảm bảo an ninh cho người đến thuê ở trọ (8.7%).
Đối với sinh viên mức khoản chi cho tiền nhà là một khoản chi cố định trong đời sống sinh hoạt của họ, chính vì thế đây là một vấn đề đang được rất quan tâm của sinh viên. Từ kết quả khảo sát cho thấy hiện nay họ phải trả mức giá tiền thuê nhà trọ khá cao, chính vì lý do đó mà họ cho rằng các chủ nhà trọ nên giảm giá tiền thuê nhà cùng với điện nước sinh hoạt một cách phù hợp chiếm 32%.
Khi đến tạm trú tại thành phố Hồ Chí minh sinh viên chịu sự quản lý của chính quyền địa phương nơi đây đặc biệt là chính quyền địa phương nơi sinh viên ở trọ, thông qua việc khai báo tạm trú tạm vắng… Tuy nhiên, thường thì việc khai báo tạm trú được thực hiện thông qua chủ nhà trọ nên sinh viên thường ít tiếp xúc trực tiếp với cán bộ địa phương. Chính điều này cũng thể hiện sự thiếu trách nhiệm cũng như thiếu sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với sinh viên đến thuê ở trọ chính vì thế có (56.8%) trong tổng số 132 sinh viên tham gia ý kiến mong muốn chính quyền địa phương nơi sinh viên đang sinh sống đảm bảo an ninh trật tự trong các khu trọ để sinh viên có thể an tâm học hành và sinh hoạt. Bên cạnh đó họ cũng mong muốn chính quyền địa phương nên có sự quan tâm hơn đến đời sống sinh viên, thông cảm và giúp đỡ họ những khó khăn trong cuộc sống (34.8%). Ngoài ra chính quyền địa phương cũng thường xuyên quan tâm đến vấn đề khai báo tạm trụ tạm vắng của sinh viên (3.8%), thường xuyên kiểm tra chất lượng các khu trọ cho sinh viên thuê ở, có những hình thức sử phạt thích đáng đối với chủ nhà trọ xây nhà cho thuê kém chất lượng và giá thuê nhà cao (4.5%).
5.4. Đề xuất của sinh viên về phía nhà nước.
Việc quan tâm đến đời sống cũng như nhà ở của sinh viên không chỉ là trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà trường, chính quyền địa phương nơi sinh viên theo học mà còn là của phía nhà nước.
Chính vì thế trong tống số 100 sinh viên tham gia trả lời thì có (65%) sinh viên đề xuất nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ, quan tâm đến đời sống sinh viên như tạo ra nhiều xuất học bổng, giảm học phí, hỗ trợ giá tiền thuê nhà, hỗ trợ giá điện nước sinh hoạt…Có (15% ) ý kiến cho rằng nhà nước nên hỗ trợ xây ký túc xá, nhà trọ chất lượng, tiện nghi đầy đủ cùng với việc hỗ trợ giá tiền thuê nhà trọ cho sinh viên, (16%) đề xuất nên có chính sách đầu tư phối hợp với tư nhân, các trường đại học cao đẳng trong việc xây nhà ở cho sinh viên
Ta thấy rằng những đề xuất của sinh viên rất cụ thể và thực tế. Nó không xa vời mà xoáy sâu vào những mặt còn hạn chế của các các đơn vị, cơ quan ban nghành, tổ chức có trách nhiệm. Đó còn là biểu hiện của những khó khăn và những mong
muốn của sinh viên liên quan tới đời sống sinh hoạt và vấn đề nhà ở. Những đề xuất này có ý nghĩa trong việc giúp cho các đơn vị nhất định là nhà trường, nhà nước và địa phương nơi sinh viên sinh sống đưa ra được những giải pháp, phương hướng hoạt động phù hợp nhất với nhu cầu nhà ở của sinh viên hiện nay.
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1. Một vài nhận định từ kết quả nghiên cứu.
Từ những phân tích trên, chúng tôi đưa ra những nhận định về những vấn đề nhà ở và đời sống sinh viên trên địa bàn nghiên cứu với những đặc trưng nổi bật sau:
- Nhu cầu nhà ở của sinh viên là rất lớn, hiện nay đang nhận được sự quan tâm từ nhiều phía nhà nước, các cơ quan ban nghành chức năng, các đơn vị trường học qua các chính sách, dự án đầu tư, nhưng sự đáp ứng của xã hội nói chung còn hạn hẹp mới chỉ đáp ứng được lượng nhỏ nhu cầu nhà ở của sinh viên.
- Có rất nhiều yếu tố tác động đến sự lựa chọn chỗ ở của sinh viên. Một là những yếu tố về mối quan hệ xã hội là một trong những yếu tố quan trọng trong tiêu chí chọn nhà ở cho sinh viên. Yếu tố thứ hai có ảnh hưởng đến sự lựa chọn nhà ở của sinh viên bị chi phối bởi hai mục đích là phục vụ tốt cho việc học tập và thuận lợi trong cuộc sống sinh hoạt. Ngoài ra như đặc điểm bản thân và gia đình (giới tính, năm theo học) cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn nơi ở của sinh viên.
-Do nhu cầu cuộc sống và học tập sinh viên khó có thể có được chỗ ở ổn định và có nhiều lý do để sinh viên chuyển nơi ở. Trung bình số lần chuyển nhà của sinh viên là trên 3 lần.