Từ thực tế điều kiện nhà ở và cuộc sống hiện tại cũng như những gì mà sinh
viên trên địa bàn nghiên cứu đã và đang đối diện thì họ có những cảm nhận nhất định về chỗ ở cũng như cuộc sống nơi họ đang tạm trú và làm việc. qua khảo cứu có 35% sinh viên cho rằng nơi ở mà họ đang sống là tốt, 14.2% là rất tốt, 32.1% cho rằng nơi ở là tạm ổn có cuộc sống bình thường. Có 15% sinh viên cho rằng nơi ở của họ là rất không tốt (thiếu thốn, chật chội, ô nhiễm môi trường, an ninh không đảm bảo…). Và 3.7% cho rằng con người nơi họ sinh sống thân thiện và hòa đồng.
Những cảm nhận nơi ở hiện tại là những yếu tố tác động đến việc lựa chọn nơi ở ổn định của sinh viên. Qua khảo sát ta thấy rằng có 19.6% khẳng định rằng sẽ chuyển nơi ở với những lý do là muốn đến nơi ở có cuộc sống sinh hoạt và học tập tốt hơn (9.6%), chuyển đến gần trường để thuận tiện cho việc đi lại học tập (3.4%), muốn ở chung với bạn bè người thân (4%), chuyển đến nơi có giá cả phù hợp hơn (12.4%), chuyển vào ký túc xá giá cả phù hợp có điều kiện học tập giao lưu và sinh hoạt tốt hơn cuộc sống ở trọ bên ngoài (4.5%), nhưng bên cạnh đó cũng không ít sinh viên cho rằng ký túc xá quá đông đúc chật chội nên phức tạp gây khó khăn cho việc sinh hoạt và học tập nên chuyển ra ở trọ bên ngoài (4.5%). Có 42.9% lưỡng lự chua biết có chuyển chỗ ở hay không vì còn tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế gia đình, nhu cầu học tập, tùy thuộc vào chủ nhà nếu chủ nhà đuổi thì đi (14.1%). Và có 7.5% sinh viên trả lời sẽ không chuyển nơi ở vì chỗ ở hiện tại tiện nghi, phù hợp với sinh hoạt cũng như học tập (36.7%), ngoài ra cũng muốn ổn định một nơi ở nên không chuyển vì sinh viên ở trọ đa số là người ngoại tỉnh, thường có tâm lý thụ động. Chính vì vậy họ không đòi hỏi nhiều và cũng không phải ai cũng có ý thức xây dựng môi trường xung quanh. Sinh viên chấp nhận điều kiện sống ấy bởi không còn sự lựa chọn nào khác, khi điều kiện kinh tế gia đình của đa số sinh viên ngoại tỉnh còn rất khó khăn.
4.1.Chỗ ở mong muốn của sinh viên.
Khái niệm “chỗ ở đáng mong muốn” được xác định qua một số chỉ báo như công năng nhà, kiểu loại nhà, vị trí, diện tích, số phòng…đó là đối với người dân nói chung còn đối với sinh viên thì chỗ ở mong muốn là chỗ yên tĩnh, giá cả phù hợp,
không cần tiện nghi, chỉ cần đảm bảo an ninh, điện nước sinh hoạt tốt… (xem biểu đồ 4.1)
Biểu đồ 4.1: Hình thức ở sinh viên lựa chọn
Nguồn: kết quả khảo sát của chúng tôi tại các trường đại học – tháng 3/2009
Tất cả các sinh viên khi được hỏi về sự lựa chọn hình thức nhà ở trong tương lai thì có 64.2% sinh viên thích ở nhà trọ biệt lập bên ngoài hơn với những điều kiện theo tiêu chuẩn thành phố với lý do nhà trọ biệt lập thoải mái tự do trong cuộc sống sinh hoạt 65.7%, có điều kiện thuận tiện cho việc sinh hoạt và học tập tốt hơn 5.4%. Tuy nhiên có 7.5% trả lời lựa chọn hình thức ở trọ chung với chủ nhà với 2 lý do chính đó là ở chung với chủ tuy có khắt khe nhưng được sự quản lý chặt chẽ sẽ học tập tốt hơn 5% và ở chung với chủ nhà sẽ được đảm bảo an ninh, an toàn cho bản thân 1.7%. Số sinh viên lựa chọn vào ký túc xá sống là 25% với lý do chung là ký túc xá gần trường, có giá cả phù hợp, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt 22.2%. (Xem bảng 4.1)
Nguồn: kết quả khảo sát của chúng tôi tại các trường đại học – tháng 3/2009