“Mình là sinh viên ở tỉnh, nhà mình không có đủ điều kiện để mua nhà ở thành phố này cho mình ở, mình lại không có người quen ở thành phố này nên

Một phần của tài liệu Vấn đề nhà ở của sinh viên đang theo học tại Tp.HCM (Trang 32 - 42)

thành phố này cho mình ở, mình lại không có người quen ở thành phố này nên phải đi ở trọ…”.

(Sinh viên nử, năm 4, Trường Đại học Kỹ thuật công nghệ).

2.3.2.1. Loại nhà ở

Thực ra việc khảo sát chất lượng nhà ở cũng khá phức tạp khi ranh giới giữa các loại nhà không được rõ rệt. Tuy nhiên theo kết quả điều tra cộng với sự quan sát của nhóm nghiên cứu chúng tôi đã cho thấy loại nhà đúc (đổ bê tông) và nhà gạch (mái tôn) được sinh viên lựa chọn thuê ở nhiều nhất lần lượt chiếm tỉ lệ 49.4% và 44.4% trong tổng số 160 sinh viên, nhà tạm bợ và nhà gỗ ghép chiếm tỉ lệ thấp 6.3% (xem biểu đồ 2.1). Đối với Tp. HCM, việc người dân ở loại nhà gạch mái tôn cũng là phổ biến, tuy nhiên trong nhà họ thường có trần nhà khá đẹp, còn đối với nhà trọ của sinh viên thì việc có trần nhà là hiếm thấy. Nếu nhà nào có trần dù bán kiên cố hay kiên cố thì chúng tôi thì chúng tôi đều cho đó là loại nhà đúc.

Những loại nhà trên với đặc trưng khí hậu miền Nam nắng nóng quanh năm sẽ không tránh khỏi tình trạng nóng bức đặc biệt là nhà gạch mái tôn điều này cũng hạn chế thời gian ngủ nghỉ, sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến việc học tập cũng như sinh hoạt của sinh viên. Tuy nhiên những loại nhà này có mức độ kiên cố cao và an toàn cao, và việc đảm bảo vệ sinh nơi ở cũng tốt hơn các loại nhà ở tạm bợ khác trong khi giá cả hợp lý với mức tiền sinh viên có hàng tháng.

Biểu đồ 2.2: Loại nhà ở (tỉ lệ %)

Nguồn: kết quả khảo sát của chúng tôi tại các trường đại học – tháng 3/2009

Như vậy nhìn chung theo kết quả nghiên cứu loại hình, nhà ở trong mẫu khảo sát không ở mức quá thấp kém, hay rơi vào tình trạng nhà tạm bợ, nhà ổ chuột.

2.3.2.2. Giá tiền nhà.

Trong tổng 240 sinh viên của mẫu nghiên cứu thì chỉ có 5.4% sinh viên ở nhờ nhà người quen không phải đóng tiền nhà, còn lại là 94.6% sinh viên hàng tháng phải chi trả tiền nhà.

Theo kết quả nghiên cứu thì có 23.7% có chi phí cho tiền nhà hàng tháng từ 50.000 - 150.000đồng/1 người/1 tháng (chủ yếu là sinh viên ở trong ký túc xá), còn lại là 46.% phải trả tiền nhà từ 170.000 – 300.000 đồng, 15% là phải trả tiền nhà từ 320.000 – 400.000 đồng, đặc biệt là có tới 9.2% sinh viên phải trả tiền trọ với mức trên 400.000 đồng. (Xem biểu đồ 2.3).

Nguồn: kết quả khảo sát của chúng tôi tại các trường đại học – tháng 3/2009

Trong tổng số 237 sinh viên phải đóng tiền nhà hàng tháng thì số tiền thấp nhất sinh viên phải trả cho 1 tháng là 50.000 đồng và cao nhất là 800.000 đồng/1 người/1 tháng, như vậy ta có thể dễ dàng nhận thấy sinh viên thuê nhà trọ ở bên ngoài nhà dân hiện nay đang chịu một mức giá khá cao, trung bình là 274.000 đồng/1 tháng (Xem phụ lục bảng 1.6), tức là phải trả số tiền để thuê nhà ở là 9.133 đồng/1 người/1 ngày. Trong khi đó điều kiện sinh hoạt ở nhà trọ vẫn chưa thể đảm bảo một chỗ học tập, nghỉ ngơi tốt nhất. Chính vì thế có 34.1% (78 sinh viên) đánh giá số tiền thuê trọ không phù hợp với giá cả chung của thị trường hiện nay.

Trong số 78 sinh viên trả lời giá tiền nhà chưa phù hợp thì đa số trong họ cho rằng tiền nhà nên ở mức từ 200.000 đồng trở xuống (59.5%), trong đó mức giá từ 100.000 đồng trở xuống có 22.8% sinh viên chon, mức giá từ 100.000 – 200.000 đồng có 36.7%. Ở mức từ 200.000 – 300.000 đồng là 30.4%, và chỉ có 10.1% sinh viên chấp nhận mức giá trên 300.000 đồng. (Xem bảng 2.5).

Bảng 2.5: Giá tiền nhà theo sinh viên là phù hợp.

Mức tiền Trường hợp Tỉ lệ (%) Tỉ lệ tích lũy (%)

Từ 100 ngàn trở xuống 18 22.8 22.8

Từ 100 ngàn đến 200 ngàn 29 36.7 59.5

Từ 200 ngàn đến 300 ngàn 24 30.4 89.9

Trên 300 ngàn 8 10.1 100

Tổng 78 100

Như vậy hiện nay số đông sinh viên trên địa bàn nghiên cứu đang phải chịu một mức giá tiền nhà khá cao với mức trung bình gần 300.000 đồng. Trong khi đó số tiền sinh viên có hàng tháng là mức có giới hạn, điều này ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống sinh hoạt của họ sẽ được chung tôi làm rõ trong phần chi tiêu sinh hoạt của họ.

2.3.2.3. Môi trường ở - chất lượng phòng ở.

Khác với những đối tượng khác, chỗ ở của sinh viên còn là nơi sinh viên tự học tập, tự nghiên cứu sau những giờ lên lớp, lên giảng đường, sau những giờ học tập căng thẳng sinh viên rất cần một không gian để rèn luyện thể lực sức khỏe, đảm bảo cho việc học tập. Trong khi đó nhà ở lại có diện tích hẹp và lại bao gồm cà nhà vệ sinh, phòng tắm, khu vực nấu ăn. Như vậy tình hình ở các nhà trọ sinh viên hiện nay là khá phức tạp: chỗ học, chỗ ngủ, chỗ nấu ăn, chỗ giặt giũ, tắm rửa, vệ sinh đều trong một phòng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phản ánh rõ điều này.

Về diện tích phòng

Trên thực tế hiện nay nhu cầu nhà ở của sinh viên ngày càng lớn, việc kinh doanh nhà trọ đang ngày càng phát triển, và là một trong những nguồn thu chính của người dân địa phương nên các chủ nhà trọ thường xây phòng trọ có diện tích nhỏ để tăng số lượng phòng ở trong khi đó chưa có văn bản của cơ quan nào đưa ra những quy định chính thức về tiêu chuẩn xây dựng nhà trọ, phòng trọ trong khi đó sinh viên phải ở từ 3 đến 5 người/1 phòng mới có thể cân bằng được mức thu chi. Vì vậy diện tích phòng tương đối hẹp so với nhu cầu sinh hoạt đơn giản thường ngày của mỗi người.

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích trung bình của mỗi nhà ở khoảng 28.4m2, diện tích cao nhất là 75m2, và diện tích thấp nhất là 4m2. Diện tích nhỏ từ 4– 10m2 cũng chiếm 1 tỉ lệ không nhỏ là 12.4%. Còn lại phần lớn các phòng đều có diện tích từ 11–20m2 chiếm tỉ lệ là 37.2%, tỉ lệ càng giảm đối với các phòng/nhà có diện tích cao, các phòng từ 21–30m2 chiếm 18.1%. Diện tích trên 30m2 có 36.7%, con số này cho chúng ta thấy một điều đáng mừng là hiện nay diện tích sinh hoạt của sinh viên khá lớn, nhưng thực tế đối với sinh viên ở ký túc xá, do nhu cầu nhà ở của sinh viên quá cao trong khi hầu hết các trường đại học có ký túc xá cũng chỉ có thể giải

quyết được một số lượng nhỏ nhu cầu vì thế số lượng sinh viên trong một phòng ký túc xá thường là cao. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi diện tích trung bình của 1 phòng ký túc xá là 44.2m2, thay vào đó số lượng sinh viên ở lại khá đông trung bình 1 phòng có gần 14 người, và cao nhất là 25 sinh viên/ 1 phòng, ít nhất cũng có 3 sinh viên trong 1 phòng, như vậy diện tích trung bình của một sinh viên ở ký túc xá là 3.2m2/1 sinh viên. Như vậy tuy mức phí tiền nhà không thấp hơn bao nhiêu so với sinh viên ở trọ bên ngoài nhưng diện tích ở trung bình lại thấp hơn, điều kiện sinh hoạt chật chội hơn.

Thêm vào đó, để tăng diện tích nhà cũng như tăng giá nhà trọ nhằm thu lợi nhuận cao hơn, các chủ nhà trọ đa số xây thêm các gác xếp trong mỗi phòng. Vì vậy trong mẫu nghiên cứu số lượng phòng có gác xếp chiếm tỉ lệ 35.6%.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, với số lượng người tính trung bình trong mỗi phòng là 3.68 người thì trung bình diện tích phòng ở trên một người trong mẫu nghiên cứu khoảng 3.9m2. Con số này không cân bằng với con số diện tích trung bình 28.5m2/1 phòng. Điều này ta cũng thấy sự chênh lệch diện tích sinh hoạt giữa các sinh viên. Như vậy diện tích nhà/ phòng ở trong mẫu nghiên cứu là thấp, điều này sẽ làm hạn chế việc sinh hoạt hàng ngày của sinh viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, diện tích sinh hoạt trong phòng của mỗi sinh viên còn hạn chế bởi với lối thiết kế phòng trọ khép kín, trong phòng bao gồm cả công trình phụ như nhà tắm, nhà vệ sinh và bếp nấu ăn. Qua kết quả nghiên cứu có 43.4% ý kiến sinh viên trong tổng 509 ý kiến trả lời trong phòng họ có phòng tắm, 41.8 % là có phòng vệ sinh, và bếp nấu ăn là 14.7%.

Điều này có nghĩa là diện tích nhà tắm, nhà vệ sinh, bếp nấu ăn đã chiếm một diện tích không nhỏ trong phòng ở của họ, làm thu hẹp phạm vi nơi ăn uống, ngủ nghỉ, học tập và sinh hoạt của sinh viên.

Như vậy, Chúng ta thấy rằng diện tích phòng ở trong mẫu nghiên cứu là thấp và điều này sẽ làm hạn chế việc sinh hoạt hàng ngày, cũng như việc học tập, nghỉ ngơi của sinh viên.

Rõ ràng không ai có quyền cấm sinh viên có thể thuê mướn những phòng trọ rộng rãi và thoáng mát, cũng không ai bắt họ phải sống trong môi trường đông đúc và chật chội như thế nhưng vì giá cả thuê nhà thì mắc, thêm vào đó xuất phát từ ý nghĩ nhà trọ sinh viên chỉ là chỗ ở tạm bợ, sinh viên chỉ cần có chỗ ở là được và vì muốn tăng lợi nhuận nên các chủ nhà trọ ít đầu tư cho điều kiện nhà ở cho sinh viên. Chính vì thế đa số các sinh viên thường phải chịu chấp nhận cảnh sống tạm bợ, điều kiện sinh hoạt bất tiện.

“Vì từ trước tới giờ mình chuyển nhà nhiều rồi, giờ không muốn chuyển nữa đồ đạc nhiều, hơn nữa đâu phải mình không muốn chuyển đến nơi ở tốt hơn nhưng không thể kiếm ra, đa số sinh viên tụi mình sống là như vậy đó…”

(Sinh viên nam, năm 3, trường Đại học Văn Hiến)

Có 37 sinh viên (23.1%) trả lời rằng nơi sinh viên sinh sống xảy ra tình trạng ngập nước, trong đó 32.4% trả lời thường xuyên có tình trạng ngập nước (1 tháng 2 lần), 37.8% trả lời là vài tháng ngập 1 lần, 27% trả lời rằng cứ có trời mưa là nơi họ đang sống bị ngập nước, 2.7% là 1 tháng 1 lần xẩy ra tình trạng ngập nước.

Cũng do tận dụng tối đa diện tích nên trong những dãy nhà trọ này, công trình phụ và kết cấu bố cục nhà thường thiếu hợp lý, thiếu ánh sáng, khoảng không gian mở cần có. Thêm vào đó với tính chất khí hậu miền Nam nắng nóng nên khi được hỏi về không khí nhiệt độ trong phòng/nhà sinh viên đang ở hàng ngày thì có tới 17.1% sinh viên đánh giá phòng trọ nóng bức ngột ngạt, 47.9% là bình thường.

Tóm lại, về điều kiện nhà ở trong nghiên cứu này không rơi vào tình trạng

“nhà ổ chuột” hay “nhà tạm bợ”, tuy nhiên còn hạn chế về mặt diện tích và mang

tính chất nóng bức do số lượng người ở trong một phòng cao do một phần lớn mái lợp nhà bằng tôn và còn điều kiện vệ sinh chưa được tốt lắm. Điều này ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập cũng sức khỏe của họ.

Điện nước sinh hoạt.

Song song với vấn đề nhà ở, vấn đề điện nước trong sinh hoạt cũng là một vấn đề lớn trong đời sống sinh hoạt của sinh viên. Điện nước là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống con người nói chung và sinh viên nói riêng. Để giảm chi phí,

hầu như chủ nhà nào cũng hạn chế tối đa đầu tư, kể cả điện nước và các tiện nghi tối thiểu phục vụ sinh hoạt hàng ngày.

Khác với những sinh viên ở ký túc xá được bao tiền điện nước chung với tiền nhà (chỉ khi nào sinh viên sử dụng quá định mức mới phải đóng thêm với mức phí cũng thấp hơn). Thì sinh viên ở trọ mức chi cho điện nước cũng là một khoản chi gần như cố định trong cuộc sống sinh hoạt của họ.

Nguồn điện.

Trong nghiên cứu này phần lớn sinh viên sử dụng nguồn điện chung với nhà chủ 76.2% khi thanh toán tiền điện họ phải thanh toán cho nhà chủ, 22.5% có đồng hồ riêng tự thanh toán tiền điện với điện lực (chủ yếu tập trung vào các nhà người quen, và nhà thuê), 1.3 % là được nhà chủ bao tiền điện. (Xem bảng 2.6)

Bảng 2.6: Nguồn điện sinh viên đang sử dụng

Nguồn điện Trường hợp Tỉ lệ (%)

Câu nhờ nhà chủ 122 76.2

Có đồng hồ riêng 36 22.5

Bao điện 2 1.3

Tổng 160 100

Nguồn: kết quả khảo sát của chúng tôi tại các trường đại học – tháng 3/2009

Theo quy định công nhân, người lao động, sinh viên sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt tại các nhà lưu trú, khu tập thể sẽ được áp dụng giá bán 920 – 1.010 đồng/1 kw. Đối với sinh viên, công nhân, người lao động thuê nhà để ở thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang, cứ 4 người tính là hộ sử dụng điện (có giấy hoặc sổ đăng ký tạm trú, giấy chứng minh chủ nhà đăng ký kinh doanh phòng trọ hoặc giấy xác nhận của địa phương chủ hộ có nhà cho thuê…) [24]. Nhưng thực tế, theo kết quả khảo sát của chúng tôi sinh viên phải trả tiền điện ở mức cao hơn người dân địa phương, nếu người dân địa phương phải trả 750đồng/1kw trong định mức thì sinh viên phải chi trả trung bình là 2.121đồng/1kw có nghĩa là cao hơn 3 lần, mức cao nhất mà sinh viên phải trả là 4.000 đồng/1kw. Chính vì vậy mà khi được hỏi giá điện như vậy là phù hợp chưa thì có tới 43.1% sinh viên cho rằng là không phù hợp. Như vậy vì là nhà trọ theo kiểu phòng nên không có đồng hồ gốc như kiểu gia đình, hộ gia

đình là không thể có. Điều này sẽ kéo theo khó khăn cho người đi thuê phòng nói chúng và sinh viên nói riêng khi mà họ phải trả số tiền điện với giá cao.

Nguồn nước.

Tương tự như vấn đề sử dụng nguồn điện, việc sử dụng điện cho sinh hoạt của sinh viên cũng diễn ra tương tự. Đa số sinh viên trong mẫu nghiên cứu sử dụng nguồn nước là nước máy chiếm tỉ lệ 71.6%, (Xem bảng 2.7). Nhưng vẫn còn một tỉ lệ không nhỏ sử dụng nguồn nước là nước giếng (27.8%), trong khi đó những năm gần đây do mở rộng sản xuất công nghiệp, số lượng nước thải công nghiệp ngày càng tăng nên việc nguồn nước giếng bị ảnh hưởng là điều không tránh khỏi. Theo đánh giá về chất lượng nguồn nước mà sinh viên đang sử dụng thì 51.2% sinh viên đánh giá là chất lượng nước là bình thường, 11.9% cho rằng chất lượng nước không tốt, 1.9% là rất không tốt.

Bảng 2.7: Nguồn nước sinh viên đang sử dụng

Nguồn nước đang sử dụng n (ý kiến) Tỉ lệ (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nước máy 118 71.6

Nước Giếng 46 27.8

Khác 1 0.6

Tổng 165 100

Nguồn: kết quả khảo sát của chúng tôi tại các trường đại học – tháng 3/2009

Trong kết quả ngiên cứu này số sinh viên trả lời phải trả tiền nước sinh hoạt là 84.4%, và số sinh viên được nhà chủ bao điện nước là 15.6%. Theo quy định, giá nước ở đô thị lớn như Hà Nội, Tp.HCM không thấp hơn giá sàn quy định là 3.000 đồng/m3 và không được vượt mức giá trần là 12.000/m3. Thế nhưng theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi các phòng trọ cho thuê trên địa bàn nghiên cứu đa số người thuê phòng đang phải chịu mức giá cao khoảng trên 10.000 đồng/m3. Thông thường người dân địa phương phải trả 2.700 đồng/1m3 nước nhưng sinh viên phải trả trung bình là 6.646 đồng/1m3, thậm chí có sinh viên phải trả 15.000 đồng/1m3 (6.3%), mức chi chủ yếu từ 5.000-1.000 đồng/1m3 chiếm tỉ lệ là 42.5%, mức chi từ 11.000-15.000 đồng/m3 chiếm tỉ lệ là 16.9%, từ 2.000 – 4.000 đồng/m3 là 25%.

Còn đối với sinh viên ở ký túc xá theo tìm hiểu của chúng tôi là họ được bao điện nước sinh hoạt chỉ khi nào sinh viên sử dụng quá định mức cho phép thì mới thu

Một phần của tài liệu Vấn đề nhà ở của sinh viên đang theo học tại Tp.HCM (Trang 32 - 42)