Hệ thống các chế độ BHXH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục khó khăn và nâng cao hiệu quả công tác thu,, chi BHXH tại Huyện Tứ Kỳ (Trang 26 - 28)

III. Quỹ BHXH

5. Hệ thống các chế độ BHXH

Chính sách BHXH là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất của mỗi quốc gia. Nó là những quy định chung rất khái quát về cả đối tợng, phạm vi, các mối quan hệ và những giải pháp lớn nhằm đạt đợc mục tiêu chung đã đề ra đối với BHXH. Việc ban hành chính sách BHXH phải dựa vào điều kiện kinh tế – xã hội của đất nớc trong từng thời kỳ và xu hớng vận động khách quan của toàn bộ nền kinh tế – xã hội. Chính sách này có thể biểu hiện dới dạng các văn bản pháp luật, Hiến pháp v.v… song lại rất khó thực hiện nếu không đợc cụ thể hoá và không thông qua các chế độ BHXH.

Chế độ BHXH là sự cụ thể hoá chính sách BHXH, là hệ thống các quy định cụ thể và chi tiết, là sự bố trí sắp xếp các phơng tiện để thực hiện BHXH đối với ngời lao động. Nói cách khác, đó là một hệ thống các quy định đợc pháp luật hoá về đối tợng hởng, nghĩa vụ và mức đóng góp cho từng trờng hợp BHXH cụ thể. Chế độ BHXH thờng đợc biểu hiện dới dạng văn bản pháp luật và luật, các thông t, điều lệ v.v…

Theo khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã nêu trong Công ớc số 102 tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơ, hệ thống các chế độ BHXH bao gồm:

1. Chăm sóc y tế 2. Trợ cấp ốm đau 3. Trợ cấp thất nghiệp 4. Trợ cấp tuổi già

5. Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 6. Trợ cấp gia đình

7. Trợ cấp sinh đẻ 8. Trợ cấp khi tàn phế

9. Trợ cấp cho ngời còn sống (trợ cấp mất ngời nuôi dỡng).

Chín chế độ trên hình thành một hệ thống các chế độ BHXH. Tuỳ điều kiện kinh tế – xã hội mà mỗi nớc tham gia công ớc Giơnevơ thực hiện khuyến nghị đó ở mức độ khác nhau, nhng ít nhất phải thực hiện đợc 3 chế độ. Trong đó, ít nhất phải có một trong năm chế độ: (3); (4); (5); (8); (9).

Hệ thống các chế độ BHXH có những đặc điểm chủ yếu sau đây: + Các chế độ đợc xây dựng theo luật pháp mỗi nớc;

+ Hệ thống các chế độ mang tính chất chia sẻ rủi ro, chia sẻ tài chính;

+ Mỗi chế độ đợc chi trả đều căn cứ chủ yếu vào mức đóng góp của các bên tham gia BHXH và quỹ dự trữ. Nếu quỹ dự trữ đợc đầu t có hiệu quả và an toàn thì mức chi trả sẽ cao và ổn định;

+ Phần lớn các chế độ là chi trả định kỳ;

+ Đồng tiền đợc sử dụng làm phơng tiện chi trả và thanh quyết toán. Chi trả BHXH nh là quyền lợi của mỗi chế độ BHXH;

+ Các chế độ BHXH thờng đợc điều chỉnh định kỳ để phản ánh hết sự thay đổi của điều kiện kinh tế – xã hội.

Toàn bộ hệ thống cũng nh mỗi chế độ BHXH trong hệ thống trên khi xây dựng đều phải dựa vào những cơ sở kinh tế – xã hội nh: Cơ cấu ngành kinh tế quốc dân, tiền lơng và thu nhập của ngời lao động, hệ thống tài chính của quốc gia v.v…Đồng thời tuỳ từng chế độ khi xây dựng còn phải tính đến các yếu tố sinh học, yếu tố môi trờng nh: Tuổi thọ bình quân của ngời lao động, nhu cầu dinh d- ỡng, xác suất tai nạn lao động và tử vong, độ tuổi sinh đẻ của lao động nữ, môi tr- ờng lao động v.v…Những cơ sở khoa học trên quyết định đến một loạt vấn đề về xác định điều kiện, thời gian và mức hởng trợ cấp trong từng chế độ, cũng nh khả năng áp dụng bao nhiêu chế độ BHXH trong một hệ thống.

Mặc dù khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế, BHXH bao gồm một hệ thống 9 chế độ, song không phải nớc nào cũng thực hiện đầy đủ. Bởi vì điều kiện kinh tế – xã hội của mỗi nớc khác nhau, thậm chí ngay trong một nớc những điều kiện đó cũng khác nhau giữa các thời kỳ nên việc thực hiện đợc cả 9 chế độ nêu trên là rất khó. Chẳng hạn, nếu tiềm lực và sức mạnh kinh tế yếu kém, khả năng tổ chức và quản lý hạn chế thì rất khó thực hiện các chế độ trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp gia đình. Hoặc nếu không nhận thức đầy đủ quyền bình đẳng nam nữ, vai trò đặc điểm của lao động nữ thì cũng khó thực hiện đợc chế độ trợ cấp sinh đẻ v.v… Chính vì vậy cho đến nay trên thế giới chỉ có 43 nớc thực hiện đợc cả 9 chế độ BHXH, 92 nớc cha thực hiện đợc chế độ trợ cấp thất nghiệp; 9 nớc cha thực hiện đợc chế độ trợ cấp gia đình; 13 nớc cha thực hiện đợc 3 chế độ: Trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp gia đình và trợ cấp tai nạn lao động.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục khó khăn và nâng cao hiệu quả công tác thu,, chi BHXH tại Huyện Tứ Kỳ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w