Chất lượng sản phẩm dịch vụ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 51 - 52)

Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương đã và đang không ngừng cải tiến, hoàn thiện, phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, nâng cao công nghệ ngân hàng hiện đại nhằm đáp ứng tốt mọi yêu cầu của khách hàng và đảm bảo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh phát triển trong thời gian qua như: chuyển tiền điện tử, chuyển tiền kiều hối, cho vay doanh nghiệp, cho vay du học, cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình... đã được đông đảo khách hàng lựa chọn. Đặc biệt là sản phẩm thẻ ATM của Chi nhánh đã thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng. Thẻ ATM của Chi nhánh cũng có nhiều tiện ích như: kết nối với thẻ Visa và Master card, được chấp nhận thanh toán ở hơn 1000 điểm giao dịch trên toàn quốc. Bên cạnh đó, thẻ ATM của Chi nhánh cũng có thể dùng thanh toán trực tuyến, gửi tiết kiệm có kỳ hạn và mua cước viễn thông, thanh toán tiền nhà, tiền điện, tiền nước... Dịch vụ này, cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch chuyển tiền từ tài khoản ATM thông thường sang tài khoản có kỳ hạn tại máy ATM để được hưởng lãi suất cao hơn. Các sản phẩm này, không chỉ góp phần

gia tăng lợi nhuận, mở rộng thị phần qua việc có được một số lượng đông đảo các khách hàng mới mà còn tạo dựng một hình ảnh, thương hiệu Chi nhánh ngày càng trở lên thân thiết với khách hàng.

Tuy nhiên, dịch vụ ngân hàng của Chi nhánh còn đơn điệu, nghèo nàn, tính tiện ích chưa cao, chưa tạo thuận lợi và bình đẳng cho khách hàng thuộc các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ mới được đề xuất đã lâu như Homebanking, I-banking, mobile bạking ... vẫn chưa được hoàn thiện để triển khai vào thực tế, khi chạy thử còn phát sinh nhiều lỗi. Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị còn yếu kém, trình độ ứng dụng công nghệ tin học trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ còn hạn chế và không kịp thời. Tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu tạo thu nhập cho chi nhánh, các nghiệp vụ như môi giới, thanh toán dịch vụ qua ngân hàng, môi giới kinh doanh, tư vấn dự án chưa phát triển. Cho vay theo chỉ định của Nhà nước còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tín dụng của Chi nhánh. Việc mở rộng tín dụng cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã có những chuyển biến tích cực nhưng còn nhiều vướng mắc.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w