Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 32 - 36)

2.1. Khái quát về quá trình hình thành, phát triển và tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương thương Chương Dương

Tháng 8/ 1988, chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương ra đời trên cơ sở tách Ngân hàng Nhà nước huyện Gia Lâm thành Ngân hàng Công thương Chương Dương và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Châu quỳ. Ngân hàng Công thương Chương Dương khi đó với số vốn ban đầu chỉ 13 tỷ đồng là một ngân hàng cấp huyện có trụ sở chính tại số 1 ngõ Quân Chính, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Tháng 6/ 1993, Ngân hàng Công thương huyện Gia Lâm mở rộng mạng lưới, thành lập phòng giao dịch Yên Viên.

Tháng 1/ 1994: Ngân hàng thành lập phòng giao dịch Đức Giang

Tháng 1/ 1995: Ngân hàng mở thêm phòng giao dịch Đông Anh. Đến tháng 1/ 1996, phòng giao dịch Đông Anh được nâng cấp lên chi nhánh Đông Anh, trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam ( ngang hàng chi nhánh Chương Dương)

Tháng 2/ 2001, hai phòng giao dịch Yên Viên và Đức Giang được nâng cấp thành chi nhánh thuộc Ngân hàng Công thương Chương Dương.

Tháng 4/ 2003: hai phòng giao dịch Yên Viên và Đức Giang tiếp tục được nâng cấp thành chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công thương Chương Dương.

Cùng với những tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương đã có những bước phát triển khả quan, đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch về tín dụng, huy động vốn, lợi nhuận, trích lập dự phòng rủi ro. Với 20 năm xây dựng và trưởng thành, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đi tiên phong trong cơ chế thị trường, phục vụ và góp phần tích cực thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước; không ngừng phấn đấu vươn lên, khẳng định đựơc vị thế của mình trên thị trường, có bước phát triển đáng kể và tăng trưởng nhanh, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt hoạt động kinh doanh - dịch vụ ngân hàng; phát triển đồng đều cả kinh doanh đối nội và kinh doanh đối ngoại, công nghệ ngân hàng tiên tiến, có uy tín với khách hàng trong nước và quốc tế.

Các hoạt động chính của Chi nhánh bao gồm: * Huy động vốn:

 Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng Việt Nam đồng (VNĐ) và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư.

 Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết kiệm tích luỹ...

 Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu... * Cho vay, đầu tư:

 Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ

 Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.

 Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài

 Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung

 Thấu chi, cho vay tiêu dùng.

 Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế

 Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế

* Bảo lãnh :

Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.

* Thanh toán và Tài trợ thương mại:

 Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.

 Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).

 Chuyển tiền trong nước và quốc tế

 Chuyển tiền nhanh Western Union

 Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.

 Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM

 Chi trả Kiều hối…

* Ngân quỹ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…)

 Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ...

 Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế.

* Thẻ và ngân hàng điện tử:

 Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…)

 Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card).

 Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking * Hoạt động khác:

 Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ

 Tư vấn đầu tư và tài chính

 Cho thuê tài chính

 Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán

 Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản.

Để hoàn thiện các dịch vụ liên quan hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương luôn có tầm nhìn chiến lược trong đầu tư và phát triển, tập trung ở 3 lĩnh vực:

 Phát triển nguồn nhân lực

 Phát triển công nghệ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 32 - 36)