Các biện pháp Chi nhánh đã thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 44 - 45)

tranh

Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương được thành lập vào tháng 8 năm 1988. Sau gần 20 năm hoạt động, Chi nhánh đã có những bước phát triển toàn diện, khẳng định vị trí của một thương hiệu có uy tín trên thị trường. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và sức cạnh tranh của thị trường trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng ngày càng gay gắt, nguồn nhân lực luôn là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu. Thời gian vừa qua, Chi nhánh đã mở nhiều lớp đào tạo cho cán bộ công nhân viên để thích ứng với công nghệ hiện đại như các lớp học ngắn ngày về marketing, các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán quốc tế, kho quỹ, kế toán, vi tính, ngoại ngữ… Đồng thời, thực hiện tốt việc thi tuyển đầu vào để tìm những người thực sự có trình độ, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ cho phù hợp với năng lực và điều kiện của từng phòng ban.

Trong thời gian qua, Chi nhánh cũng đã không ngừng cải tiến, hoàn thiện, phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, nâng cao công nghệ ngân hàng hiện đại nhằm đáp ứng tốt mọi yêu cầu của khách hàng và đảm bảo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh như: chuyển tiền điện tử, chuyển tiền kiều hối, cho vay doanh nghiệp, cho vay du học, cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình.. đã được đông đảo khách hàng lựa chọn. Đặc biệt là sản phẩm thẻ ATM của Chi nhánh nói riêng và Ngân hàng Công thương Việt Nam nói chung đã thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng.

Đặc biệt, Chi nhánh cũng đã đầu tư tín dụng và ký hợp đồng hợp tác toàn diện với một số ngành công nghiệp mũi nhọn, các tập đoàn và Tổng Công ty lớn như: ngành điện, ngành xi măng, ngành dầu khí, ngành đóng tàu, Tập đoàn Than và Khoáng sản, Tổng công ty lương thực miền Bắc ...

Bên cạnh đó, tăng cường bồi dưỡng chuyên sâu các nghiệp vụ chủ chốt như tín dụng, thanh toán quốc tế, công nghệ thông tin, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ nhân viên là những việc Chi nhánh đã và đang xúc tiến nhằm thực hiện Đề án cơ cấu lại ngân hàng và Dự án hiện đại hóa Ngân hàng Công thương phù hợp với tiến trình hội nhập và phát triển của đất nước.

Do nắm bắt được nhu cầu thị trường và sẵn sàng mở rộng quan hệ hợp tác, đầu tư, cũng như hỗ trợ cho các đối tượng kinh doanh khác nhau, Chi nhánh đã chú trọng mở rộng các nghiệp vụ khác như chuyển tiền trong và ngoài nước, nghiệp vụ bảo lãnh, nghiệp vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ…Thông qua nghiệp vụ bảo lãnh đã giúp các đơn vị, tổ chức kinh tế tham gia đấu thầu và trúng thầu nhiều công trình quan trọng, thực hiện được nhiều hợp đồng với quy mô lớn, nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.

Đồng thời, Chi nhánh cũng đã và đang thực hiện các giải pháp mới như đẩy mạnh công tác huy động vốn, đa dạng hóa các loại hình tiền gửi, mở rộng mạng lưới các quỹ tiết kiệm. Đồng thời, với phương châm “phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững”, Chi nhánh còn rất chú trọng tới việc cải tiến phương thức giao dịch tiếp thị, phân loại đối tượng khách hàng để có định hướng đầu tư tín dụng hợp lý, không ngừng mở rộng quan hệ với các tổ chức, đơn vị trong và ngoài địa bàn.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 44 - 45)