Mô hình Kim cương là một trong những sáng kiến rất nổi tiếng của M. Porter. Nó là một công cụ rất tốt để phân tích, chẩn đoán các lợi thế, bất lợi trong xây dựng năng lực cạnh tranh của một ngành, một địa phương hay sản phẩm nào đó. Theo mô hình “Kim cương” về năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của một ngân hàng thương mại phụ thuộc vào 4 nhóm yếu tố:
(1) Các điều kiện về cầu:
Khách hàng trong một nền kinh tế càng khắc khe đối với nhà sản xuất thì khả năng nâng cao cạnh tranh của sản phẩm càng lớn. Nếu trong nước có nhu cầu lớn về một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, thì nghành đó sẽ có lợi thế trong cạnh tranh toàn cầu. Những ngành phải cạnh tranh mạnh ở trong nước thì mới có khả năng cạnh tranh quốc tế tốt hơn. Thị trường trong nước với số cầu lớn, có những khách hàng đòi hỏi cao và môi trường cạnh tranh trong ngành khốc liệt hơn sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn. Đối với các ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, phân tích về cầu nhằm xác định tính phức tạp của cầu trong ngành ngân hàng, để từ đó nhằm định hướng khả năng cạnh tranh, sự đa dạng của các loại hình dịch vụ và mức độ công nghệ của ngành.
Sơ đồ 1.1: Mô hình kim cương
(Nguồn: http://www.vccimekong.com/VCCIMEKONG/KTDP/baocaotongket)
(2) Các điều kiện về yếu tố đầu vào:
Các điều kiện về yếu tố đầu vào là khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu, nguồn nhân công có trình độ hay cơ sở hạ tầng cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong một doanh nghiệp nếu các điều kiện đó chưa sẵn có thì cũng không được xem là bất lợi, thậm chí nó còn khuyến khích tính cạnh tranh. Với điều kiện bất lợi đó, buộc các doanh nghiệp phải hành động một cách sáng tạo. Chất lượng lao động, vốn và lao động rẻ, cơ sở hạ tầng mạnh và công
Môi trường kinh doanh, chiến lược, cơ cấu và đối
thủ cạnh tranh
Những ngành công nghiệp liên quan và
phụ trợ Các điều kiện về yếu
tố đầu vào
Các điều kiện về cầu
nghệ cao sẽ ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của ngành, của các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng.
Việc phân tích các điều kiện về các yếu tố đầu vào nhằm xem xét tới tính hiệu quả, chất lượng và sự chuyên môn hoá của những yếu tố này mà các tổ chức tài chính sử dụng trong quá trình cạnh tranh để có nguồn nhân lực, nguồn vốn, cơ sở vật chất, cơ sở khoa học công nghệ.
(3) Môi trường kinh doanh, chiến lược, cơ cấu của ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh:
Ổn định môi trường kinh doanh trong nước đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại xác định tầm nhìn, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn. Điều này đồng nghĩa với việc tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng với thay đổi của môi trường bên ngoài ngày càng khó dự đoán đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Bên cạnh đó, những ngân hàng có chiến lược và cơ cấu phù hợp với các định chế và chính sách cuả quốc gia, hoạt động trong môi trường có cạnh tranh trong nước căng thẳng hơn sẽ có tính cạnh tranh quốc tế mạnh hơn. Mặt khác, nếu ngân hàng tập trung nghiên cứu và thu thập được đầy đủ những thông tin cần thiết về các đối thủ cạnh tranh, hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của ngân hàng mình thì ngân hàng đó có thể xây dựng được chiến lược kinh doanh hiệu quả. Như vậy, một điều chắc chắn xảy ra là những quyết định chiến lược của các ngân hàng có tác động ảnh hưởng đến tính cạnh tranh trong tương lai của họ. Một cơ cấu lành mạnh của ngân hàng và mức độ tập trung cao của các đối thủ cạnh tranh trong ngành sẽ quyết định mức lợi thế cạnh tranh của ngân hàng nói riêng và của cả ngành nói chung. Khả năng cạnh tranh tổng hợp sẽ hỗ trợ các ngân hàng nói riêng và ngành ngân hàng
trong nước nói chung cạnh tranh với các đối thủ từ bên ngoài trong bối cảnh hội nhập.
(4) Những ngành công nghiệp liên quan và phụ trợ:
Tính cạnh tranh của một ngành phụ thuộc vào sức mạnh của các nhà cung cấp các nhập lượng và các dịch vụ hỗ trợ. Các ngành này rất có ích trong việc hỗ trợ cho việc trao đổi thông tin và thúc đẩy việc trao đổi ý kiến và sáng kiến đổi mới, đồng thời cũng phải chấp nhận cạnh tranh quốc tế. Các nhà cung cấp nhập lượng có khả năng cạnh tranh trên toàn cầu có thể mang lại cho doanh nghiệp - khách hàng của họ lợi thế về chi phí và chất lượng. Các ngành có quan hệ ngang cũng mang lại lợi thế cạnh tranh thông qua sự lan truyền công nghệ. Sự hiện diện cụm công nghiệp tạo ra cho doanh nghiệp lợi thế kinh tế theo quy mô. Không nằm ngoài quy luật đó, những ngành công nghiệp liên quan và phụ trợ cũng có tác động tới lợi thế cạnh tranh của các dịch vụ ngân hàng do những ngành này cung cấp đầu vào cho ngành ngân hàng. Sự có mặt và phát triển của nhóm các ngành kinh tế liên quan như viễn thông, công nghệ thông tin, dịch vụ kiểm toán sẽ làm tăng năng suất cũng như sức cạnh tranh của các dịch vụ ngân hàng.