Chiếnlược tài chính

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược cạnh tranh tại xí nghiệp kinh doanh thương mại-công ty vận tải ô tô số 3 pdf (Trang 48 - 51)

II. Thực trạng chiếnlược cạnh tranh của xí nghiệp giai đoạn 2001-2004

2.1.Chiếnlược tài chính

2. Chiếnlược cấp chức năng

2.1.Chiếnlược tài chính

Mục tiêu của chiến lược này chính là giúp xí nghiệp xây dựng được ngân quĩ và thiết lập cấu trúc tài chính thích hợp, giúp xí nghiệp đạt được những mục tiêu đã đề ra. Nó xem xét chiến lược xí nghiệp dưới góc độ tài chính, và chọn ra quyết định tốt nhất. Một vấn đề quan trọng khác của chiến lược tài chính đó là hoạch định về đồng tiền và xem xét mối tương quan giữa nợ và vốn. Chính sách về cổ tức cũng là một phần hết sức quan trọng chiến lược tài chính.

Người ta nói rằng có hai nguyên nhân dẫn đến phá sản một công ty đó là quản lý tồi và thiếu vốn. Một chiến lược tài chính đúng đắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho xí nghiệp phát triển và việc kiểm soát tài chính thuận lợi. Chiến lược tài

chính tại xí nghiệp gồm những hoạt động sau: lập ngân sách, xác định nhu cầu vốn kinh doanh, quản lý các nguồn tài chính tại xí nghiệp .

Trước khi tiến hành lập ngân sách, xí nghiệp xác định mục tiêu của hoạt động này một cách rõ ràng, chặt chẽ. Trong xí nghiệp gồm nhiều bộ phận, nên việc lập ngân sách phải thống nhất, cùng hướng, tránh triệt tiêu lẫn nhau. Hiện nay, xí nghiệp đang áp dụng hai phương pháp lập ngân sách là phương pháp định mức và phương pháp xác định từ số 0. Phương pháp định mức để xác định các loại chi phí kinh doanh của xí nghiệp như chi hao hụt, chi lương, chi quản lý phí. Từ những tính toán trên và dựa vào thực tế của một số năm trwocs, xí nghiệp xác định mức chi phí của năm kế hoạch. Phương pháp xác định từ số 0, xuất phát từ giả thiết ban đầu khi chưa hoạt động thì chi phí bằng 0, sau đó xác định từng mức chi phí tương ứng với mức độ tăng trưởng của hoạt động kinh doanh. Phương pháp này không được sử dụng thường xuyên, mà chỉ áp dụng vài năm một lần để kiểm soát tính chính xác của việc lập và thực hiện ngân sách.

Kiểm tra ngân sách bao gồm việc kiểm tra xây dựng ngân sách và kiểm tra thực hiện ngân sách. Trong quá trình kiểm tra xây dựng ngân sách, xí nghiệp tiến hành xem xét chi tiết từng ngân sách bộ phận và ngân sách tổng thể, kiểm tra phương pháp tính toán, nghiệp vụ tính toán. Kiểm tra thực hiện ngân sách tiến hành đồng thời với việc kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh. Kiểm tra việc đảm bảo nhu cầu tài chính cho việc thực hiện các công việc; kiểm tra việc sử dụng các ngân sách có đúng với các chính sách, chế độ, có hiệu quả hay không kiểm tra những sai lệch của kế hoạch với thực tế để có những điều chỉnh cho phù hợp. Công tác kiểm tra ngân sách tại xí nghiệp đã đạt một số yêu cầu như kịp thời, chính xác, chi tiết, cụ thể do hoạt động này được thực hiện phối hợp giữa các bộ phận, cá nhân có ngân sách, các kênh thông tin tài chính nhạy bén, chính xác. Nó đưa ra các đảm bảo về tài chính cho các phương án kinh doanh đồng thời là một phương tiện để phát hiện ra những sai sót của dự án, điều chỉnh dự án, cung cấp những hướng dẫn cần thiết cho lãnh đạo xí nghiệp quản lý các hoạt động kinh doanh trong xí nghiệp .

Xác định nhu cầu vốn kinh doanh là hoạt động có liên quan đên sự sống còn, thành bại của xí nghiệp. Nhu cầu vốn của xí nghiệp bao gồm những khoản chi tiêu thường xuyên và các chi phí một lần. Các khoản chi phí thường xuyên gồm lương,

tiền thuê nhà, địa điểm kinh doanh, chi phí quảng cáo, khuyếch trương, các chi phí mua ngoài khác, bảo hiểm, thuế. Chi phí một lần gồm chi đầu tư tài sản cố định, thiết bị, vốn dự trữ hàng hóa, vật tư thường xuyên, các khoản tiền đọng, tiền mặt.

Nguồn vốn hiện nay của xí nghiệp bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả. Năm 2001, nguồn vốn chủ sở hữu là 15.579.306.365VND, chiếm gần 92%. Năm 2002, nguồn vốn chủ sở hữu giảm 965.114.572 VND, đạt mức 14.614.191.793VND nhưng vẫn chiếm tỷ trọng 92% vì tổng số vốn nói chung giảm, nguồn nợ phải trả cũng như nguồn vốn chủ đều giảm. Năm 2003, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng 82%, 6 tháng đầu năm 2004 đạt mức 12.507.707.388VND. Năm 2004, số vốn của xí nghiệp từ nguồn vốn chủ sở hữu là 12.849.045.245VND. Như vậy, chúng ta cũng thấy được tỷ trọng nguồn nợ phải trả, tăng lên từ 8% năm 2001, 2002 đến 18% năm 2003, 20% trong đầu năm 2004. Điều này chứng tỏ công ty đã năng động hơn trong việc sử dụng các nguồn vốn vay, huy động từ cán bộ công nhân viên trong công ty. Trong nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn kinh doanh chiếm tỷ trọng chủ yếu, khoảng 85%. Trong các khoản nợ phải trả, xí nghiệp đã tận dụng tốt nguồn vốn nhà rỗi trong cán bộ công nhân viên xí nghiệp . Vốn 1.394.877.825VND hoàn toàn huy động từ cán bộ công nhân viên. Năm 2002, vốn huy động giảm 157.397.822VND, chiếm tỷ trọng 91%. Năm 2003, công ty huy động được từ nội bộ số vốn là 2.554.011.779VND tăng 1.159.133.954 VND so với năm 2001 và tăng 1.316.531.776VND so với năm 1999. Sáu tháng đầu năm 2004 số vốn huy động được trong nội bộ công ty là 2.588.953.000VND. Các nguồn tài chính cho hoạt động của xí nghiệp thể hiện qua sơ đồ sau:

Nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh Nguồn vốn chủ sở hữu Nợ phải trả Nguồn vốn kinh doanh Các quĩ và lợi nhuận chưa PP Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Nợ khác

Với chiến lược tài chính như vậy, xí nghiệp đảm bảo thế chủ động trong hoạt động kinh doanh, giữ gìn và nâng cao được uy tín xí nghiệp trên thị trường.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược cạnh tranh tại xí nghiệp kinh doanh thương mại-công ty vận tải ô tô số 3 pdf (Trang 48 - 51)