Áp lực từ phía đối thủ cạnh tranh trong ngành

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược cạnh tranh tại xí nghiệp kinh doanh thương mại-công ty vận tải ô tô số 3 pdf (Trang 34 - 37)

I. Phân tích môi trường cạnh tranh của xí nghiệp

1.áp lực từ phía đối thủ cạnh tranh trong ngành

Sức mạnh của các áp lực cạnh tranh trong ngành sẽ quyết định mức độ đầu tư, cường độ cạnh tranh và mức lợi nhuận của ngành. Khi áp lực cạnh tranh càng mạnh thì khả năng sinh lời với khả năng tăng giá hàng của các công ty càng hạn chế, ngược lại áp lực cạnh tranh yếu thì công ty càng có cơ hội thu được lợi nhuận cao. Các công ty cần nghiên cứu hiện trạng và xu hướng của các áp lực cạnh tranh, căn cứ vào điều kiện bên trong của mình để quyết định chọn một vị trí thích hợp trong ngành nhằm đối phó với các lực lượng cạnh tranh một cách tốt nhất hoặc có thể tác động đến chúng theo hướng có lợi cho mình.

Những người nhập ngành Những sản phẩm thay thế Những nhà cạnh tranh trong ngành Mật độ các nhà cạnh Những người mua Những người mua Sức mạnh trả giá của người Sức mạnh trả giá của nhà cung cấp Đe doạ của những người Đe doạ của sản phẩm thay thế

Phương thức cạnh tranh chủ yếu hiện nay giữa các doanh nghiệp trong ngành vận tải ôtô là cạnh tranh về gia cả, chất lương dịch vụ và các dịch vụ kèm theo. Song yếu tố chi phối mạnh nhất vẫn là giá mặc dù chất lượng dịch vụ vẫn thường xuyên được xét tới.Thông thường thhì không có mức giá shung ,cố định trên thị trường, mà các công ty luôn linh hoạt thay đổi mức giá của mình cho từng loạI khách hàng, từng loại hàngvà tại các khu vực cung ứng. Có thể nói giá cả như là một công cụ cạnh tranh hữu hiệu nhất hiện nay trên thị trường vận tải ôtô. Các yếu tố khác cũng được các công ty cố gắng để cung cấp cho khách hàng với mức độ tạo ra chuỗi giá trị lớn nhất trong mối quan hệ với chi phí và lợi nhuận.

Tuy nhiên tại một số công ty lớn có tiềm lực mạnh về tài chính , nhân lực thì các yếu tố khác của marketing-mix như quảng cáo ,dịch vụ tiền mãi ,hậu mãi…đã bắt đầu được xem xét và đem ra sử dung làm công cụ tấn công các đối thủ cạnh tranh của mình.đIều này là phù hợp với quá trình phát triển của ngành bởi khi nhu cầu của khách hàng phát triển ddến mộ mức độ thay đổi về chất thì các yếu tố cạnh tranh khác ngoài giá sẽ trở nên rất quan trọng.

Hiện nay, trên thị trường phía Bắc có hơn 80 công ty vận tải lớn nhỏ đang hoạt động tạo ra thị trường cạnh tranh rất sôi động. Ngay trong tổng công ty bao gồm 14 công ty con trong đó có công ty vận tải ôtô số 3 cũng cạnh tranh với nhau rất gay gắt.Xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, từ chỗ là người phân phát dịch vụ vận chuyển trong cơ chế cũ trở thành người bán các dịch vụ đó, tự phải tìm kiếm thị trường. Các đối thủ cạnh tranh của xí nghiệp họ có rất nhiều ưu thế về vốn, trang thiết bị kĩ thuật, trình độ quản lý… Họ có bộ máy quản lý gọn nhẹ, khoa học, có các công cụ marketing-mix rất hiệu quả trong việc trong việc tìm kiếm thị trường giành giật thị phần. Họ không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, và thuyết phục khách hàng bằng chính sách giá thấp hơn đến 30% so với mức giá nhà nước đưa ra. Họ có vị thế và uy tín rất vững chắc trên thị trường vận tải. Đó là thách thức rất lớn đối với xí nghiệp trong việc giữ vững và nâng cao thị phần.

2.áp lực từ phía đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Nguy cơ xâm nhập của các nhà cạnh tranh tiềm tàng. Mức độ cạnh tranh trong tương lai bị chi phối bởi nguy cơ xâm nhập của những nhà cạnh tranh tiềm ẩn. Nguy cơ xâm nhập vào một ngành phụ thuộc vào các rào cản xâm nhập thể hiện qua

các phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện thời mà các đối thủ mới có thể dự đoán. Nếu rào cản cao hay các đối thủ mới có thể dự đoán sự trả đũa quyết liệt của các nhà cạnh tranh hiện hữu đang quyết tâm phòng thủ thì khả năng xâm nhập của các đối thủ mới rất thấp. Theo Joe Baint có ba nguồn rào cản chính ngăn chặn sự xâm nhập là: sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của công ty, lợi thế tuyệt đối về chi phí, lợi thế kinh tế theo quy mô.

Nhu cầu vận tải ngày càng tăng tạo cho nghành có sức hút rất lớn, rất nhiều kẽ hở cho nhiều đối thủ nhảy vào giành giật thị trường. Đặc biệt là các đơn vị vận tải nhỏ rất khó kiểm soát. Đó là những đối thủ không lương trước của xí nghiệp. Có 3 nguồn dào cản chính là sự khác biệt về sản phẩm, lợi thế tuyệt đối về giá thành và tác động giảm chi phí theo qui mô. Những sản phẩm mà xí nghiệp kinh doanh hiện nay đều chưa có sự khác biệt nào đối với đối thủ cạnh tranh như dịch vụ vận tải hàng hoá, xăng dầu, phụ tùng ôtô. Hoạt động của xí nghiệp chỉ đơn giản là bán lại những sản phẩm dược sản xuất và kinh doanh rộng rãi trên thị trường không hề có sự khác biệt gì nên xí nghiệp ngày càng phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Lợi thế về giá thành có thể phát sinh từ công nghệ sản xuất cao cấp do kinh nghiệm lâu năm, do bí quyết công nghệ hay do chi phí thấp, nhưng với những hoạt động kinh doanh hiện nay chưa có lợi thế gì để giảm giá sản phẩm. Ngược lại giá thành càng tăng do qui mô của xí nghiệp nhỏ. Do vậy đòi hỏi xí nghiệp cần phải có chiến lược cạnh tranh hiệu quả để phản ứng kịp trước sự thay đổi của môi trường kinh doanh.

3.áp lực các sản phẩm thay thế.

Sản phẩm thay thế là những sản phẩm mà có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng giống nhau của người tiêu dùng. Càng nhiều sản phẩm thay thế thì nguy cơ cạnh tranh về giá càng cao, để hạn chế áp lực này các nhà quản trị chiến lược cạnh tranh cần nắm rõ khuynh hướng phát triển sản phẩm thay thế và gía cả của nó. Các sản phẩm thay thế mới bao giờ cũng là kết quả của cải tiến công nghệ do vậy công ty muốn thắng lợi trong cạnh tranh phải dành nguồn lực nhất định cho hoạt động nghiên cứu và phát triển.

Hiện nay cạnh tranh ngoài ngành giữa các loại hình vận tải khác nhau bao gồm: -Đường sắt.

-Đường biển.

-Đường hàng không.

Một điều khó thay đổi là việc lựa chọn phương tiện vận tải cho một loại hàng hoá cụ thể là do người mua quyết định dựa trên đặc tính của hàng hoá cũng như ưu đIểm của tìng phương tiện vận tải.Tuy nhiên,nhìn chung khả năng thay thế của các loại phương tiện là không cao do mỗi loại phương tiện có nhưng ưu đIểm riêng và phù hợp với từng nhóm hàng hoá nhất định.do vậy cạnh tranh giữa các loại phương tiện này là không quá cao. Điều quan trọng là sự kết hợp giữa các công ty vận tải(đường sắt,bộ ,hàng không và đường biển) nhằm thoả mãn tốt nhất và đầy đủ nhu cầu của khách hàng bởi có nhiều loại nhu cầu đòi hỏi phải sử dụng nhiều loại phương tiện để vận chuyển hàng hoá.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược cạnh tranh tại xí nghiệp kinh doanh thương mại-công ty vận tải ô tô số 3 pdf (Trang 34 - 37)