Phân tích ngành hàng hoa hồng ở Sapa

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NGÀNH HÀNG HOA HỒNG TẠI CÁC VÙNG SẢN XUẤT TẬP TRUNG CỦA HUYỆN MÊ LINH TỈNH VĨNH PHÚC VÀ HUYỆN SAPA TÌNH LÀO CAI (Trang 61 - 77)

4. Kết quả nghiên cứu

4.3.1.Phân tích ngành hàng hoa hồng ở Sapa

4.3.1.1. Phân tích tài chính sản xuất hoa hồng ở Sapa

Phân tích tài chính ngành hàng hoa hồng đ−ợc tiến hành từ những tài khoản riêng biệt của các tác nhân và các khoản tổng hợp của các tác nhân trong ngành hàng hoa hồng. ở đây chỉ kể đến những khoản mục mua vào và bán ra. Vì vậy phải có giá thị tr−ờng cho tất cả các khoản mục phân tích. Đơn giá những chi phí và sản phẩm của ngành hàng hoa hồng đ−ợc phản ánh qua bảng 4.4

Biểu 4.4: Hệ thống giá của các khoản mục có liên quan đến phân tích tài chính ngành hàng hoa hồng ở Sapa - Lao Cai.

Khoản mục Số l−ợng/sào Đơn giá (đ/đvị) Thành tiền (1000đ) 1. Giống 2. Phân đạm (Ure) 3. Phân lân xanh 4. Phân NPK 5. Phân vi sinh 6. Thuốc BVTV 7. Tro 8. Đỗ t−ơng nghiền 9. Phân gà

10. Giấy cuốn hoa và dây buộc 11. Chi phí khác 1875 cây 50kg 125kg 80kg 70kg 70.000đ/tháng 50 bao 60kg 1000kg 15kg 1sào 800 3.600 1.200 750 3300 - 10000 8000 800 10.000 - 1.500 180 150 60 231 840 500 480 800 150 3000

(Nguồn số liệu điều tra)

Với hệ thống giá nói trên và nội dung phân tích tài chính, sau đây chúng tôi sẽ phân hoạt động tài chính của từng tác nhân trong ngành hàng hoa hồng nh− sau:

4.3.1.1.1. Phân tích tài chính các hộ sản xuất hoa hồng của công ty ATI và các công ty khác ở Sapa

Tại Sapa, các công ty và đặc biệt là công ty ATI trồng khá nhiều hoa hồng, chủ yếu là hoa hồng đỏ, hoa hồng mầu trên toàn huyện Sapa chỉ có khoảng 1 - 2ha. Hoa hồng đ−ợc trồng trên một vùng đất đồi mầu mỡ, nó vừa là nơi sản xuất hoa nh−ng cũng là nơi tham quan trong cụm du lịch của Sapa. Năng suất bình quân chúng tôi tính đ−ợc khoảng 200.000 bông/ha. Hoa hồng ở đây có chất l−ợng rất tốt: Hoa to và đẹp, màu đỏ đậm, cánh dầy. Vì vậy, giá bán ra là khá cao: Giá trung bình là 927 đồng/bông hồng đỏ.

cho tác nhân này nh− sau:

Tài khoản 1.a : Tài khoản sản xuất của công ty ATI và các công ty khác trồng hoa hồng ở Sapa.

(Tính trên 1000 bông hoa hồng - Đơn vị tính đồng)

Chi phí Sản phẩm

1. Chi phí trung gian - Giống - Phân bón

+ Phân đạm (Ure) + Phân lân xanh + Phân vi sinh + Phân gà + Tro + Đỗ t−ơng nghiền + Phân NPK - Thuốc BVTV

- Giấy cuốn hoa và dây buộc - Chi phí khác

2. Giá trị gia tăng

251.392 8.500 6.804 4.860 7.128 21.600 17.550 21.600 1.620 22.680 4.050 135.000 675.068 Giá trị sản phẩm: 927.000 Tổng cộng 927.000 Tổng cộng 927.000

(Nguồn số liệu điều tra)

Trong sản xuất hoa hồng tại Sapa, chi phí về phân bón chiếm tỷ lệ lớn (32.3%) so với chi phí trung gian. Qua số liệu trên bảng, ta thấy chi phí khác là cao nhất nguyên nhân là do phải thuê đất để sản xuất hoa nên các chi phí đó là rất cao. Bình quân giá thuê đất ở đây từ 200.000 đồng - 400.000 đồng trên một sào đất thuê. ở đây họ dùng các loại phân vô cơ là chính và đặc biệt là họ sử dụng đỗ t−ơng nghiền để ủ, sau đó dùng để bón cho cây hoa. Chi phí này cũng là khá nhiều 21.600 đồng/1000 bông hồng. Trên Sapa, với mức chi phí nh− vậy là cao so với các loại cây trồng khác vì chủ yếu ng−ời dân ở đây là

dân tộc thiểu số, canh tác n−ơng rẫy là chủ yếu. Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoa hồng nên với mức đầu t− nh− vậy thì giá trị thu đ−ợc là rất cao. Nó gấp hơn ba lần chi phí bỏ ra đầu t− với giá trị gia tăng thu đ−ợc là 675.068 đồng/1000 bông hồng. Đây là mức thu nhập hấp dẫn cho các công ty để đầu t− vào quyết định trồng hoa hồng trên đất Sapa này.

Tài khoản 1.b: Tài khoản kinh doanh của công ty ATI và các công ty khác

(Tính trên 1000 bông hoa hồng - Đơn vị tính đồng)

Sử dụng Tài nguyên

- Tiền công lao động: 168.750 - Thuế, lệ phí 10.000 - Lãi gộp 496.318 + Khấu hao 0 + Lãi ròng 496.318

Giá trị gia tăng thô 675.608

Tổng cộng: 675.608 Tổng cộng: 675.608

(Nguồn số liệu điều tra)

Trong phân tích tài chính, do không tính tới lao động gia đình cho nên trong khoản mục giá trị gia tăng, lãi gộp chiếm đến hơn 75% giá trị gia tăng. Trong quá trình sản xuất, ng−ời trồng hoa hồng th−ờng sử dụng các công cụ đơn giản, rẻ tiền. Mặt khác, tuy là công ty có vốn đầu t− của n−ớc ngoài song họ không xây dựng các khu nhà cho sản xuất, bảo quản hoa mà chủ yếu là thuê lao động để trồng và chăm bón hoa hồng. ở Lao Chải, Công ty ATI có xây dựng một vài nhà sàn nh−ng chỉ là phục vụ cho du lịch. Vì vậy, khoản khấu hao ở đây là bằng 0. Và nh− thế lãi gộp cũng bằng lãi ròng.

Trồng hoa hồng, lao động th−ờng phải làm thủ công nên phải bỏ ra công lao động là rất nhiều. Họ phải tới chăm sóc cho từng cây, từng cành hoa và phải bọc giấy cho từng bông hoa khi chúng mới bắt đầu hình thành từ lúc còn

nhỏ. Do đó, công lao động tính bình quân chiếm khoảng 24,9% giá trị gia tăng. Để đánh giá một cách khái quát hơn, từ hai tài khoản trên ta ghép lại thành tài khoản tổng hợp của tác nhân này nh− sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài khoản 1.c: Tổng hợp của công ty ATI và các công ty khác sản xuất hoa hồng ở Sapa.

(Tính trên 1000 bông hoa hồng - Đơn vị tính đồng)

Chi phí Sản phẩm

1. Chi phí trung gian - Giống - Phân bón

+ Phân đạm (Ure) + Phân lân xanh + Phân vi sinh + Phân gà + Tro + Đỗ t−ơng nghiền + Phân NPK - Thuốc BVTV

- Giấy cuốn hoa và dây buộc - Chi phí khác

2. Giá trị gia tăng

- Tiền công lao động: - Thuế, lệ phí - Lãi gộp + Khấu hao + Lãi ròng 251.392 8.500 6.804 4.860 7.128 21.600 17.550 21.600 1.620 22.680 4.050 135.000 675.608 168.750 10.000 496.858 0 496.858 Giá trị sản phẩm: 927.000 Tổng cộng 927.000 Tổng cộng 927.000

(Nguồn số liệu điều tra)

Từ tài khoản trên, chúng ta có thể thấy lãi ròng mà công ty trồng hoa hồng ở Sapa là khá cao. Trung bình khi sản xuất ra 1.000 bông hoa hồng thì họ thu

đ−ợc 496.318 đồng tiền lãi. Đây là do điều kiện −u đãi của tự nhiên đã góp phần tạo ra l−ợng giá trị rất lớn đó và cũng chính tự nhiên mà hoa hồng Sapa trồng vụ chính vào Hè - Thu (đây chính là yếu tố làm nên sự khác biệt rõ nét giữa Sapa với Mê Linh và các vùng trồng hoa hồng khác về thời điểm mùa vụ hoa hồng trong năm). Vào các tháng hè thu, hoa hồng Sapa hầu nh− không phải cạnh tranh với hoa hồng các nơi khác ở phía Bắc Việt Nam về sản phẩm và chất l−ợng nên giá hoa cao và đáp ứng tốt nhu cầu của thị tr−ờng các tỉnh phía Bắc.

Ngoài ra, từ khi xuất hiện hoa hồng trên Sapa, thì ngoài việc mọi ng−ời trong và ngoài n−ớc biết đến Sapa nh− một nơi du lịch nổi tiếng còn biết đến nó thông qua sản phẩm hoa hồng đang đ−ợc bán khắp nơi trên cả n−ớc. Và đặc biệt quan trọng hơn cả là đã tạo ra một l−ợng giá trị rất lớn cả về vật chất và tinh thần cho cộng đồng dân c− tại đây. Điều này cũng tạo thêm những tiềm năng mới cho du lịch Sapa hiện tại và sau này.

4.3.1.1.2. Phân tích tài chính các hộ sản xuất hoa hồng ở Sapa

Trên Sapa chỉ có 18 hộ là ng−ời địa ph−ơng trồng hoa hồng, tuy nhiên diện tích, sản l−ợng và tiền thu từ hoa hồng cũng là khác nhau. Vì vậy, chúng tôi tính bình quân cho các khoản mục tính toán.

Cũng nh− các công ty trồng hoa hồng tại Sapa, hộ nông dân trồng hoa hồng ở đây khi trồng hoa hồng cũng phải bỏ ra l−ợng chi phí khá lớn theo đúng với yêu cầu kỹ thuật đặt ra. Các kỹ thuật trồng hoa hồng đ−ợc họ học thông qua những ng−ời trồng hoa hồng từ Mê Linh tới và cũng từ những công ty đang trồng hoa hồng trên Sapa.

Để thấy rõ hơn chi tiết từng khoản đầu t− phân bón và các loại chi phí khác của các hộ trồng hoa hồng ở Sapa đ−ợc phân tích trên các tài khoản sau:

Tài khoản 2.1.a : Tài khoản sản xuất của ng−ời trồng hoa hồng

(Tính trên 1000 bông hoa hồng - Đơn vị tính đồng)

Chi phí Sản phẩm

1. Chi phí trung gian - Giống - Phân bón

+ Phân đạm (Ure) + Phân lân xanh + Phân vi sinh + Phân gà + Tro + Đỗ t−ơng nghiền + Phân NPK - Thuốc BVTV

- Giấy cuốn hoa và dây buộc - Chi phí khác

2. Giá trị gia tăng

180.657 8.100 4.860 4.050 6.237 21.600 13.500 12.960 1.620 22.680 4.050 81.000 619.343 Giá trị sản phẩm: 800.000 Tổng cộng 800.000 Tổng cộng 800.000

(Nguồn số liệu điều tra)

Từ số liệu trên, chúng ta thấy rằng các hộ sản xuất hoa hồng Sapa cũng tạo ra giá trị gia tăng là rất lớn. Có thể thấy rằng trong chi phí trung gian của các hộ sản xuất thì chi phí khác (44,8%) và các khoản chi phí phân bón (35.9%) là rất lớn. Các khoản chi phí ở đây lớn cũng là do các khoản chi phí thuê thêm đất để

trồng hoa và các khoản lên phí khác. Đối với cây hoa hồng thì tiền chi để mua các loại nh− phân gà, tro và đỗ t−ơng nghiền là chiếm nhiều nhất trong tổng l−ợng tiền mua phân bón (74.1%).

Trên thực tế thì sự biến động của giá các loại phân bón và tiền thuê đất là không nhiều. Vì thế yếu tố ảnh h−ởng tới VA trong ngành hàng hoa hồng ở đây không phải là IC mà là P. Sự thay đổi về giá bán sẽ ảnh h−ởng rất lớn tới sự thay đổi VA trong ngành hàng hoa hồng. Giá hoa hồng tại Sapa thay đổi từng năm nh−ng theo chiều h−ớng đi xuống tuy nhiên năng suất hoa hồng lại tăng rất nhanh.

Nếu tớnh giỏ bỡnh quõn thỡ Năm 2002 là 2000đ/bụng và vào năm 2003 là 1200 - 1400đ/bụng; năm 2004: 1000đ/bụng hoa Hồng.

Tài khoản kinh doanh của các hộ sản xuất hoa hồng ở Sapa: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài khoản 2.1.b: Tài khoản kinh doanh của ng−ời sản xuất hoa hồng

(Tính trên 1000 bông hoa hồng - Đơn vị tính đồng)

Sử dụng Tài nguyên

- Tiền công lao động: 135.000 - Thuế, lệ phí 8.100 - Lãi gộp 476.243 + Khấu hao 0 + Lãi ròng 476.243

Giá trị gia tăng thô 619.343

Tổng cộng: 619.343 Tổng cộng: 619.343

(Nguồn số liệu điều tra)

Tài khoản trên chứng tỏ kết quả sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất hoa hồng phần lớn phụ thuộc vào l−ợng lao động sử dụng. Khi trồng hoa hồng,

ng−ời nông dân phải dùng rất nhiều lao động và điều này đã ảnh h−ởng tới lãi từ trồng hoa hồng. Tuy nhiên, ảnh h−ởng lớn nhất tới lãi gộp và lãi ròng lại chính là giá của sản phẩm hoa hồng đ−ợc bán trên thị tr−ờng. Khấu hao ở đây bằng 0 vì hộ sản xuất chủ yếu cũng sử dụng các công cụ thô sơ, rẻ tiền nên không tính đến.

Từ tài khoản sản xuất và tài khoản kinh doanh, chúng tôi thiết lập đ−ợc tài khoản tổng hợp của hộ sản xuất hoa hồng tại Sapa.

Tài khoản 2.1.c: Tài khoản tổng hợp của ng−ời sản xuất hoa hồng

(Tính trên 1000 bông hoa hồng - Đơn vị tính đồng)

Chi phí Sản phẩm

1. Chi phí trung gian

- Giống - Phân bón

+ Phân đạm (Ure) + Phân lân xanh + Phân vi sinh + Phân gà + Tro + Đỗ t−ơng nghiền + Phân NPK - Thuốc BVTV

- Giấy cuốn hoa và dây buộc - Chi phí khác

2. Giá trị gia tăng

- Tiền công lao động: - Thuế, lệ phí - Lãi gộp + Khấu hao + Lãi ròng 180.657 8.100 4.860 4.050 6.237 21.600 13.500 12.960 1.620 22.680 4.050 81.000 619.343 135.000 8.100 476.243 0 476.243 Giá trị sản phẩm: 800.000 Tổng cộng 800.000 Tổng cộng 800.000

Trong thực tế sản xuất hoa hồng tại Sapa, có rất nhiều yếu tố ảnh h−ởng tới lãi ròng của các hộ sản xuất hoa hồng nh−ng giá sản phẩm vẫn là yếu tố ảnh h−ởng lớn nhất. Vì vậy, sự sụt giảm của giá hoa hồng cũng làm ảnh h−ởng tới thu nhập của ng−ời trồng hoa. Song vấn đề này đã đ−ợc năng suất hoa hồng gánh đỡ. Trong những năm vừa qua, năng suất hoa hồng không ngừng tăng lên. Năm 2004, năng suất của ng−ời nông dân Sapa đã lên tới 199.230 bông /ha; Của ng−ời công nhân làm thuê tại các công ty là 198.330 bông hoa hồng/ha; Của ng−ời dân từ Mê Linh lên Sapa trồng hoa hồng là 284.170 bông hoa hồng/ha. Mặc dù năng suất vẫn ch−a thể bằng đ−ợc năng suất hoa hồng của Mê Linh - Vĩnh Phúc hay Tây Tựu – Từ Liêm song bù lại hoa hồng Sapa rất đẹp và to lại trồng đ−ợc vào trái vụ hoa nên giá cả cũng t−ơng đối cao và ổn định. Hộ trồng hoa hồng có rất nhiều thuận lợi cả về thị tr−ờng tiêu thụ lẫn điều kiện tự nhiên nên thu nhập của ng−ời trồng hoa hồng ngày càng đ−ợc nâng cao. Vì vậy, các hộ trồng hoa hồng ở Sapa đều tăng c−ờng mở rộng diện tích, thâm canh trồng hoa hồng. Tuy nhiên khó khăn của họ cũng là thời tiết. Vào mùa đông xuân thì trên Sapa rất lạnh nên không thể trồng hoa hồng đ−ợc và điều này cũng làm ảnh h−ởng tới thu nhập của ng−ời trồng hoa hồng tại Sapa.

4.3.1.2. Phân tích tài chính hộ chuyên thu gom hoa hồng ở Sapa

Hộ thu gom hoa hồng là cầu nối quan trọng trong khâu tiêu thụ hoa hồng, đặc biệt là tại Sapa nh−ng do điều kiện phức tạp của ngành hàng và phạm vi tiêu thụ hàng là rất lớn nên chúng tôi chỉ nghiên cứu hoạt động thu gom tại Sapa mà thôi. Ngoài phạm vi đó coi nh− là hàng hoá đã chuyển sang một tác nhân khác và sẽ đ−ợc xem xét ở các tác nhân sau.

Nh− trong phân tích tài chính, những hộ chuyên thu mua là những hộ không trồng hoa hồng mà chỉ thu mua hoa hồng rồi bán lại để h−ởng chênh lệch giá giữa giá bán của ng−ời sản xuất và giá mua của ng−ời mua buôn . Vì

vậy, trong tài khoản sản xuất - khai thác của hộ này không có gì khác nhau giữa phân tích tài chính và phân tích tích kinh tế, do đó ở đây không cần thiết phải thiết lập tài khoản sản xuất khai thác nữa. Ta thiết lập tài khoản tổng hợp cho hộ thu gom nh− sau:

Tài khoản 3.1: Tài khoản tổng hợp của ng−ời chuyên thu gom hoa hồng ở Sapa.

(Tính trên 1000 bông hoa hồng - Đơn vị tính đồng)

Chi phí Sản phẩm

1. IC tổng số

- Hoa hồng - Công cụ thu gom - Chi phí vận chuyển 2. VA tổng số

- Tiền công lao động thuê - Chi phí tài chính - Lãi gộp + Khấu hao + Lãi ròng 825.000 800.000 10.000 15.000 75.000 0 0 75.000 600 74.400 Giá trị sản phẩm 900.000 Tổng cộng 900.000 Tổng cộng 900.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn số liệu điều tra)

Ng−ời thu gom hoa hồng chủ yếu là phải bỏ vốn ra để gom mua hoa. Chi phí này chính là giá trị hoa hồng mà họ phải mua của những ng−ời sản xuất. Công cụ thu mua của họ rất đơn sơ và chỉ là những dụng cụ rẻ tiền nh−ng hao tốn nhiều. Có lúc họ phải gom hoa từ nhiều nơi, nhiều ng−ời nên họ cũng phải bỏ ra chi phí vận chuyển hoa tới nơi ng−ời mua buôn đặt tr−ớc. Ng−ời thu gom hoa hồng chỉ h−ởng chênh lệch giá mà không tạo thêm giá trị sử dụng cho ngành hàng. Họ h−ởng chênh lệch khoảng 75 đồng/bông hoa hồng. Lãi này gần bằng với VA vì họ chủ yếu tự thu gom là chính và ít phải thuê ng−ời.

4.3.1.3. Phân tích tài chính các hợp tác x thu mua hoa hồng ở Sapa

Các hợp tác xã thu mua hoa hồng tại Sapa cũng giống nh− những ng−ời thu gom tại đây. Chỉ khác là họ có thể thu gom đ−ợc nhiều hơn và giá bán ra có rẻ hơn so với những ng−ời thu gom. Hợp tác xã thu đ−ợc lãi ròng khoảng 26 đồng/bông hoa hồng.

Tài khoản 4.1: Tài khoản tổng hợp của các hợp tác xã thu mua hoa hồng ở Sapa.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NGÀNH HÀNG HOA HỒNG TẠI CÁC VÙNG SẢN XUẤT TẬP TRUNG CỦA HUYỆN MÊ LINH TỈNH VĨNH PHÚC VÀ HUYỆN SAPA TÌNH LÀO CAI (Trang 61 - 77)