4. Kết quả nghiên cứu
4.2. Quan hệ giữa các tác nhân trong ngành hàng
Các tác nhân tham gia trong ngành hàng hoa hồng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ng−ời sản xuất hoa hồng bán hoa cho ng−ời thu mua, cho ng−ời buôn hoa, cho các công ty thu gom và sau đó đ−ợc bán cho các cửa hàng, ng−ời bán lẻ để tới tay ng−ời tiêu dùng. Chỉ có tác nhân sản xuất là tạo ra hoa hồng còn các tác nhân khác chỉ là các cầu nối, các trung gian quan trọng giữa ng−ời sản xuất và ng−ời tiêu thụ sản phẩm.
Theo điều tra thực tế cho thấy, số l−ợng hoa hồng tiêu thụ tại thị tr−ờng Hà Nội do ng−ời dân Mê Linh trồng là 75%, ng−ời dân Mê Linh lên Sapa trồng là 100% và do ng−ời nông dân ở Sapa trồng là 84%. Riêng các công ty trồng hoa tại Sapa chỉ bán hơn 60% l−ợng hoa của mình về thị tr−ờng Hà Nội còn số l−ợng còn lại đ−ợc bán cho 4 địa điểm khác là Vinh - Nghệ An, Nam Định, Hải Phòng và Đà Nẵng. Chúng tôi −ớc l−ợng đ−ợc rằng mỗi năm ng−ời tiêu dùng Hà Nội tiêu dùng khoảng 247.986.551 bông hoa hồng với chợ đầu mối lớn nhất là chợ Quảng Bá. Chợ này bán 80% l−ợng hoa hồng trên toàn thị tr−ờng Hà Nội. Điều này cho thấy rằng thị tr−ờng Hà Nội là một thị tr−ờng lớn để tiêu thụ các loại hoa hồng đ−ợc trồng từ Mê Linh - Vĩnh Phúc và Sapa – Lào Cai. Do điều kiện thời gian nghiên cứu ngắn, chúng tôi chỉ điều tra chủ yếu khâu tiêu thụ sản phẩm hoa hồng tại thị tr−ờng Hà Nội còn các điều tra tại các tỉnh khác thì ch−a nghiên cứu đ−ợc.