Ph−ơng pháp phân tích ngành hàng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NGÀNH HÀNG HOA HỒNG TẠI CÁC VÙNG SẢN XUẤT TẬP TRUNG CỦA HUYỆN MÊ LINH TỈNH VĨNH PHÚC VÀ HUYỆN SAPA TÌNH LÀO CAI (Trang 36 - 46)

3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và ph−ơng pháp nghiên cứu

3.4.Ph−ơng pháp phân tích ngành hàng

3.4.1. Nội dung của ph−ơng pháp phân tích ngành hàng

3.4.1.1. Xác định ngành hàng hoa hồng

- Đặt tên cho ngành hàng: Đây là việc lần đầu tiên của ph−ơng pháp phân tích ngành hàng. Tên ngành hàng th−ờng là tên sản phẩm chính của các tác nhân đầu tiên của ngành hàng. Ngành hàng hoa hồng đ−ợc đặt tên từ các tác nhân là hoa hồng. Trong phân tích ngành hàng hoa hồng, chúng tôi chỉ nghiên cứu từ khâu sản xuất tới khâu bán buôn và bán lẻ hoa hồng tới tay ng−ời tiêu dùng [4,6].

- Xác định hệ thống tác nhân trong ngành hàng hoa hồng:

Trong phân tích ngành hàng, yêu cầu phải xác định đầy đủ, đúng các tác nhân và sắp xếp chúng đúng theo một trật tự hợp lý trong từng mạch hàng. Trong ngành hàng hoa hồng, hệ thống tác nhân đ−ợc xác định bao gồm: Tác nhân sản xuất hoa hồng, ng−ời bán buôn, bán lẻ, hộ thu gom và các cửa hàng bán hoa hồng [4,6].

- Mô tả quan hệ giữa các tác nhân trong ngành hàng hoa hồng:

Việc mô tả các tác nhân trong ngành hàng hoa hồng đ−ợc dựa trên cơ sở chức năng hoạt động và sản phẩm mà mỗi tác nhân tạo ra cũng nh−

mối quan hệ của chúng trong ngành hàng. Ngoài việc nêu đ−ợc số l−ợng của các tác nhân, mô tả đ−ợc chức năng, sản phẩm, chúng tôi còn chỉ ra các mối quan hệ mật thiết giữa các tác nhân thông qua luồng vật chất l−u chuyển và ph−ơng thức thanh toán. Trong đề tài này, chúng tôi chỉ mô tả mối quan hệ giữa các tác nhân đứng cạnh tác nhân đang đ−ợc mô tả. Công việc này rất quan trọng vì từ đó mới có cơ sở sắp xếp vị trí của từng tác nhân trong từng mạch hàng, từng luồng hàng của ngành hàng [4,6].

Đây là cách thể hiện trực diện tổng quát một ngành hàng. Sự khác nhau về chức năng giữa các tác nhân đ−ợc thể hiện sự l−u chuyển của luồng vật chất, mà ở đây là hoa hồng, qua từng mạch hàng đ−ợc thể hiện khác nhau. Số l−ợng vật chất đ−ợc ghi đầy đủ trong khoảng cách giữa các mạch hàng. Đối chiếu với sự mô tả tác nhân ta thấy sự ăn khớp với sơ đồ của ngành hàng [4,6].

- Xác định ngành sản phẩm:

Để xác định ngành sản phẩm, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu và tổ chức tổng hợp số liệu, thông tin cần thiết để tái lập và xác định ngành hàng hoa hồng. Tiếp theo là phân tích kỹ về mặt kỹ thuật và kinh tế của ngành hàng có ảnh h−ởng lớn đến kết quả cuối cùng của việc phân tích vì trong một chừng mực nào đó chúng quyết định hình thức tổ chức của phần ngành [4,6].

3.4.1.2. Phân tích tài chính trong ngành hàng hoa hồng

Phân tích tài chính chủ yếu xem xét phần tài chính t−ơng ứng với luồng vật chất đ−ợc l−ợng hoá ở trên. Khi phân tích tài chính, chúng tôi chỉ kể đến những khoản mua vào, bán ra của mỗi tác nhân tham gia ngành hàng.

Trong quá trình phân tích tài chính, chúng tôi đ−a ra hệ thống giá thị tr−ờng cho tất cả mọi khoản mục phân tích: IC, VA, giá trị TSCĐ. Ngoài ra, các hệ số kỹ thuật cũng đ−ợc đề cập đến để tính các luồng vật chất l−u chuyển cũng nh− các khoản mục của IC và VA. Khi phân tích tài chính, chúng tôi chỉ phân tích một đơn vị số l−ợng sản phẩm chính của tác nhân đầu tiên của ngành hàng (ở đây là 1.000 bông hoa hồng), sau đó chúng tôi mới suy rộng ra cả ngành hàng.

Trong phân tích tài chính, chúng tôi sử dụng tài liệu đ−ợc tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau nh−: Các báo cáo khoa học; Các số liệu đ−ợc điều tra trực tiếp…

Từ những số liệu đ−ợc tổng hợp trên, chúng tôi tiến hành phân tích tài chính cho từng tác nhân cụ thể của ngành hàng nh−ng nhìn chung đều đ−ợc thể hiện qua hai b−ớc sau:

a)B−ớc 1: Lập hệ thống tài khoản phân tích

Mẫu 1: Tài Khoản sản xuất – khai thác

Chi Phí Sản Phẩm

- Dự trữ đầu năm

- Chi phí trung gian (IC)

+ Mua nguyên vật liệu hàng hoá + Chí phí vật t− dịch vụ bên ngoài + Chi phí quản lý

+ Chi phí bảo quản + Chi phí hao hụt - Giá trị gia tăng (VA)

- Dự trữ cuối năm - Doanh thu bán hàng

- Tiền bán phế liệu, thứ phẩm - Sản phẩm l−u kho

- Giá trị công trình do đơn vị tự xây dựng cho mình.

Tổng cộng Tổng cộng

Tài khoản này cho phép tính toán giá trị gia tăng VA. Nó vạch ra những hoạt động về của cải và dịch vụ (t−ơng ứng với các luồng chi phí trung gian IC và của các sản phẩm). Những khoản mục trong các tài khoản này đ−ợc gọi là “sản phẩm” và “chi phí” [4,6].

Bên “Sản phẩm” của tài khoản sản xuất khai thác bao gồm tiền thu đ−ợc qua bán hàng hoá, tiền bán các phế liệu và thứ phẩm, công trình do các xí nghiệp t− làm cho mình. Bên “chi phí”, khoản mục là những chi phí trung gian (IC) và tổng giá trị gia tăng thô. Chi phí trung gian (IC) th−ờng bao gồm các khoản tiền nguyên vật liệu, vật t− kỹ thuật, dịch vụ, bảo quản, vận chuyển và chi phí vật chất khác. Giá trị gia tăng thô (VA) sẽ đ−ợc tính bởi hiệu số giữa giá trị sản phẩm P và chi phí trung gian IC theo công thức:

Mẫu 2: Tài khoản kinh doanh Sử dụng Tài nguyên - L−ơng và phụ cấp - Thuế và lệ phí khác - Chi phí tài chính - Lãi gộp + Khấu hao + Lãi ròng

- Giá trị gia tăng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trợ cấp kinh doanh, khó khăn (tiền bồi th−ờng, trợ cấp…)

Tổng cộng Tổng cộng

Tài khoản kinh doanh là tài khoản hành động vào lúc đó hoạt động sinh lợi của tác nhân. Tài khoản này làm sáng tỏ sự phân công các khoản mục trong VA của từng tác nhân. Nó xuất phát từ số d− nảy sinh bởi các tài khoản sản xuất – kinh doanh bằng “tài nguyên” cộng thêm với các trợ cấp kinh doanh mà tác nhân nhận đ−ợc. Những “sử dụng” chỉ phân chia của toàn bộ lợi nhuận giữa các tác nhân khác nhau đã tham gia vào hoạt động sinh lợi [4,6].

Mẫu 3: Tài khoản tổng hợp

Tài khoản tổng hợp có đ−ợc nhờ sự hợp nhất hai tài khoản trên

Chí phí Sản phẩm

•Dự trữ đầu năm

•Chi phí trung gian tổng số:

- Mua nguyên vật liệu và hàng hoá - Công trình, vật t−, dịch vụ bên ngoài - Vận chuyển và vận chuyển

- Chi phí quản lý khác

•Giá trị gia tăng tổng - L−ơng và phụ cấp - Thuế và lệ phí - Chí phí tài chính - Lãi gộp + Khấu hao + Lãi ròng •Dự trữ cuối năm •Doanh thu bán hàng •Tiền bán phế liệu, thứ phẩm

•Giá trị công trình do đơn vị tự xây dung cho mình

•Trợ cấp kinh doanh, trợ cấp khó khăn

Tổng cộng Tổng cộng

b)B−ớc 2: Phân tích tài chính xuất phát từ hệ thống tài khoản trên

Phân tích tài chính thông qua hệ thống tài khoản cho từng tác nhân giúp ta đánh giá đ−ợc kết quả sản xuất kinh doanh, phát hiện ra những −u nh−ợc điểm của chúng, từ đó có thể nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của từng tác nhân thông qua việc so sánh các đại l−ợng P, VA, GPr, NPr giữa các tác nhân trong ngành hàng. Mặt khác, từ các chỉ tiêu tổng hợp nh− P, IC, VA, GPr, NPr có

thể thấy đ−ợc vị trí của từng tác nhân trong ngành hàng và sự đóng góp tạo nên GDP của ngành hàng và phân chia lợi ích kinh tế cho từng tác nhân đó [4,6].

3.4.1.3. Phân tích kinh tế

Khác với phân tích tài chính, trong phân tích kinh tế chúng tôi đã kể đến đầy đủ các khoản mục (kể cả phần tự sản, tự tiêu trong nội bộ) cũng nh− phần chi phí công lao động gia đình đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Trong phân tích kinh tế, hệ thống tài khoản cũng giống nh− trong phân tích tài chính nh−ng điều quan trọng là phải sử dụng hai hệ thống giá: Giá thị tr−ờng (nh− trong phân tích tài chính) và giá quy chiếu [11]. Giá thị tr−ờng sẽ đ−ợc dùng trong phân tích tài chính. Những sản phẩm tự sản tự tiêu sẽ đ−ợc tính với giá thị tr−ờng nếu có sự đối chiếu với giá thị tr−ờng. Nếu không có sự trao đổi, giá đ−ợc dùng sẽ t−ơng ứng với chi phí cơ hội (đó là giá trị của một của cải hay dịch vụ đ−ợc sử dụng theo khả năng sử dụng ph−ơng án tốt nhất so với khả năng đ−ợc xét trong phân tích ngành hàng). Chí phí cơ hội của một yếu tố sản xuất bằng sản l−ợng cận biên của yếu tố sản xuất. Vấn đề này tuy có cơ sở đảm bảo nh−ng có thể ch−a thật chính xác. Tuy vậy do số l−ợng vật chất về những sản phẩm này không nhiều nên sự sai lệch đó ít ảnh h−ởng đến quá trình phân tích.

Hệ thống giá thị tr−ờng quan sát trong thực tế không phản ánh giá trị kinh tế thực sự của các của cải và dịch vụ. Vì vậy, phân tích giá quy chiếu là cần thiết và không thể thiếu đ−ợc trong phát triển ngành hàng. Giá quy chiếu là giá trị thay thế cho giá thị tr−ờng trong tính toán lý thuyết khi ta nhận thấy giá thị tr−ờng không tiêu biểu cho giá trị kinh tế thực sự của của cải hay dịch vụ. Những lý do về sự biến dạng giữa giá thị tr−ờng và giá trị kinh tế thực sự của chúng chủ yếu do thiếu sự cạnh tranh thuần nhất và hoàn hảo. Mặt khác, sự can thiệp của Nhà n−ớc cũng nh− tác động của các tác nhân bên ngoài th−ờng xảy ra làm nhiễu động các quá trình kinh tế bởi các chính sách thuế, luật lệ,

quy chế, các định mức, hạn mức cũng nh− các chính sách kinh tế khác. Những biến dạng này tr−ớc tiên thể hiện trên giá cả, nó đã không còn giữ đ−ợc vai trò thông tin và điều tiết. Từ đó, thái độ ứng xử của các tác nhân sẽ không làm theo những h−ớng cực đại hoá lợi nhuận, l−ợng sản xuất và tiêu thụ trên tổng thể (quốc gia) sẽ xa rời điểm cân bằng, việc sử dụng tài nguyên sẽ không còn có hiệu quả, những luồng và những lợi nhuận không còn ứng với điểm tốt −u. Do đó nếu chỉ sử dụng giá thị tr−ờng để phục vụ cho quá trình phân tích kinh tế thì sẽ làm cho quá trình phân tích đó bị sai lệch. Việc tìm ra sự tác động của chính sách trong quá trình phân phối lợi ích giữa các tác nhân tuy gặp khó khăn nh−ng cần thiết. Vì vậy, hệ thống giá quy chiếu là các giá trị thay thế cho giá thị tr−ờng trong cách tính toán lý thuyết khi ta nhận thấy các giá thị tr−ờng không tiêu biểu cho giá kinh tế thực sự của hàng hóa hay dịch vụ. “Nguyên lý của phân tích kinh tế theo giá quy chiếu là sửa chữa những biến dạng đó bằng cách sử dụng các giá kế toán áp dụng trong khuôn khổ tính toán lý thuyết và làm xuất hiện những chênh lệch giữa những tài khoản đ−ợc tạo lập nh− vậy và những tài khoản thực tế của các tác nhân”. “Giá quy chiếu đ−ợc tính theo giá FOB đối với những sản phẩm có thể xuất khẩu và CIF đối với những sản phẩm có thể nhập khẩu, những khoản mục khác đ−ợc tính theo chi phí cơ hội” [11].

3.4.2. Một số yếu tố bên ngoài có ảnh h−ởng đến ngành hàng hoa hồng

Sự phát triển của ngành hàng có liên quan chặt chẽ với các yếu tố khác nh−: Mạng l−ới giao thông vận tải, hệ thống kho tàng, bến bãi, chợ, hệ thống thông tin, các công trình thông tin, các công trình thuỷ lợi, các trung tâm văn hoá, giáo dục, y tế,…

Những hàng hoá có tính chất công cộng này có ảnh h−ởng rất lớn đến năng lực sản xuất của ngành hàng. Vì vậy, việc đầu t− nhằm tăng c−ờng cơ sở hạ tầng không những mang lại lợi ích xã hội mà còn mang lại lợi ích xã hội

mà còn mang lại lợi ích kinh tế.

Ngoài ra, do đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam nên khi áp dụng ph−ơng pháp phân tích ngành hàng cần l−u ý một số vấn đề sau:

- Việt Nam là n−ớc có điều kiện tự nhiên vô cùng phong phú và đa dạng. Đây chính là điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của các ngành hàng một cách đa dạng. Tuy nhiên, do sức sản xuất còn thấp kém, trình độ sản xuất còn lạc hậu, chất l−ợng ch−a đủ sức cạnh tranh trên th−ơng tr−ờng quốc tế cho nên đặc điểm trên lại ảnh h−ởng tiêu cực tới quy mô và tốc độ phát triển của ngành hàng.

- Công nghệ mới áp dụng trong sản xuất ch−a nhiều, công nghệ bảo quản sản phẩm hoa còn lạc hậu, hệ thống kiểm dịch để kiểm tra chất l−ợng sản phẩm mang đi tiêu thụ còn thiếu. Từ đó, khối l−ợng sản phẩm bị hao hụt rất lớn, vì vậy dẫn đến sự thiếu hụt cục bộ giữa các vùng trong n−ớc và giữa các thời gian trong năm.

- Tập quán tiêu dùng của nhân dân còn quá đơn điệu, sức mua thấp. - Mạng l−ới Marketing ch−a đ−ợc tổ chức tốt do cơ sở hạ tầng kém. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tất cả các vấn đề trên luôn ảnh h−ởng tới sự phát triển của ngành hàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung.

3.4.3. Hệ thống chỉ tiêu dùng trong đề tài

a) Sản phẩm P (Product): Là doanh thu của từng tác nhân, đ−ợc tính bằng l−ợng so nhân với đơn giá. Để đơn giản, chúng tôi chỉ xem xét đến sản phẩm chính. Tuỳ theo từng nội dung phân tích, từng bộ phận của sản phẩm chúng tôi có thể xác định P theo giá thị tr−ờng, giá quy chiếu, giá tự sản xuất hay chi phí lao động [2,26,27].

b) Chi phí trung gian IC (Intermediate Cost): Là chi phí về những yếu tố vật chất tham gia vào một quá trình sản xuất kinh doanh. Chi phí trung gian trong ngành đ−ợc tính theo chi phí vật chất của luồng vật chất tạo nên sản

phẩm. Sản phẩm của các tác nhân đứng tr−ớc thuộc chi phí trung gian trong ngành của tác nhân đứng kề sau nó. Các chi phí trung gian khác là chi phí trung gian ngoài ngành. Chi phí trung gian sẽ đ−ợc tính khác nhau trong phân tích tài chí và phân tích kinh tế vì trên thực tế không phải mọi khoản mục chi phí nào cũng phải thuê, mua từ bên ngoài [2,26,27]. Ta có công thức tính:

VA = P – IC

c) Giá trị gia tăng thô VA (Value Added): là phần không tính trùng giữa các tác nhân. Ngành hàng có tạo ra giá trị gia tăng không, tác nhân nào tạo ra nhiều, tác nhân nào tạo ra ít, tác nhân nào không tạo ra giá trị gia tăng, thậm trí gây âm [2,26,27].

Nh− vậy nếu một tác nhân nào đó có giá trị gia tăng VA > 0 thì có nghĩa là tác nhân đó đã góp phần tạo nên GDP cho nền kinh tế. Giá trị gia tăng thô có thể bằng 0, d−ơng hoặc âm. Vì sản phẩm P và chi phí trung gian IC có thể tính đ−ợc khác nhau trong phân tích kinh tế và phân tích tài chính nên giá trị gia tăng VA cũng mang giá trị t−ơng ứng khác nhau.

Các bộ phận của giá trị gia tăng thô bao gồm:

- Chí phí về tiền l−ơng và Phụ cấp W (Wage): L một phần của giá trị gia tăng thô. Khác với phân tích kinh tế, trong phân tích tài chính ng−ời ta không tính đến lao động gia đình mà chỉ tính đến lao động thuê ngoài (chi phí bỏ ra để thuê lao động) [2,26,27].

- Thuế và các khoản phải nộp T (Taxes): Là khoản thuế và các khoản phải nộp mà tác nhân phải đóng cho nhà n−ớc [2,26,27].

- Chí phí tài chính FF (Financial Fee): Là khoản trả lãi tiền vay nộp, bảo hiểm và chi phí tài chính khác của các tác nhân. Nếu tác nhân chỉ sử dụng vốn tự có, không phải trả tiền vay thì sẽ không có chi phí tài chính FF [2,26,27].

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NGÀNH HÀNG HOA HỒNG TẠI CÁC VÙNG SẢN XUẤT TẬP TRUNG CỦA HUYỆN MÊ LINH TỈNH VĨNH PHÚC VÀ HUYỆN SAPA TÌNH LÀO CAI (Trang 36 - 46)