Ph−ơng pháp thu thập và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NGÀNH HÀNG HOA HỒNG TẠI CÁC VÙNG SẢN XUẤT TẬP TRUNG CỦA HUYỆN MÊ LINH TỈNH VĨNH PHÚC VÀ HUYỆN SAPA TÌNH LÀO CAI (Trang 32 - 36)

3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và ph−ơng pháp nghiên cứu

3.3.Ph−ơng pháp thu thập và xử lý số liệu

3.3.1. Ph−ơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu thứ cấp từ các phòng ban của huyện Mê Linh và Sapa về tình hình sản xuất hoa hồng, kết quả, hiệu quả chung của toàn xã, từ các báo cáo, tạp chí, niên giám thống kê,webside… Ngoài ra,

chúng tôi còn sử dụng số liệu của trung tâm sinh thái nông nghiệp – tr−ờng đại học nông nghiệp I đã nghiên cứu vào đề tài.

3.3.2. Ph−ơng pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Chọn điểm nghiên cứu: Chúng tôi quyết định nghiên cứu ngành hàng hoa hồng ở phía Bắc Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi chọn hai vùng trồng hoa hồng tiêu biểu và đ−ợc mọi ng−ời biết đến nhiều nhất trong những năm gần đây ở miền Bắc là huyện Mê Linh – Vĩnh Phúc thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng và thị trấn Sapa – Lào Cai là một huyện miền núi phía Bắc. Mặt khác, không chỉ là sự khác nhau về mặt địa lý mà chúng còn khác nhau về thời tiết dẫn tới mùa vụ chính của hoa hồng Sapa và Mê Linh trái ng−ợc nhau. Hoa hồng Sapa chính vụ vào mùa Hè – Thu còn ở Mê Linh thì vào các tháng mùa Đông và mùa Xuân.

Với hai địa điểm lựa chọn này, chúng tôi có thể đi sâu phân tích để thấy đ−ợc bức tranh chung toàn cảnh về ngành hàng hoa hồng ở miền Bắc Việt Nam.

- Chọn mẫu điều tra:

+ ở Mê Linh: Mê Linh có tổng cộng 17 xã song chỉ có 10 xã trồng hoa hồng với tổng diện tích khoảng 376 ha. Tuy nhiên, trong 10 xã này thì chỉ có xã Mê Linh (240ha), xã Đại Thịnh (63ha), xã Tiền Phong (46ha) là trồng nhiều hoa và tập trung nhất. Các xã khác chỉ mới bắt đầu trồng do thấy rằng ng−ời dân trồng hoa hồng tại các xã khác có thu nhập cao hơn trồng rau và lúa nh−ng các xã này mới chỉ trồng với vài ha. Chính vì thế khi nghiên cứu về tác nhân sản xuất trong ngành hàng hoa hồng tại đây, chúng tôi tập trung nghiên cứu tại xã Mê Linh - huyện Mê Linh là chính.

Chúng tôi điều tra tại 3 thôn trồng hoa nhiều của xã Mê Linh là thôn D−ơng, thôn Hội và thôn Liễu Trì. Bằng ph−ơng pháp Wealth Ranking để lựa chọn mẫu ngẫu nhiên và các mẫu này đ−ợc hỏi theo các bảng hỏi có sẵn về các yếu tố đầu vào sản xuất, kết quả, hiệu quả,…

Tại thôn D−ơng, chúng tôi chọn 25 mẫu. Thôn Hội là 11 mẫu và thôn Liễu Trì là 10 mẫu. Số còn lại chúng tôi điều tra tại hai xã Đại Thịnh và Tiền Phong với 10 mẫu.

Số tác nhân thu gom tại Mê Linh khá nhiều nh−ng vẫn mang tính tự phát và nhỏ lẻ, có lúc tham gia thu gom nh−ng cũng có lúc không tham gia. Để nghiên cứu tác nhân này, chúng tôi cũng chọn ngẫu nhiên những ng−ời đã đ−ợc phân tổ kỹ từ tr−ớc (những ng−ời chuyên thu gom hoa tại địa ph−ơng là chính để bán lại cho ng−ời bán buôn tại các tỉnh khác ) và điều tra bằng các bảng hỏi. Do các mẫu điều tra đã đ−ợc lựa chọn kỹ tr−ớc bằng ph−ơng pháp phân tổ thống kê nên chúng tôi chỉ điều tra 14 hộ thu gom tại Mê Linh, nh−

vậy cũng có thể đại diện đ−ợc cho toàn bộ tác nhân thu gom trong ngành hàng hoa hồng Mê Linh.

+ ở Sapa: Ngành hoa hồng là một ngành sản xuất mới và hoa hồng chỉ đ−ợc trồng đại trà trong 3 năm gần đây. Toàn huyện chỉ có 18 hộ trồng hoa hồng mà tất cả đều tập trung tại thị trấn Sapa. Với số l−ợng mẫu ít nh− vậy, chúng tôi vẫn phân tổ và sử dụng ph−ơng pháp Wealth Ranking để chọn mẫu. Số mẫu nghiên cứu tác nhân hộ sản xuất là 09 mẫu và tác nhân thu gom là 06 mẫu. ở Sapa, đã xuất hiện những công ty đầu t− sản xuất hoa hồng nh− công ty ATI, công ty Linh D−ơng, công ty Việt Thái. Trong đó, công ty ATI là công ty sản xuất ra nhiều hoa hồng nhất.

Các tác nhân bán buôn, bán lẻ, cửa hàng hoa của cả hai vùng Mê Linh và Sapa đ−ợc chúng tôi nghiên cứu chủ yếu tại Hà Nội vì hơn 75 % l−ợng hoa hồng Mê Linh và khoảng 3/4 l−ợng hoa hồng Sapa về thị tr−ờng Hà Nội để tiêu thụ. (Tác nhân bán buôn đ−ợc chúng tôi điều tra là những ng−ời mua hoa ở Sapa hoặc Mê Linh và đem về Hà Nội bán). Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi không thể nghiên cứu đ−ợc hết tất cả các mẫu mà chỉ chọn l−ợng mẫu nhất định có thể đại diện cho tác nhân của toàn bộ ngành hàng hoa hồng Sapa và Mê Linh. Số mẫu điều tra đ−ợc tổng hợp lại nh− sau:

Biểu 3.3. Số mẫu điều tra các tác nhân tham gia ngành hàng Vùng Tác nhân Số mẫu điều tra Sapa, Lào Cai

- Hộ chuyên sản xuất tại Sapa - Hộ thu gom tại Sapa

- Hộ bán buôn hoa hồng Sapa tại Hà Nội - Công ty, hợp tác xã

- Hộ bán lẻ hoa hồng Sapa tại Hà Nội - Cửa hàng bán hoa hồng Sapa tại Hà Nội

09 06 15 03 65 22 Mê Linh, Vĩnh Phúc - Hộ chuyên sản xuất - Hộ thu gom tại Mê Linh

- Hộ bán buôn hoa hồng Mê Linh tại Hà Nội - Hộ bán lẻ hoa hồng Mê Linh tại Hà Nội - Cửa hàng bán hoa hồng Mê Linh tại Hà Nội

56 14 15 65 22

3.3.3. Ph−ơng pháp phân tích và xử lý số liệu

Sau khi tập hợp tất cả các tài liệu thu thập đ−ợc, chúng tôi tiến hành chọn lọc số liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, sau đó tổng hợp lại rồi phân tích thông qua các biểu và tính toán số liệu bằng máy tính.

Tài liệu sau khi đ−ợc xử lý, chúng tôi tiến hành phân tích thông qua các ph−ơng pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh, hạch toán kinh tế … Từ đó, chúng tôi khái quát đ−ợc bản chất của vấn đề nghiên cứu, đánh giá đ−ợc kết quả mang lại trong quá trình sản xuất tiêu thụ hoa hồng của Sapa và Mê Linh, đồng thời rút ra đ−ợc những kết luận xác đáng từ thực tế và đề ra những biện pháp hữu hiệu cho sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của toàn ngành hoa hồng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NGÀNH HÀNG HOA HỒNG TẠI CÁC VÙNG SẢN XUẤT TẬP TRUNG CỦA HUYỆN MÊ LINH TỈNH VĨNH PHÚC VÀ HUYỆN SAPA TÌNH LÀO CAI (Trang 32 - 36)