Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty Cao su Sao Vàng Hà Nội (Trang 32 - 35)

IV. NÂNG CAO HIÊU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP

4.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ

4.1. Các nhân t khách quan.

a/ Chính sách và cơ chế quản lý của Nhà nước.

Trên cơ sở pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế, nhà nước tạo mơi trường và hành lang pháp lý hướng dẫn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Bất kỳ một sự thay đổ nào trong chế độ, chính sách hiện hành đều chi phối các mảng hoạt động của doanh nghiệp. Đối với việc quản lý và sử dụng TSCĐ thì các văn bản về đầu tư, tính khấu hao, ... sẽ quyết định khả năng khai thác TSCĐ.

b/ Thị trường và cạnh tranh.

Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm là để đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện nay trên thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề, giữa các sản phẩm ngày càng gay gắt do vậy các doanh nghiệp đều phải nỗ lực để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình như tăng chất lượng, hạ giá thành mà điều này chỉ xảy ra khi doanh nghiệp tích cực nâng cao hàm lượng kỹ thuật trong sản phẩm. Điều này địi hỏi doang nghiệp phải cĩ kế hoạch đầu tư cải tạo, đầu tư mới TSCĐ trước mắt cũng như lâu dài, nhất là những doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh cao, tốc độ phát triển cơng nghệ nhanh như ngành kiến trúc, thiết kế, thi cơng xây dựng,...

Ngồi ra lãi suất tiền vay cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSCĐ. Vì lãi suất tiền vay ảnh hưởng đến chi phí đầu tư của doanh nghiệp khi lãi suất thay đổi thì nĩ sẽ kéo theo những biến đổi cơ bản của đầu tư mua sắm thiết bị.

c/ Các yếu tố khác.

Bên cạnh những nhân tố trên thì cịn cĩ nhiều nhân tố khác cĩ thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng TSCĐ mà được coi là những nhân tố bất

khả kháng như thiên tai, địch hoạ,... Mức độ tổn hại về lâu dài hay tức thời là hồn tồn khơng thể biết trước, chỉ cĩ thể dự phịng trước nhằm giảm nhẹ ảnh hưởng mà thơi.

4.2 .Các nhân t ch quan.

Đây là các nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. Nhĩm nhân tố này tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài, do vậy việc nghiên cứu các nhân tố này là rất quan trọng thơng thường người ta xem xét những yếu tố sau:

a/ Ngành nghề kinh doanh.

Nhân tố này tạo ra điểm xuất phát cho doanh nghiệp cũng như định hướng cho nĩ trong suốt quá trình tồn tại. Với ngành nghề kinh doanh đã chọn sẽ ảnh hưởng đến việc quyết định của doanh nghiệp như cơ cấu tài sản được đầu tư như thế nào, mức độ hiện đại hố chúng ra sao. Nguồn tài trợ cho những TSCĐ đĩ được huy động từ đâu, cĩ đảm bảo lâu dài cho sự hoạt động an tồn của doanh nghiệp hay khơng?

b/ Đặc điểm về kỹ thuật sản xuất kinh doanh.

Các đặc điểm riêng về kỹ thuật sản xuất kinh doanh tác động đến một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sự dụng TSCĐ như hệ số đổi mới máy mĩc thiết bị, hệ số sử dụng về thời gian cơng suất. Nếu kỹ thuật sản xuất giản đơn thì doanh nghiệp sẽ luơn phải đối phĩ với các đối thủ cạnh tranh với yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm.

c/ Trình độ tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, hạch tốn nội bộ của doanh nghiệp.

Nếu trình độ tổ chức quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp tốt thì TSCĐ trước khi đưa vào sử dụng cho mục đích gì và sử dụng ra sao đã cĩ sự nghiên cứu trước một cách kỹ lưỡng và trong quá trình sản xuất kinh doanh tình hình sử dụng TSCĐ luơn được theo dõi một cách thường xuyên và cĩ những thay đổi kịp thời để tránh lãng phí. Vì vậy quy trình tổ chức quản lý sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp để đưa ra những kết luận đúng đắn về tình hình sử dụng TSCĐ từ

đĩ đưa ra những đề xuất về biện pháp giải quyết những tồn tại để TSCĐ được sử dụng một cách hiệu quả hơn nữa.

d/ Trình độ lao động và ý thức trách nhiệm.

Để phát huy được hết khả năng của dây chuyền cơng nghệ, máy mĩc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh địi hỏi trình độ quản lý và sử dụng máy mĩc của người lao động phải được nâng cao thì mới vận hành được chúng. Ngồi trình độ tay nghề, địi hỏi cán bộ lao động trong doanh nghiệp phải luơn cĩ ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo quản tài sản. Cĩ như vậy, TSCĐ mới duy trì cơng suất cao trong thời gian dài và được sử dụng hiệu quả hơn khi tạo ra sản phẩm.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CƠNG TY CAO SU SAO VÀNG HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty Cao su Sao Vàng Hà Nội (Trang 32 - 35)