Mục tiêu định hướng, chiến lược phát triển của Vietnam airlines trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Vận chuyển hàng hóa và phục vụ hàng xuất nhập khẩu của VNA (Trang 68 - 72)

airlines trong nhng năm ti.

1. Quan đim phát trin ca Hãng hàng không quc gia Vit Nam. Nam.

- Vietnam airlines là " xương sống " của ngành hàng không Việt Nam vì thế

nó phải giữ được vai trò chủ đạo trong vận tải hàng không, luôn đi tiên phong trong lĩnh vực xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, mở rộng giao lưu quốc tế và là một lực lượng dự bị nhằm giữ gìn an ninh quốc phòng. - Lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu phát triển bởi Vietnam Airlines phải tự

đảm bảo tồn tại và phát triển trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt. - Trọng tâm phát triển là dựa vào nội lực, trước hết là chiến lược phát triển

nhân lực, phải xây dựng một đội ngũ nhân viên trình độ cao, có khả năng quản lý và điều hành một hãng hàng không lớn với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại.

- Hiện đại hoá cơ sở hạ tầng đặc biệt là đội máy bay. Một đội máy bay hiện

đại với mạng đường bay rộng khắp mới có thể đảm bảo cho sự phát triển vững chắc của Vietnam Airlines.

- Tận dụng tối đa hoá các nguồn lực từ bên ngoài bằng việc mở rộng quan hệ

hợp tác quốc tế đa phương, tận dụng thế mạnh của các đối tác trong liên doanh nhằm hỗ trợ cho mục tiêu xây dựng một hãng hàng không quốc gia lớn mạnh, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các hãng hàng không khác trong khu vực và trên thế giới. (25)

2. Chiến lược phát trin ca Vietnam airlines

Tại đại hội Đảng bộ hãng hàng không quốc gia Việt Nam 2003, ban lãnh đạo Vietnam Airlines đã xác định nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn từ nay đến 2010 là xây dựng Vietnam airlines thành một đơn vị kinh tế vững mạnh, với trang thiết bị kĩ thuật hiện đại phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng, xây dựng Vietnam airlines trở thành một hãng hàng không tầm cỡ trong khu vực, có bản sắc riêng, là một trong những hãng hàng đầu của khu vực về chất lượng dịch vụ và hiệu quả

kinh doanh, cụ thể như sau:

- Về phía hãng hàng không phải kết hợp hài hoà giữa cạnh tranh thị trường và tận dụng vai trò quản lý và điều tiết của nhà nước, xây dựng hãng hàng không quốc gia Việt Nam giữ vai trò chủ đạo đối với vận tải hàng không Việt Nam,

đại diện cho kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế với thị phần lớn cả nội địa và quốc tế.

- Phát triển hợp lý các doanh nghiệp thành viên nhằm khai thác các thị trường còn chưa khai thác hết tiềm năng, tạo sự cạnh tranh, kích thích đổi mới theo hướng chuyên môn hoá như chỉ chở hàng, chỉ chở container, cho thuê chuyến,, cung cấp các dịch vụ trọn gói, dịch vụ giao nhận uỷ thác..

- Về thị trường vận chuyển hàng hoá. Đưa Việt Nam thành trung tâm vận tải khu vực và trở thành lĩnh vực kinh doanh có lợi nhuận cao. Để làm được điều

phát triển nguồn hàng hoá. Củng cố vững chắc các thị trường truyền thống của hàng không Việt Nam như thị trường Đông Bắc Á, Đông Nam Á, đồng thời phát triển có chọn lọc các thị trường có tiềm năng lớn nhưng có nhiều cạnh tranh và rủi ro như thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ.

- Phát triển đội máy bay, đây là nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển ngành vận tải hàng không. Từ nay đến năm 2010, hãng cố gắng tăng số lượng máy bay lên 70 chiếc theo hướng tăng tỉ trọng các loại máy bay tầm trung và xa với khả năng chuyên chở lớn, tính năng hiện đại, phù hợp với từng thị

trường như A320, A330, B747, B777.. Cần phải mua loại máy bay chuyên dụng chở hàng hoá nhằm tăng khả năng chuyên chở, từng bước chuyên nghiệp hoá vận tải hàng hoá quốc tế.

- Thành lập các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tại các cảng hàng không quốc tế nhằm đa dạng hoá loại hình dịch vụ tránh vị thế độc quyền, tiến tới tự

do quyền cung cấp dịch vụ đối với một số lĩnh vực trong đó có dịch vụ phục vụ

hàng hoá chuyên chở bằng đường hàng không. Các đơn vị này chịu sự quản lý hành chính, nhưng độc lập trong hạch toán kinh doanh.

- Tiến hành cổ phần hoá một số xí nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng không, liên doanh với các đối tác nước ngoài nhằm thu hút vốn đầu tư, công nghệ mới và kinh nghiệm quản trị kinh doanh tiên tiến.

3. D báo tình hình phát trin chuyên ch hàng hoá xut nhp khu ca Vietnam airlines đến 2010. khu ca Vietnam airlines đến 2010.

Căn cứ vào chiến lược phát triển của Vietnam airlines về phát triển đội bay.

Bảng11: Kế hoạch phát triển đội máy bay của Vietnam Airlines

Loại máy bay 2005 2010

A320 18 23

A330, B777 12 22

B747 - ER400 3 10

Air cargo 2 4

Nguồn: Kế hoach phát triển đội bay của Vietnam airlines - Ban kế hoạch

Trong những năm tới, Vietnam airlines vẫn tiếp tục đầu tư phát triển đội máy bay vừa và nhỏ phục vụ bay tầm ngắn tới các nước trong khu vực nhưng đồng thời phát triển đội bay tầm xa với các loại máy bay thân lớn hiện đại để khai thác thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ. Tuy nhiên việc chuyên chở hàng hoá vẫn chủ yếu bằng máy bay hành khách, điều này làm cho khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không của Vietnam airlines khó có thể chiếm

đựơc thị phần cao.

Ngoài ra còn căn cứ vào các thông tin dự báo về khả năng phát triển nhu cầu vận tải hàng không trong nước và khu vực, khả năng phát triển khoa học công nghệ hàng không và ứng dụng, chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành hàng không Việt Nam, sự tăng trưởng GDP, các chỉ số

thương mại kinh tế, chính trị xã hội, mức tăng trưởng dân số, các chính sách vĩ

mô của nhà nước. Dự báo về chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu của Vietnam airlines ở mức, chưa tính đến các đột biến của thị trường là:

Bảng 12: Dự báo khối lượng hàng hoá chuyên chở của Vietnam Airlines trong những năm tới.

Hàng hoá XNK do VNA chuyên chở

Hàng hoá XNk luân chuyển qua Việt Nam bằng đường hàng không Năm Khối lượng (nghìn tấn) Tăng trưởng % Khối lượng (nghìn tấn) Tỉ trọng %

2010 50 25 200 25

2015 100 27 300 33

2020 150 30 400 37,5

Thị trường vận tải hàng không thế giới nói chung và thì trường vận tải hàng không Việt Nam nói riêng còn nhiều biến động, các diễn biến của thị trường vận tải hàng không trong những năm qua hết sức phức tạp, điều đó cho thấy việc dự báo một cách chính xác thị trưòng trong những năm tới không đơn giản. Dự báo trên được tính trên cơ sở phân tích các xu hướng phát triển của thị

trường nội tại, khu vực cũng như thế giới đồng thời kết hợp việc phân tích các yếu tố kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến vận tải hàng không. Chính vì vậy các nhà quản lý, các đơn vị thành viên cần bám sát các diễn biến của thị trường nhằm

đối phó một cách linh hoạt với những biến động và chủ động hoạt động khai thác trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Vận chuyển hàng hóa và phục vụ hàng xuất nhập khẩu của VNA (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)