III. Quan hệ hợp tác quốc tế và hợp tác kinh tế quốc tế của Vietnam airlines
1. Các hiệp đinh song phương và đa phương về hợp tác phát triển của Vietnam Airlines.
triển của Vietnam Airlines.
Đảng và nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ " mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, củng cố và nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế".
Thực hiện chủ trương trên của Đảng và nhà nước, trong những năm qua ngành hàng không đã đạt được nhiều thành tựu trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại về vận tải hàng không. Cho đến nay,Vietnam airlines có 28 đường bay quốc tế tới 20 thành phố của 13 nước trên thế giới (18).Việt Nam đã kí hiệp định song phương với hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tham gia tích cực vào đàm phán và cam kết về mở rộng thị trường hàng không trong khuon khổ ASEAN, APEC, ICAO và gia nhập WTO.
Bảng 6:Các nước có hiệp định hàng không song phương với Việt Nam gồm
STT Tên quốc gia, vùng lãnh thổ Tên quốc gia, vung lãnh thổ
1 Trung Quốc ( Liên Xô cũ)
2 Cộng hoà dân chủĐức Ba Lan
3 Lào Pháp
4 Bắc Triều Tiên Mianma
5 Liên bang Nam Tư Hungari
6 Cộng hoà Séc và Xlovakia ( Tiệp khắc) Malaysia 7 Cu ba Rumani 8 Bungari Cămpuchia 9 Mông Cổ Apganixtan 10 Philippines Indonexia 11 Brueneil Singapore 12 Xrilanka Vương quốc Bỉ 13 Hàn Quốc Ấn Độ 14 Băng la đét Hà Lan 15 Ukraina Nhật 16 Anh Bắc Ailen 17 Luxambua Gioocdani
18 Áo Thái Lan
19 Uzbekixtan Australia
thống nhất
21 Irag Newzeland
22 Hồng kông Canada
23 Thuỵ Sỹ Nam Phi
24 Nga Cộng hoà liên bang Đức.
25 Lãnh thổĐài Loan Hoa kỳ
Nguồn: Báo cáo tổng kết Ban đối ngoại của Vietnam airlines 2003
Ngoài các hiệp định song phương,Việt Nam còn có các hiệp định hàng không
đa phương.
Ngày 12/4/1980 Việt Nam là thành viên chính thức của ICAO Năm 1988 Vietnam airline là thành viên của IATA.
Ngày 14/1/1998 tại Việt Nam, cục trưởng cục hàng không dân dung của 4 nước: Lào, Mianma, Campuchia và Việt Nam ký kết hiệp định hợp tác về vận tải hàng không tiểu vùng.
Trong các hiệp định song phương và đa phương các bên kí kết đã giành cho nhau các thương quyền 1,2,3 và 4 theo quy định của công ước về hàng không dân dụng quốc tế Chicago1944. Nội dung của các thương quyền đó là:
Thương quyền 1: Quyền tự do bay trên lãnh thổ của các thành viên ký kết Thương quyền 2 : Quyền đậu, đỗ xuống lãnh thổ của quốc gia thành viên vì lý do phi thương mại ( sửa chữa,bảo dưỡng, tránh thiên tai, bất khả kháng, tiếp nhiên liệu,..)
Thương quyền 3: Quyền lấy hành khách, hàng hoá, thư tín chuyên chở từ quốc gia của nhà khai thác được chỉđịnh tới lãnh thổ nước thành viên.
Thương quyền 4: Quyền lấy hành khách, hàng hoá, thư tín trên lãnh thổ của các nước thành viên về nước của người khai thác.
Ngoài ra thương quyền 5 còn được kí kết với một số quốc gia như Pháp, Nga, Hong Kong, Thái Lan..thương quyền này cho phép nhà khai thác nhận hành khách, hàng hoá, thư tín ở nước đối tác đến bất kì một quốc gia thứ 3 nào, và quyền chuyên chở hàng hoá, hành khách từ bất kỳ một nước thứ 3 nào tới nước
đối tác.
Trong hiệp định đa phương về hợp tác vận tải hàng không tiểu vùng giữa Campuchia, Lào, Mianma,Việt Nam, các quốc gia đã cam kết hợp tác, phối hợp toàn diện và thông qua các giải pháp nhằm thực hiện tự do hoá vận tải hàng không giữa các nước thành viên. Nội dung chủ yếu của bản hiệp định là: - Các nước được khai thác không hạn chế các thương quyền 3,4,5, tải cung
ứng, tần suất bay, không hạn chế số lượng các hãng hàng không được chỉđịnh. Không hạn chế các điểm đến, điểm xuất phát, điểm giữa thuộc tiểu vùng, tuy nhiên các hãng hàng không chỉ được khai thác đến các sân bay quốc tế của các nước đối tác.
- Mạng lưới văn phòng đại diện, đại lý được thiết lập không hạn chế trên lãnh thổ của các nước đối tác.
- Không hạn chế hoạt động khai thác vận chuyển thương mại không thường lệ
tùy thuộc qui chế xin phép của mỗi nước.
- Cho phép liên doanh các hình thức hợp tác khác giữa các hãng hàng không
được chỉđịnh thuộc tiểu vùng.
- Không được quyền khai thác thương quyền bay nội địa
Nhìn chung quá trình hợp tác quốc tế theo hướng tự do hoá vận tải hàng không là một kết quả mang tính tất yếu khách quan của quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế thế giới nói chung và ngành vận tải hàng không quốc tế nói riêng. Xuất phát từ vị trí, vai trò, và nhu cầu nội tại với tư cách là một ngành
lưu công cộng, thương mại quốc tế, đầu tư phát triển kinh tế xã hội nhằm tạo một môi trường cạnh tranh thích hợp nhất, điều kiện phát triển tốt nhất cho lực lượng vận tải hàng không.
Tự do hoá vận tải hàng không từng bước giúp cho nhà nước cắt giảm và tiến tới xoá bỏ trợ cấp cho hoạt động vận chuyển trong nước và cạnh tranh quốc tế
của các hãng hàng không quốc gia, làm tăng cơ hội sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng không của người tiêu dùng, phục vụ tốt hơn yêu cầu của các ngành kinh tế khác, đồng thời thúc đẩy phát triển các dịch vụ về sân bay, quản lý bay và các dịch vụ hỗ trợ khác.
Tuy nhiên, thực hiện hợp tác quốc tế theo xu hướng tự do hoá, ngành hàng không của các nước kém phát triển phải đương đầu với những mặt trái của nó. Nếu việc tự do hoá không được tiến hành theo những bước thích hợp phù hợp với trình độ phát triển và tình hình cụ thể của từng giai đoạn, tự do hoá sẽ có tác động tiêu cực làm suy giảm lực lượng vận tải hàng khôngquốc gia.