Cơ cấu thị trường.

Một phần của tài liệu Vận chuyển hàng hóa và phục vụ hàng xuất nhập khẩu của VNA (Trang 56 - 57)

IV. Thực trạng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của Vietnam Airlines.

2.Cơ cấu thị trường.

Thị trường vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không phụ

thuộc vào cơ cấu mặt hàng, tuyến đường bay của hành khách, chính vì vậy cơ

cấu thị trường vận tải hàng không của Vietnam airlines được chia thành:

Khu vực Đông Bắc Á mà chủ yếu là Nhật, Hồng Kông, riêng thị trường Nhật Bản đã chiếm tới 21% (22) sản lượng vận chuyển hàng hoá của toàn mạng bay quốc tế ở khu vực này. Trong những năm qua Vietnam Airlines đã từng bước củng cố vững chắc thị trường chiến lựơc có giá trị trước mắt cũng như lâu dài như thị trường Đông Bắc Á đặc biệt là các đường bay đi Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc..

Khu vực thị trường châu Âu gồm cả Đông Âu và các nước thuộc khối EU trong đó Nga, Pháp là chủ yếu. Đây có thể coi là thị trường truyền thống với hơn 50% thị phần, bởi từ lâu thị trường Đông Âu đã được thiết lập, tuy nhiên thị trường chủ yếu là hàng may mặc và giày dép, thị trường EU vẫn đang tiếp tục phát triển với các mặt hàng là hàng may mặc, hàng thuỷ sản, và cả hàng rau củ quả.

Thị trường bắc Mỹ mới đựợc thiết lập, với thị phần còn nhỏ 6% nhưng thị

trường này hứa hẹn một tiềm năng khi mà xuất khẩu của Việt Nam vào thị

trường này tăng, trong đó Mỹ là trọng tâm. Tuy nhiên thị trường này có mức

độ cạnh tranh cao với sự tham gia khai thác của các hãng hàng không mạnh nhất của Mỹ, mức độ rủi ro lớn do chịu ảnh hưởng của chính sách tự do hoá bầu trời. Để chuẩn bị tham gia vào thị trường này, nhằm hạn chế tối đa sự rủi ro, giảm mức độ cạnh tranh, Vietnam airlines đã liên danh với hãng hàng không American Airlines của Mỹ.

Một phần của tài liệu Vận chuyển hàng hóa và phục vụ hàng xuất nhập khẩu của VNA (Trang 56 - 57)