Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển của Tổng công ty PVC

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty PVC (Trang 46)

1. Kết quả của hoạt động đầu tư phát triển

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới có nhiều biến động, giá nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc, vật tư diễn biến phức tạp và khó dự đoán. Đặc biệt là năm 2008, năm đầu tiên Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình mới, do đó bộ máy tổ chức hoạt động của Tổng công ty và đơn vị thành viên còn chưa ổn định. Tuy nhiên, với sự quan tâm, hỗ trợ, chỉ đạo sát sao, kịp thời về mọi mặt của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Ban Lãnh đạo Tổng công ty đã phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn, đưa ra những giải pháp sản xuất kinh doanh phù hợp để từng bước ổn định và phát triển, cùng sự nỗ lực, tinh thần làm việc nhiệt tình của cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty, về cơ bản nhiệm vụ kế hoạch của

1.1 Khối lượng vốn đầu tư thực hiện

Khối lượng vốn đầu tư thực hiện của Tổng công ty qua các năm như sau:

Bảng 6: Khối lượng vốn đầu tư thực hiện tại Tổng công ty qua các năm

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2005 2006 2007 2008

Vốn đầu tư thực hiện 341,743 451,031 503,995 1.694,54

Tốc độ tăng định gốc - 32% 47,48 % 395,85 %

Tốc độ tăng liên hoàn - 31,98% 11,68 % 236,22%

Nguồn: tác giả tự tính toán theo số liệu phòng kế toán

Khối lượng vốn đầu tư thực hiện cho hoạt động đầu tư phát triển chính là tổng số tiền đã chi ra để tiến hành các hoạt động cho công cuộc đầu tư bao gồm các chi phí cho công tác xây lắp, mua sắm máy móc thiết bị, chi phí đầu tư cho nguồn nhân lực… Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, khối lượng vốn đầu tư thực hiện năm 2006 là 451,031 tỷ đồng thì đến năm 2008 số vốn đầu tư thực hiện là 1.694,54 tỷ đồng, tăng mạnh nhất so với các năm gần gấp 4 lần so với năm 2006. Khối lượng vốn đầu tư thực hiện tăng cho thấy kết quả thực sự của hoạt động đầu tư.

1.2. Tài sản cố định huy động

Tài sản cố định huy động chính là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập và hiện giờ đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm thiết bị, lắp đặt thiết bị, đã làm xong thủ tục nghiệm thu và đưa có thể đưa vào sử dụng ngay.

Các tài sản cố định được huy động là sản phẩm cuối cùng của các công cuộc đầu tư, chúng có thể được biểu hiện bằng tiền hoặc hiện vật. Đối với công ty, chúng chính là toàn bộ nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và thiết bị văn phòng.

Bảng 7: Giá trị tài sản cố định huy động của Tổng công ty giai đoạn 2005 - 2008

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2005 2006 2007 2008 Vốn đầu tư thực hiện 341,743 451,031 503,995 1.694,54

Giá trị TSCĐ huy động 4,707 12,442 9,974 809

Tốc độ tăng định gốc - 164,33% 111.9% 170,87%

Tốc độ tăng liên hoàn - 164,33% -19,83% 8.010,76%

Hệ số huy động tài sản cố định

0,0138 0,0276 0,02 0,478

Nguồn: Tác giả tự tính toán theo số liệu trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, nhìn chung tài sản cố định huy động của Tổng công ty có xu hướng tăng. Năm 2006 tăng so với năm 2005, nhưng đến năm 2007 thì lại giảm. Trong cả giai đoạn này, năm 2008 là năm có giá trị tài sản cố định huy động lớn nhất, lớn gấp 81,1 lần so với năm 2007 và 65 lần so với năm 2006.

Bảng 8: Máy móc thiết bị mua sắm phục vụ thi công năm 2008

TT Tên thiết bị Đơn vị lượngSố Đơn giá Thành tiền

1 2 3 4 6 6= 4 x 5

1 Thiết bị khoan cọc nhồi vào đá Cái 2 22,500 45,000

2 Thiết bị khoan cọc nhồi vào đất Cái 2 5,000 10,000

3 Búa đóng cọc 4,5 tấn Cái 4 3,000 12,000

4 Giàn khoan cọc xi măng đất Giàn 4 1,600 6,400

5 Cẩu 250 (150, 100) tấn Cái 3 25,000 35,000

6 Cẩu bánh hơi 50 tấn Cái 3 10,000 30,000

7 Cẩu bánh hơi 25 – 30 tấn Cái 5 6,000 30,000

8 Cẩu tháp Cái 5 2,500 15,000

10 Xe tải cẩu 5 tấn Cái 5 700 3,500

11 Xe tải cẩu 3 tấn Cái 5 600 3,000

12 Xe xúc lật gầu 2-3m3 Cái 5 1,000 5,000

13 Máy đào bánh xích gầu Cái 6 2,500 15,000

14 Máy đào bánh lốp gầu 0,8m3 Cái 6 3,000 18,000

15 Máy ủi 150 – 180 CV Cái 5 2,500 12,500

16 Máy san gạt 150 – 155 CV Cái 5 1,200 6,000

17 Máy lu rung 16 tấn Cái 5 1,200 6,000

18 Máy lu bánh sắt 10 – 12 tấn Cái 5 500 2,500

19 Xe nâng 7- 9 tấn Cái 2 1,000 2,000

20 Xe nâng 5 tấn Cái 3 500 1,500

21 Máy ép cọc ( giàn Robot) Cái 4 6,000 24,000

22 Trạm trộn bê tông 80 m3/h Trạm 2 3,200 6,400

23 Trạm trộn bê tông 6-m3/h Trạm 3 2,500 7,500

24 Xe vận chuyển bê tông 6m3 Cái 10 1,150 11,500

25 Máy bơm bê tông cố định, công suất

80 – 90m3/h Cái 4 2,000 8,000

26 Xe bơm bê tông cần 36m. công suất 100m3/h

Cái 2 5,000 10,000

27 Máy khoan đá đường kính 90-

115mmm Cái 2 4,500 9,000

28 Máy nghiền sàng 30 – 75m3/h Trạm 2 7,500 15,000

29 Xe ô tô chở nước 12m3 Cái 5 400 2,000

30 Xe ô tô chở công nhân 45 chỗ ngồi Cái 7 1,000 7,000

31 Xe ô tô 07 chỗ ( lắp ráp tại VN) Cái 5 550 2,750

32 Xe ô tô 05 chỗ ( lắp ráp tại VN) Cái 4 550 2,750

33 Xê đầu kéo 40 tấn Cái 2 750 1,500

34 Xe ben 15m3 Cái 30 1,400 42,000

35 Dây chuyền rải ống trên sông, biển (

36 Gối xoay ( 40 – 45 tấn) Cái 4 750 3,000

37 Vận thăng lồng 1,2 – 1,5 tấn Cái 5 800 4,000

38 Máy phát điện 200 kva Cái 3 1,000 3,000

39 Máy phát điện 30 kva Cái 3 250 750

40 Máy nén khí 23m3/ phút Cái 5 1,000 5,000

41 Máy nén khí 17 – 21 m3/ phút Cái 5 600 3,000

42 Máy phun sơn Gracoking 63.1 Cái 5 100 500

43 Máy kinh vĩ điện tử Bộ 4 300 1,200

44 Máy kiểm tra độ cách điện Cái 2 50 100

45 Máy hàn 8 mỏ ( loại ESAB) Cái 20 300 6,000

46 Máy hàn TIG AC-DC 25 KVA Cái 20 100 2,000

47 Tủ sấy thuốc hàn 200 kg Cái 20 100 2,000

48 Máy đột dập 200 tấn Cái 1 800 800

49 Máy cắt thép 42 mm Cái 2 150 300

50 Máy cắt Plazma 25 mm Cái 2 150 300

51 Máy uốn thép R 260 mm Cái 1 300 300

52 Máy bơm nước áp lực cao 410 /275

Bar, 18 lít/ phút Cái 2 500 1,000

53 Phần mềm thiết kế, kiểm định Cái 1 12,000 12,000

54 Dây chuyền làm sạch bề mặt DC 1 10,000 10,000

Tổng cổng 539,000

Nguồn: Đề án nâng cao năng lực thiết bị thi công của Tổng công ty PVC

Hệ số huy động tài sản cố định được tính bằng tỷ lệ giữa giá trị tài sản cố định huy động được trong kỳ với tổng số vốn đầu tư thực hiện trong kỳ và số vốn đầu tư thực hiện kỳ trước nhưng chưa được huy động. Tỷ lệ này phụ thuộc vào tài sản cố định huy động tăng thêm và vốn đầu tư thực hiện, nên đây là một trong những chỉ tiêu giúp chúng ta thấy rõ được kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư.

1.3 Đầu tư đã làm tăng năng lực sản xuất kinh doanh của Tổng công ty PVC

Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty PVC trong những năm qua đã có những chuyển biến đáng kể. Trong năm 2008, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty có lợi nhuận sau thuế tăng đột biến so với các năm trước. Đó là do, trong những năm 2006, 2007 Tổng công ty đã chưa có sự đầu tư đáng kể nào vào thiết bị thi công, chi phí cho việc thuê thiết bị thi công để thực hiện dự án rất cao nên hiệu quả kinh tế của công ty thấp. Năm 2008 là năm đầu tiên Tổng công ty đi vào hoạt động theo mô hình mới chú trọng đầu tư nâng cao năng lực thiết bị thi công. Tổng công ty đã đầu tư 351,2 tỷ đồng để đầu tư thiết bị, máy móc thi công, mang lại hiệu quả thiết thực. Toàn bộ máy móc thiết bị được đầu tư có chất lượng theo đúng yêu cầu của đề án và có mục đích sử dụng cụ thể trước khi quyết định đầu tư. Lợi nhuận sau thuế từ 26,45 tỷ đồng năm 2007 đã tăng vọt lên 74,54 tỷ đồng năm 2008 đã chứng minh cho đường lối đổi mới đúng đầu tư đúng đắn của Tổng công ty.

Bảng 9: Kết quả thu được từ hoạt động đầu tư và kinh doanh của PVC trong giai đoạn 2007 – 2008

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 % tăng giảm Dự kiến năm 2009 Tổng giá trị sản lượng 1.073,82 2.468,5 179 3.993 Tổng doanh thu 834,44 2.216,5 205 3.413

Lợi nhuận trước

thuế 28,9 89,64 404 187

Lợi nhuận sau thuế 26,45 74,54 318,8 144

Nguồn:Báo cáo kiểm toán của Tổng công ty năm 2007, 2008

Sự phát triển của Tổng công ty PVC trong năm qua dựa trên rất nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là PVC luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao, sự hỗ trợ toàn diện của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia

Việt Nam (PVN) về tài chính, thị trường... và đặc biệt là bổ sung cho PVC nhiều cán bộ chủ chốt có trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức tốt.

Đồng thời, việc chuyển đổi hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con đã giúp Tổng Công ty có sự thay đổi một cách căn bản phương thức tổ chức quản lý, quản trị doanh nghiệp theo hướng chuyên nghiệp hóa, đặc biệt là sự thay đổi về bản chất mối quan hệ giữa Tổng Công ty với các công ty thành viên, từ cơ chế giao vốn sang liên kết bền chặt bằng phương thức đầu tư tài chính là chủ yếu; từ hình thức chi phối bằng mệnh lệnh hành chính trực tiếp sang gián tiếp thông qua người đại diện phần vốn của mình... Điều đó tạo cho Tổng công ty PVC có sự chủ động trong sự chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời phát huy hiệu quả sự năng động, sáng tạo của các đơn vị thành viên.

Một trong những nguyên nhân quan trọng khác là Tổng công ty PVC đã lựa chọn cho mình hướng đi đúng. Thực hiện mục tiêu chiến lược đã vạch ra, PVC đã và đang vươn lên trở thành một Tổng Công ty xây lắp chuyên ngành, chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong xây lắp chuyên ngành dầu khí, đặc biệt là các công trình dầu khí trên biển. Hướng đi ấy không những phù hợp và đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ của ngành Dầu khí trong thời gian sắp tới, mà còn giúp Tổng công ty PVC hướng tới một thị trường xây dựng giàu tiềm năng phát triển, đồng thời giảm áp lực phải cạnh tranh với những doanh nghiệp mạnh, có tên tuổi trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp trong giai đoạn hiện nay...

Đến thời điểm hiện nay, Tổng công ty PVC đã có mặt trên nhiều công trình trọng điểm quốc gia như: Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Nhà máy điện Nhơn Trạch, cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau, Dự án Nhà máy hoá lọc dầu Nghi Sơn, Nhà máy lọc dầu Dung Quất... Đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên đang không ngừng trưởng thành qua từng công trình, dự án, góp phần khẳng định năng lực và thương hiệu PVC trong lĩnh vực xây lắp.

Bên cạnh đó, Tổng công ty PVC đã và đang thi công xây dựng nhiều công trình kỹ thuật hạ tầng, công trình công nghiệp và dân dụng trong và ngoài ngành với yêu

cầu kỹ thuật đa dạng như: Khách sạn dầu khí Vũng Tàu, Trung tâm tài chính dầu khí Hà Nội, Trung tâm dịch vụ dầu khí Quảng Ngãi, Văn phòng Viện Dầu khí, Trụ sở Tổng Công ty Lương thực miền Bắc...

Tận dụng các thế mạnh về tài chính cũng như kinh nghiệm quản trị dự án và quản trị sản xuất công nghiệp, trong năm qua, Tổng công ty PVC đã triển khai một loạt dự án mới, có quy mô lớn như: Khu công nghiệp Dịch vụ Dầu khí Tiền Giang, Khu đô thị trung tâm tỉnh Hậu Giang, đặc biệt là Dự án đầu tư tàu xây lắp biển đa năng và một số các dự án khác.

2. Hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển

Là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, mục tiêu quả chủ yếu của doanh nghiệp là lợi nhuận. Do vây, hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp chia làm hai nhóm chỉ tiêu là hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội

2.1. Hiệu quả tài chính

2.1.1 So sánh Doanh thu tăng thêm / Vốn đầu tư

Bảng 10: Doanh thu tăng thêm và vốn đầu tư

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2005 2006 2007 2008

Tổng vốn đầu tư 341,743 451,031 503,995 1.694,54

Doanh thu 179,736 415,04 834,44 2.216,5

Doanh thu tăng thêm - 235,304 428,4 1.382,06

Doanh thu tăng thêm/ vốn

đầu tư - 0,522 0.85 0.816

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hàng năm của Tổng công ty

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, ta thấy doanh thu của Tổng công ty tăng liên tục qua các năm, điều đó chứng tỏ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty ngày càng có hiệu quả.Chỉ tiêu Doanh thu tăng thêm/ Vốn đầu tư cho biết mỗi đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu tăng thêm cho Tổng

công ty. Trong năm 2008, doanh thu tăng thêm là 1.382,06 tỷ đồng cao nhất trong giai đoạn 2005 – 2008. Trong cả giai đoạn 2005 - 2008 ta thấy chỉ tiêu này đều nhỏ hơn 1. Điều này được giải thích là do ảnh hưởng độ trễ của đầu tư. Nhiều công trình đầu tư phát triển có thời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm, do đó vốn đầu tư bỏ ra trong năm đó chưa phát huy tác dụng hết ngay trong năm đó mà phát huy tác dụng trong năm sau và nhiều năm tiếp theo.

2.1.2 Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư

Bảng 11: Lợi nhuận tăng thêm / Vốn đầu tư

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2005 2006 2007 2008 Vốn đầu tư thực hiện 341,743 451,031 503,995 1.694,54

Lợi nhuận 4,518 18,341 26,45 74,54

Lợi nhuận tăng thêm - 13,823 8,109 48,09

Lợi nhuận tăng thêm / Vốn

đầu tư - 0,003 0,016 0,028

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Tổng công ty PVC

Chỉ tiêu Lợi nhuận tăng thêm / Vốn đầu tư cho biết mỗi đồng vốn bỏ ra sẽ đem lại cho chủ đầu tư bao nhiêu đồng lợi nhuận tăng thêm. Chỉ tiêu này có biết chính xác hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư, do đó căn cứ vào chỉ tiêu này, Tổng công ty cũng có thể đưa ra được một số biện pháp để tăng hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư. Lợi nhuận của Tổng công ty tăng liên tục qua các năm, tăng mạnh nhất vào năm 2008 là 48,09 tỷ đồng. Qua bảng số liệu ta thấy, chỉ tiêu này trong các năm còn tương đối thấp, điều này cũng được lý giải là do đỗ trễ thời gian của đầu tư đã làm các chỉ tiêu tài chính có xu hướng thấp.

2.2. Hiệu quả xã hội

Trên góc độ các doanh nghiệp, mục đích cụ thể có nhiều nhưng quy tụ lại là lợi nhuận. Khả năng sinh lời của dự án là thước đo chủ yếu quyết định sự chấp nhận một việc làm mạo hiểm của nhà đầu tư. Khả năng sinh lời càng cao thì càng hấp dẫn các

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty PVC (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w