II. Tình hình hoạt động đầu tư phát triển của Tổng công ty cổ phần Xây lắp
2. Thực trạng đầu tư phát triển của Tổng công ty PVC giai đoạn 2005
2.3.1 Công tác tuyển dụng
Nguồn lao động của Tổng công ty chủ yếu được thu hút từ 3 nguồn chính là: từ các trường đại học, cao đẳng; tuyển dụng tại các trung tâm giới thiệu việc làm và con em cán bộ công nhân viên trong công ty. Để đáp ứng được yêu cầu về nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên nên hàng năm Tổng công ty luôn có các chính sách đãi ngộ nhằm thu hút nhân tài vào làm việc cho Tổng công ty.
2.3.2 Công tác đào tạo
Tổng công ty có nhiều hình thức đầu tư trong lĩnh vực đào tạo nguồn lao động đặc biệt là lao động trẻ. Công ty cũng có nhiều chính sách động viên và tạo điều kiện để người lao động tham gia học tập các lớp tin học, ngoại ngữ và tham gia các chương trình đào tạo chuyên môn, tay nghề. Hàng năm, Tổng công ty PVC phối hợp cùng trường Cao đẳng nghề Dầu khí, các tổ chức DNV, Loydd’s Rgister, Apave để đào tạo lượng công nhân có tay nghề cao và được cấp chứng chỉ quốc tế nhằm có đủ lực lượng thợ lành nghề thực hiện các dự án chuyển tiếp do PVC đang thực hiện: Kho xăng dầu Cù Lao Tào, phân xưởng hạt nhựa Polypropylen, Kho chứa LPG Gò dầu và một số dự án dự kiến thực hiện trong năm tới: Nhà máy xơ sợi Tổng hợp hải phòng, Nhà máy cồn nhiên liệu Phú Thọ, Trạm xuất xe bồn LPG Dung quất, kho xăng dầu Nhà bè…. Ban lãnh đạo Tổng công ty luôn quán triệt tới người lao động tinh thần học hỏi để tự hoàn thiện, chuyên môn tay nghề. Gắn với sự nỗ lực của mỗi cá nhân là ưu đãi quyền lợi về việc làm và thu nhập. Chính vì vậy đã động viên thi đua học tập trong đội ngũ công nhân lao động. Bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ lao động trong công ty học tập, tham gia các lớp tập huấn, tập luyện chuyên ngành trong và ngoài nước, hàng năm theo định kỳ Tổng công ty còn mở thêm các lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân ngay tại các công trường xây lắp để khuyến khích tất cả những người lao động thi đua, nghiên cứu, tìm tòi, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn. Đối với những công nhân mới vào làm, được tham gia các khóa đào tạo tại chỗ, qua đó được thảo luận trao đổi nhưng kinh nghiệm trong sản xuất, vận hành máy móc, qua đó trao đổi tích lũy thêm cho mình những kỹ năng, kinh
nghiệm cần thiết. Đây là một trong các hoạt động đầu tư nhằm nâng cao trình độ của công nhân mang lại hiệu quả cao, bởi vì đào tạo tại các công trường sẽ tạo điều kiện giúp công nhân nhanh chóng tiếp thu và giảm thiểu thời gian làm quen với công việc, giảm thất thoát trong đầu tư. Tỷ lệ công nhân được ký hợp đồng lao động có thời hạn một năm trở lên đối với các đơn vị trong PVC như sau:
+ Công nhân xây dựng > 50% + Công nhân cơ khí, lắp máy > 80% + Công nhân chuyên ngành khác > 20%
Năm nào, Tổng công ty cũng phối hợp cùng các cơ quan hữu quan tổ chức thi tay nghề, cấp chứng chỉ cho người lao động. Với mỗi người lao động, trong hai năm đầu tiên vào làm việc, phải liên tục tham gia hai kỳ thi tay nghề để lấy chứng chỉ. Sau đó, cứ sáu năm một lần, việc sát hạch chứng chỉ đó được thực hiện lại. Việc tổ chức đội ngũ giáo viên đào tạo tại chỗ của Tổng công ty tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động được nâng cao tay nghề, khi có vướng mắc gì trong sản xuất được hướng dẫn kịp thời. Qua đó, mỗi người lao động trong Tổng công ty được rèn luyện để giỏi một nghề, biết nhiều nghề, đáp ứng yêu cầu sản xuất ngày càng cao.
Để ưu đãi cho người lao động có tay nghề cao, mức lương được căn cứ trên hiệu quả công tác. Hàng năm, người lao động được xét nâng lương dựa vào chính năng lực chuyên môn của mình. Sự quan tâm này đã tạo được động lực để người lao động nỗ lực phấn đấu vì quyền lợi của mình và góp phần vào sự phát triển chung của Tổng công ty.
2.3.3 Đầu tư phát triển năng lực quản lý
Lực lượng cán bộ quản lý ở Tổng công ty PVC tuy không đông đảo tuy nhiên lại có tính quyết định tới sự thành bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh vì đây là những người đưa ra quyết định quan trọng nhất, là những người đưa ra các mục tiêu và phương hướng, biện pháp để đạt được những mục tiêu đó. Biểu hiện có hiệu quả của hoạt động quản lý ở Tổng công ty là việc các phòng, ban chức năng luôn phối
hợp với nhau một cách tốt nhất mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh, luôn đưa ra các quyết định chỉ đạo giải quyết kịp thời và chuẩn xác. Tổng công ty luôn xây dựng quy hoạch kế hoạch cán bộ, tạo ra cơ chế linh hoạt làm động lực cho việc rèn luyện, phấn đấu vươn lên để trở thành cán bộ chủ chốt của Tổng công ty.
Bảng 5: Vốn đầu tư nâng cao chất lượng lao động
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2005 2006 2007 2008 Chi phí đào tạo thường
xuyên
3,914 7,569 14,32 23,256
Chi phí tập huấn nước ngoài
1,34 2,948 4,1 11,34
Chi phí tuyển dụng và chi phí đầu tư khác
0,405 0,591 0,736 0,818
Tổng vốn đầu tư 5,659 11,108 19,156 35,414
Nguồn: Phòng nhân sự của Tổng công ty
Tổng công ty PVC còn liên danh với các nhà thầu Quốc tế để thực hiện có hiệu quả các dự án công nghiệp dầu khí trong và ngoài nước, thông qua đó đào tạo cán bộ kỹ sư và công nhân lành nghề, đồng thời tăng kỹ năng quản lý dự án theo tiêu chuẩn quốc tế.
Ngoài ra, để phát huy được năng lực cán bộ, Tổng công ty PVC thực hiện công tác quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có năng lực vào các vị trí quan trọng trong Tổng công ty theo phương châm “Vừa giao nhiệm vụ vừa kèm cặp giúp đỡ”. Chính sự kết hợp hài hòa giữa kinh nghiệm, độ chín chắn của thế hệ đi trước với sự trẻ trung, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của lớp cán bộ trẻ... đã tạo ra một sức mạnh, đột phá trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty. Lập kế hoạch đào tạo và thực hiện các chương trình đào tạo bắt buộc đối với các cán bộ đương chức, cán bộ nguồn trong quy hoạch. Hơn nữa Tổng công ty PVC đã triển khai thực hiện nếp sống văn hóa doanh nghiệp, phát
huy sự đoàn kết nội bộ của Tổng công ty, phối hợp chặt chẽ chi bộ đảng, công đoàn và Đoàn thanh niên cơ sở trong việc tổ chức lãnh đạo thực hiện mục tiêu chung.