Đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty PVC (Trang 33 - 37)

II. Tình hình hoạt động đầu tư phát triển của Tổng công ty cổ phần Xây lắp

2. Thực trạng đầu tư phát triển của Tổng công ty PVC giai đoạn 2005

2.2 Đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị

Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghệ là một hình thức của đầu tư phát triển nhằm hiện đại hóa dây chuyền công nghệ và trang thiết bị, tăng năng lực sản xuất kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng và để đối phó với các đối thủ cạnh tranh tạo chỗ đững vững chắc trên thị trường, các doanh nghiệp cần phải quan tâm đổi mới máy móc thiết bị, giảm chi phí xây lắp, tăng năng suất lao động.

Hiểu được vấn đề đấy, nên những năm gần đây Tổng công ty PVC luôn dành một phần rất lớn từ nguồn vốn đầu tư phát triển để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho công tác xây lắp. Tỷ lệ đầu tư này luôn chiếm trên 65% tổng lượng vốn đầu tư. Tuy nhiên có sự khác biệt rất lớn giữa lượng vốn đầu tư vào máy móc thiết bị của năm 2007 và 2008. Nếu số vốn đầu tư vào máy móc thiết bị ở năm 2007 chỉ hơn

6 tỷ thì đến 2008 lượng vốn đấy đã tăng lên 509 tỷ đồng gấp gần 80 lần so với năm 2007. Sở dĩ có điều đó là do trong những năm gần đây Tổng công ty PVC đã tham gia xây lắp nhiều công trình lớn, công trình trọng điểm, các công trình đòi hỏi kỹ thuật thi công cao và hiện đại như Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Khí điện đạm Cà mau, Dự án khí thấp áp, Các công trình thăm dò và khai thác Dầu khí trên biển… Tuy nhiên giá trị sản lượng của Tổng công ty PVC năm 2007 chỉ đạt 1.073,82 tỷ đồng, doanh thu đạt 886,39 tỷ, lợi nhuận trước thuế đạt 29,44 tỷ đồng. So với giá trị đầu tư trong lĩnh vực xây lắp của Tập đoàn Quốc gia Dầu khí Việt Nam là 16 ngàn tỷ đồng thì giá trị sản lượng của Tổng công ty PVC chỉ chiếm 6,7%. Giá trị trên là rất nhỏ đối với một Tổng công ty Xây lắp chuyên ngành của Petrovietnam. Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là do năng lực thiết bị của Tổng công ty PVC bị hạn chế và yếu kém, không đủ để đáp ứng yêu cầu thi công. Các máy móc thiết bị của PVC phần lớn được trang bị từ những năm 1990 nên đã cũ, lạc hậu một số máy móc không thể hoạt động được, một số hoạt động được nhưng lại không ổn định. Tổng nguyên giá trị thiết bị thi công của Tổng công ty PVC là 105,5 tỷ đồng, giá trị còn lại tại thời điểm 31/12/2007 là 40,1 tỷ đồng. Trong năm 2006, 2007, Tổng công ty PVC chưa có những dự án đầu tư đáng kể nào mặc dù Hội đồng quản trị PVC đã phê duyệt đề án nâng cao năng lực thi công cho PVC với tổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng. Tổng công ty PVC cổ phần Xây lắp Dầu khí đã không thực hiện được kế hoạch này. Như vậy, trong những năm qua Tổng công ty PVC đã chưa có sự đầu tư đáng kể nào vào thiết bị thi công.

Bảng 3: Danh mục thiết bị thi công của Tổng công ty PVC tại 31/12/2007 Đơn vị: Tỷ đồng

TT Tên máy móc thiết bị Số lượng Nguyên giá Giá trị còn lại A PVC 83.642.032.708 32.633.489,600

1 Thiết bị hàn 277 11.801.315.339 8.302.889.440

2 Máy công cụ gia công cắt

gọt 68 6.846.248.875 5.259.208.381

3 Máy phục vụ chống ăn mòn

70 3.694.871.564 1.163.421.916

4 Thiết bị đo kiểm tra 12 171.341.420 25.495.634

5 Thiết bị khảo sát, trắc địa 23 1.691.618.860 699.859.866

6 Máy xây dựng, thi công 54 13.741.374.712 4.379.338.552

7 Máy phát điện 11 1.390.334.255 579.138.227

8 Thiết bị nâng hạ 20 17.290.628.838 6.350.204.231

9 Xe tải, xe máy chuyên

dung 58 19.565.433.769 5.315.569.187

B PVEGINEING

1 Thiết bị xây lắp công

trình 42 4.824.293.404 1.064.400.179

2 Thiết bị khảo sát và kiểm định

86 7.737.305.301 1.893.898.644

C Công ty CPXL Dầu khí

nghệ an 1906 7.377.385.224 4.587.956.242

Tổng cộng 103.580.989.637 40.179.744.665

Nguồn: Đề án nâng cao năng lực thiết bị thi công của Tổng công ty PVC

Do không có thiết bị thi công, Tổng công ty PVC phải thuê hầu hết các thiết bị để thực hiện dự án nên rất khó chủ động trong điều hành để đẩy nhanh tiến độ của dự án khi cần. Hơn nữa do phải thuê thiết bị với giá rất cao do yêu cầu của tiến độ nên giá thành xây lắp bị đẩy lên rất cao dẫn đến hiệu quả kinh tế của Tổng công ty thấp. Đặc biệt, sau khi kết thúc công trình Tổng công ty PVC không thể có những tích lũy nào đáng kể để phát triển. Thị trường xây lắp chuyên ngành dầu khí và Dân dụng cao

cấp đang bùng nổ và tạo ra nhiều cơ hội thách thức cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp trong nước. Lực lượng xây lắp Việt nam nói chung và xây lắp chuyên ngành Dầu khí nói riêng còn rất yếu so với nhu cầu thị trường. Việc đầu tư nâng cao năng lực thiết bị thi công của Tổng công ty PVC là một đòi hỏi khách quan và cần thiết, hứa hẹn đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao.

Trong năm 2008, Tổng công ty PVC đã tập trung thi công các công trình lớn như: dự án kho xăng dầu Cù Lao Tào, dự án Polypropylen, Khách sạn Dầu khí Vũng tàu, Trung tâm tài chính Dầu khí….nên cần một số thiết bị chính như: Thiết bị nâng hạ, Thiết bị khoan cọc nhồi- tường barrette, Thiết bị thi công nhà cao tầng, Thiết bị san lấp và xử lý biển. Do đó, trong năm 2008 Tổng công ty PVC đã lên kế hoạch đầu tư thiết bị nâng cao năng lực thi công trong năm 2008 của Tổng công ty được tập đoàn chấp nhận với giá trị 539 tỷ đồng. Trên cơ sở đó, Hội đồng quản trị Tổng công ty PVC đã phê duyệt đề án nâng cao năng lực thiết bị thi công với tổng mức đầu tư 539 tỷ VNĐ và triển khai thực hiện. Do thị trường có biến động lớn, ngày 6/6/2008. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có chỉ thị số 3962/CT – DKVN về việc tạm dừng thực hiện đề án nâng cao năng lực thiết bị thi công. Tổng công ty PVC đã nghiêm chỉnh thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của tập đoàn. Tổng giá trị các hợp đồng đã kí kết có giá trị là 351,2 tỷ đồng, hầu hết các máy móc thiết bị đã được nhập khẩu và đã được đưa vào sử dụng tại các công trường. Việc đầu tư mang lại hiệu quả thiết thực, toàn bộ máy móc thiết bị được đầu tư có chất lượng theo đúng yêu cầu của đề án và có mục đích sử dụng cụ thể trước khi tiến hành đầu tư.

Bảng 4: Tổng vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ thi công- Đơn vị:Đồng Năm 2005 2006 2007 2008 Máy móc thiết bị 4.091.868.575 7.720.906.093 6.390.325.454 524.000.000.000 Phương tiện vận tải 165.000.000 394.662.333 - 15.000.000.000 Tổng 4.256.000.000 8.115.568.426 6.390.325.454 539.000.000.000

Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của PVC các năm 2005 - 2008

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty PVC (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w