Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp công ích phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Doanh nghiệp công ích trên địa bàn Hà Nội doc (Trang 88 - 90)

nghiệp công ích phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường

Xét trong nội bộ doanh nghiệp, DNCI thường tổ chức theo yêu cầu của người cung ứng cái mình có chứ không phải theo yêu cầu của người tiêu dùng. Do đó bộ máy cồng kềnh, thiếu sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận. Giá bán sản phẩm doanh nghiệp cũng không thể tự quyết định. Cơ cấu tiền lương cứng nhắc không sát với hiệu quả hoạt động nên không có sự liên hệ giữa chất lượng lao động và khen thưởng, không kích thích người lao động.

DNCI ít chịu sức ép cạnh tranh và nguy cơ phá sản do các thành phần kinh tế khác trước đây không thể và không được phép tham gia cung ứng HHCC. Do không có môi trường cạnh tranh, một trong những động lực của phát triển, là biện pháp hàng đầu để các doanh nghiệp thu hút khách hàng về phía mình trên cơ sở tìm kiếm những phương thức kết hợp các yếu tố sẵn có một cách hiệu quả. Các DNCI thường độc quyền trong

lĩnh vực, nhiệm vụ mà cấp trên giao cho. Do thiếu cạnh tranh nên thiếu cơ sở để so sánh do vậy khó đo lường hiệu quả và đánh giá mức độ hài lòng của người tiêu dùng. Sự thiếu động lực từ bên trong như vậy dẫn đến việc các DNCI ít chú ý đến hạ giá thành, nâng cao năng suất lao động, cũng như chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Mặt khác, do vai trò quan trọng của DNCI cho nên nhà nước thường có những ưu đãi và hỗ trợ như miễn giảm thuế, tín dụng thuận lợi... đồng thời nhiều khi lại can thiệp quá mức vào các hoạt động tác nghiệp nên làm hạn chế sự năng động sáng tạo của doanh nghiệp. Nhà nước thường khó khăn trong việc tính toán đơn giá sản phẩm một cách hợp lý và giá trị đơn đặt hàng đối với những công việc giao cho DNCI.

Nhà nước thông qua các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ để bảo đảm DNCI thực hiện đúng mục tiêu thành lập, đối tượng phục vụ và phạm vi hoạt động. Nên bổ sung chính sách đối với người lao động trong việc sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp tham gia cung ứng các SP, DVCI. Đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước.

Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý thường xuyên để tăng cường khả năng lãnh đạo. Nâng cao vai trò của tổ chức Đảng, khẳng định sự lãnh đạo của Đảng đối với DNCI là vấn đề có tính nguyên tắc. Thực tiễn cho thấy DNCI nào có đảng bộ vững mạnh, chấp hành pháp luật, đảng viên gương mẫu, lãnh đạo doanh nghiệp và đảng ủy đoàn kết, nhất trí, thì ở đó sản xuất kinh doanh phát triển. Tổ chức đảng ở doanh nghiệp tập trung lãnh đạo việc quán triệt và chấp hành Nghị định, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, sản xuất kinh doanh đúng pháp luật và bảo đảm quyền lợi hợp pháp, phát huy dân chủ, tinh thần thi đua hoàn thành nhiệm vụ của người lao động; đảm bảo việc bổ nhiệm cán bộ quản lý doanh nghiệp theo đúng tiêu chuẩn và quy trình; xây dựng đạo đức, phẩm chất đội ngũ Đảng viên và đấu tranh chống mọi hiện tượng tiêu cực, tham nhũng. Tổ chức Đảng tại doanh nghiệp tham gia cung ứng các SP, DVCI cần phải được kiện toàn phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý của doanh nghiệp trong điều kiện mới.

Điều cần làm hiện nay đối với các doanh nghiệp tham gia cung ứng các SP, DVCI trên địa bàn nội thành Hà Nội sẽ được chuyển đổi thành Công ty TNHH Nhà nước

1 thành viên. Đã đến lúc các cấp ủy và tổ chức đảng, các cấp chính quyền cần nhanh chóng vào cuộc để đẩy nhanh quá trình sắp xếp và coi đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cấp bách nhằm thực hiện đúng yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 94/2005/QĐ-TTg ngày 5 tháng 5 năm 2005 về việc Phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới công ty nhà nước thuộc UBND Thành phố Hà Nội.

Để các doanh nghiệp tham gia cung ứng các SP, DVCI có thể tăng sức cạnh tranh và ngăn ngừa nguy cơ"chảy máu chất xám", UBND Thành phố cần phối hợp với các Sở, ban, ngành mà trực tiếp là Sở GTCC thực hiện nghiêm Luật DNNN, bảo vệ các quyền tự chủ của họ trong giải quyết các vấn đề về trả lương và các hình thức phân phối thu nhập phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Nhà nước chỉ quy định mức lương tối thiểu của người lao động, không hạn chế mức lương tối đa. Về mức lương tối đa và các loại hình khuyến khích vật chất tại doanh nghiệp tham gia cung ứng các SP, DVCI sẽ do đại hội công nhân, viên chức của doanh nghiệp quyết định theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đây là một cơ chế bảo đảm và thúc đẩy doanh nghiệp tham gia cung ứng các SP, DVCI nâng cao năng suất lao động và nêu gương trước các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác về trả công cho người lao động; và xét cho cùng, đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Doanh nghiệp công ích trên địa bàn Hà Nội doc (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)