Kinh nghiệm Trung Quốc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Doanh nghiệp công ích trên địa bàn Hà Nội doc (Trang 37 - 39)

Chính phủ Trung Quốc đã có những chính sách cải cách kinh tế đem lại hiệu quả rõ rệt, là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ở châu á. Nhà nước đã tập trung một khối lượng vốn đầu tư lớn vào xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, nhiều hơn số lượng vốn hiện có tính từ sau ngày giải phóng cho đến năm 1980. Trung Quốc là nước chủ trương xây dựng CNXH thông qua phát triển nền KTTT mà kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Với tỷ trọng hơn 70% của chế độ công hữu trong toàn bộ nền kinh tế, song Trung Quốc vẫn giữ mức tăng trưởng kinh tế vào loại cao nhất thế giới, đạt khoảng trên dưới 10% liên tục trong nhiều năm và đang có những dự báo cho rằng trong tương lai không xa, Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế số 1 thế giới, lớn hơn cả của Mỹ về giá trị tuyệt đối.

áp dụng chính sách mở cửa, Nhà nước Trung Quốc đã có những chính sách rất cụ thể áp dụng cho từng vùng khác nhau. Riêng đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế có thể nói Trung Quốc đã có nhiều mạnh dạn sử dụng các phương pháp đầu tư thu hồi nhanh để tái đầu tư cơ sở hạ tầng. Chỉ tính trong 10 năm gần đây, cơ sở hạ tầng đã được xây dựng mang tính hiện đại đồng bộ ngay từ đầu, ưu tiên làm đường giao thông, đường điện, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, quy hoạch các ô xây dựng nhà ở, các công trình công cộng trước; còn trụ sở làm việc thì xây sau.

Một trong những vấn đề đáng quan tâm về huy động vốn phát triển cơ sở hạ tầng là kinh nghiệm của tỉnh Quảng Đông trong việc phát triển giao thông. Chỉ trong vòng 10 năm, theo thống kê chưa đầy đủ đã xây dựng được hơn 293 km đường cao tốc, hàng ngàn km đường cấp I, cấp II và hơn 1.000 cây cầu lớn nhỏ. Nhờ đó đã rút ngắn thời gian đi lại còn khoảng 1/3 so với trước. Có được kết quả đó là nhờ tỉnh Quảng Đông đã áp dụng chủ trương "lấy đường nuôi đường, lấy cầu nuôi cầu" từ rất sớm, trong đó cho phép thu lệ phí đối với tất cả các loại xe cộ khi qua cầu hoặc đường mới xây dựng và nâng cấp. Chỉ trong vòng 10 năm đã thu được hơn 40 tỷ NDT (tương đương 5 tỷ USD). Do việc thu phí cầu đường đạt kết quả tốt nên nhiều công ty nước ngoài đã và đang xây dựng các con đường mới ở Quảng Đông. Đến năm 2000 đã xây dựng khoảng 1.000 km đường cao tốc trong nội bộ tỉnh và đường liên tỉnh.

Một điểm đáng chú ý là Trung Quốc đã sử dụng rất hiệu quả công cụ trái phiếu Chính phủ và hình thức kinh tế cổ phần để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông công chính. Các đô thị lớn ở Trung Quốc thường phát hành cổ phiếu huy động vốn để xây dựng các tháp truyền hình, công viên… Đối với các DNCI của Trung Quốc nói chung, Nhà nước chỉ cấp đủ vốn ban đầu cho doanh nghiệp, còn lại mọi vấn đề đều do doanh nghiệp tự lo, kể cả vốn nếu có nhu cầu phát sinh thêm. Tuy nhiên, để làm được việc đó thì các chính sách về thu phí phải thông thoáng và phải đi trước một bước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Doanh nghiệp công ích trên địa bàn Hà Nội doc (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)